Về chấp hành dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 104 - 105)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng chi NSNN

2.5.2.Về chấp hành dự toán

Việc lập dự toán được tiến hành chi tiết theo từng nội dung nhưng khi đơn vị cấp trên giao dự toán lại giao theo tổng dự toán cho các đơn vị, vì vậy gây khó khăn cho việc chấp hành dự toán, dẫn đến việc chấp hành dự toán không đúng trọng tâm, không đúng nội dung ưu tiên của công việc.

Trong quy trình phân bổ dự toán và điều hành ngân sách do công tác dự toán chưa sát, các nhiệm vụ chưa sắp xếp theo thứ tự ưu tiên do vậy dẫn đến tình trạng điều hành ngân sách dàn trải, cơ cấu chi giữa hoạt động chi thường xuyên và không thường xuyên chưa thực sự hợp lý, hiện nay nhiều đơn vị không chấp hành các báo cáo đánh giá định kỳ về tình hình thực hiện dự toán theo quý. Cần phải ban hành các quy định, các biểu mẫu để các đơn vị thực hiện việc chấp hành ngân sách theo đúng quy định của pháp luật.

Trong quá trình lập dự toán của các đơn vị thuộc hệ thống dọc, dự toán lập còn mang tính hình thức, do không đủ thời gian tập hợp các đơn vị cấp

tỉnh, không tổ chức rà soát kỹ từ cấp dưới. Vì vậy, việc phân bổ và điều hành dự toán ngân sách của các hệ thống còn chậm về tiến độ, thủ tục hành chính nhiều trong quá trình phải điều chỉnh dự toán, nhiều đơn vị triển khai dự toán không có trong dự toán được duyệt, hoặc tự điều chỉnh dự toán không báo cáo các cấp thẩm quyền.

Do trong quá trình phân cấp và uỷ quyền quản lý tài chính - tài sản và đầu tư XDCB chưa cụ thể hoá được trách nhiệm, quyền và công việc cụ thể của từng đơn vị và cá nhân cụ thể trong quá trình quản lý tài chính dẫn đến trong quá trình thực hiện có những vấn đề vướng mắc phải xử lý mất thời gian ảnh hưởng đến tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Công tác thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra trong các đơn vị vẫn chưa được chú trọng đúng mức, chưa tuân theo các quy định của Nhà nước và của các đơn vị dự toán, thời gian dành cho công tác kiểm tra còn ít, nội dung kiểm tra mang tính hình thức, chủ yếu kiểm tra trên báo cáo, không đi sâu xem xét các chứng từ sổ sách kế toán, không có những kết luận và kiến nghị xác đáng, sát với tình hình thực tế chi tiêu, chấp hành ngân sách của các đơn vị.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 104 - 105)