Nhóm giải pháp “Thay đổi phương thức cấp phát ngân sách thường xuyên cho khu vực hành chính theo chuẩn ISO hóa, xây dựng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 134 - 138)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng chi NSNN

3.2.4.Nhóm giải pháp “Thay đổi phương thức cấp phát ngân sách thường xuyên cho khu vực hành chính theo chuẩn ISO hóa, xây dựng

thường xuyên cho khu vực hành chính theo chuẩn ISO hóa, xây dựng nền hành chính quốc gia tận tụy, công tâm, hiệu lực và hiệu quả”

Trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, tuy việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO còn rất mới mẻ ở nước ta, nhưng qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn triển khai ISO hóa ở các khu vực tương tự khác cũng như của một số nước trên thế giới, có thể khẳng định rằng việc ứng dụng ISO trong hoạt động quản lý nhà nước là có hiệu quả thiết thực và cần thiết, phù hợp với đòi hỏi thực tế và xu thế của nền hành chính hiện đại.

Để thúc đẩy hoạt động này, cơ chế quản lý tài chính cần được hoàn thiện đổi mới sao cho phù hợp và kích thích được việc áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý ISO vào quản lý hành chính nhà nước. Do đó, cơ chế tài chính cần được xây dựng theo hướng vừa khai thác thế mạnh của việc ISO hóa quy trình nghiệp vụ, vừa thúc đẩy việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO vào dịch vụ hành chính công.

Trong khu vực hành chính, xúc tiến việc bỏ tư duy khoán chi hành chính và bỏ tư tưởng cấp phát kinh phí theo biên chế. Nhà nước nhận hoàn toàn trách nhiệm xây dựng, kết cấu và nuôi dưỡng bộ máy quản lý của Nhà nước và toàn bộ công chức của Nhà nước, đảm bảo cuốc sống của công chức và gia đình công chức, đảm bảo rằng lương và thu nhập của công chức đủ để chi trả nhu cầu cuộc sống, đủ tái sản xuất lao động giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức lao động của công chức. Việc đảm bảo đủ nguồn kinh phí hoạt động của bộ máy hành chính của Nhà nước bao gồm việc không thực hiện khoán chi hành chính mà thực hiện cấp phát kinh phí theo yêu cầu thực tế và thực tế quản lý. Điều này sẽ được hỗ trợ thực hiện khi: (i) Có hệ thống đinh

mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, và (ii) Quá trình cung cấp dịch vụ hành chính công được ISO hóa.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, hệ thống quản lý chất lượng đề xuất ở đây chính là hệ thống ISO 9000, đây là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành, có thể áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả dịch vụ hành chính.

Việc áp dụng ISO 9000 vào dịch vụ hành chính ở một số nước trên thế giới trong nhiều năm qua đã tạo được cách làm việc khoa học, loại bỏ được nhiều thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian và giảm chi phí, đồng thời làm cho năng lực, trách nhiệm cũng như ý thức phục vụ của công chức nâng lên rõ rệt, quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với dân được cải thiện…

Mặt khác, xu hướng hiện đại về quản lý nhà nước là phát triển mô hình chính phủ điện tử (E-government), ISO hóa quy trình quản lý hành chính là điều kiện tốt giúp cho việc đóng gói các công đoạn quản lý nhà nước. Từ đó, tạo cơ sở cho việc cung cấp, phổ biến, trao đổi thông tin - điều kiện cần và đủ của việc phát triển mô hình chính phủ điện tử ở bất kỳ quốc gia nào. Đặc biệt, trong thực tiễn Việt Nam, thói quen sử dụng văn bản giấy, thói quen không chia sẻ thông tin, thói quen giữ thông tin làm tài sản riêng, thói quen không chịu hợp tác, phối hợp, không trao đổi thông tin của một bộ phận cán bộ, công chức cần được xử lý cả về quy định pháp lý bắt buộc, cả về kỹ thuật. Việc thực thi ISO hóa quá trình quản lý sẽ tạo nền tảng kỹ thuật chống lại thói quen không chia sẻ thông tin của đội ngũ cán bộ công chức lạc hậu, giúp cho hệ thống quản lý hành chính nhà nước chuyển đổi được sang mô hình chính phủ điện tử và chuyển đổi một cách nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Chính nhờ những tác dụng ấy mà ISO 9000 được xem là một trong những giải pháp hay và cần thiết để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo chất lượng dịch vụ hành chính, giảm nhẹ bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ công chức ở nhiều nước trên thế giới.

Malaysia bắt buộc các cơ quan nhà nước phải áp dụng ISO 9000. Chính phủ Singapore khuyến khích các cơ quan nhà nước áp dụng ISO 9000. Ở nước ta, đã có một số cơ quan đang áp dụng ISO 9000 như Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng…

Việc áp dụng ISO 9000 trong dịch vụ hành chính sẽ:

- Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính, nâng cao tính chất phục vụ của hệ thống quản lý nhà nước.

- Góp phần khắc phục những thiếu sót và nhược điểm trong dịch vụ hành chính từ trước đến nay như: Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp; Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với khách hàng không được mật thiết; Các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực phát triển chậm; Điều chỉnh, cải tiến công việc thiếu kịp thời.

Từ các lợi ích trên, ISO 9000 sẽ phục vụ trực tiếp cho các mục tiêu và yêu cầu cải cách hành chính mà khâu đột phá là cải cách thủ tục hành chính. Với những lợi ích đó, dưới góc độ tài chính, cơ chế tài chính đối với các đơn vị dự toán cần có phân biệt giữa đơn vị áp dụng ISO trong quản lý và đơn vị chưa áp dụng, chưa “ISO hóa”.

Luận án đề xuất hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các đơn vị dự toán theo hướng khuyến khích áp dụng hệ thống ISO trong quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Cụ thể đối với những đơn vị đã ISO hóa trong quản lý, thì đương nhiên quy trình quản lý của các đơn vị này là rất rõ ràng, rất minh bạch và rất tiêu chuẩn, tiền sẽ ít có cơ hội thất thoát. Do vậy, đề xuất áp dụng cơ chế cấp phát kinh phí cho khu vực hành chính theo tiêu chuẩn ISO hóa như sau:

Trong giai đoạn thí điểm:

(i) Cấp đầy đủ kinh phí hoạt động cho các đơn vị đã ISO hóa quy trình

(ii) Ưu tiên cấp đủ kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ, kinh phí

nghiên cứu khoa học... cho các đơn vị đã ISO hóa;

(iii) Áp dụng hệ số ưu tiên đối với các đơn vị ISO hóa trong quản lý là

1,5 đến 2,0 lần so với đơn vị chưa ISO hóa quản lý.

(iv) Mở rộng tối đa cơ chế tự chủ, tự quyết cho các đơn vị đã ISO hóa;

Trong giai đoạn mở rộng:

(i) Chỉ cấp kinh phí hoạt động cho những đơn vị đã thực hiện ISO hóa

quy trình nghiệp vụ.

(ii) Những đơn vị có lý do chính đáng về việc chưa thực hiện ISO hóa

quy trình nghiệp vụ sẽ được cấp kinh phí thực mức khoán ấn định của NSNN, bằng khoảng 2/3 mức cấp bình quân 3 năm liền kề trước.

(iii) Không cấp kinh phí cho các đơn vị không ISO hóa quy trình

nghiệp vụ không có lý do chính đáng.

Lộ trình đề xuất đổi mới cơ chế cấp phát và phân bổ ngân sách cho khu vực hành chính theo kết quả công việc dựa trên các tiêu chuẩn ISO hóa quá trình cung cấp dịch vụ hành chính công theo 2 giai đoạn là giai đoạn thí điểm và giai đoạn triển khai đại trà.

Giai đoạn thí điểm cần thực hiện ngay từ nay đến 2020. Sau đó, từ sau năm 2020, thực hiện cấp phát theo tiêu chuẩn ISO hóa, không cấp phát ngân sách cho các đơn vị không thực hiện ISO hóa. Trong đó, đơn vị được tự chủ trong quản lý chi tiêu, Nhà nước kiểm soát khối lượng, chất lương theo công việc theo quy trình và các tiêu chuẩn của ISO. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng phù hợp với tiến trình xây dựng nền hành chính minh bạch, công tâm, tận tụy, hiệu lực và hiệu quả

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính minh bạch, công tâm, tận tụy, hiệu lực và hiệu quả.

- Trước hết, Nhà nước cam kết và thực hiện cung cấp đủ nguồn tài chính cho bộ máy hành chính của nhà nước hoạt động hiệu quả, công tâm.

- Nhà nước đảm bảo đủ cơ sở vật chất về đầu tư XDCB, trang thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến vì lợi ích công việc.

- Nhà nước bảo đảm thu nhập trung bình của công chức tương đương thu nhập trung bình khu vực doanh nghiệp, thu nhập của công chức nhà nước đủ đảm bảo cuộc sống thuộc lớp trung bình khá trong xã hội.

- Nhà nước công bố chế độ kỷ luật, trách nhiệm giải trình, hệ thống giám sát tương xứng với quyền lợi được hưởng của giới công chức. Cơ chế quản lý tài chính đối với khối quản lý hành chính phải tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ giao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 134 - 138)