QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
2.2.1. Thực trạng về cơ chế quản lý tài chính đối với khu vực hành chính nhà nước chính nhà nước
Hiện tại, các đơn vị dự toán khu vực HCNN thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tự chủ về kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ.
Thực hiện cơ chế này, một mặt, khi xây dựng dự toán và quyết toán ngân sách, các đơn vị dự toán thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo trình tự dự toán. Mặt khác, trong quá trình chấp hành dự toán, thực hiện chi tiêu sử dụng ngân sách, các đơn vị dự toán thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính. Các đơn vị dự toán được trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về những nội dung liên quan như biên chế, tổ chức và tài chính, được chủ động quản lý kinh phí để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao
Nội dung tự chủ, tự chịu trách nhiệm bao gồm:
- Tự chủ tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế. - Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng kinh phí.
Theo cơ chế này, kinh phí hoạt động thường xuyên giao hàng năm được chia thành 2 nhóm: (i) kinh phí giao thực hiện tự chủ và (ii) kinh phí giao không thực hiện tự chủ. Cơ chế quản lý tài chính quy định phù hợp áp dụng đối với từng nhóm chi
Đối với kinh phí giao thực hiện tự chủ, cơ chế quản lý tài chính được
thể hiện ở bốn điểm như sau:
Một là, quản lý theo nhóm mục thay vì quản lý theo từng mục. Các nội dung chi tiêu của kinh phí giao tự chủ bao gồm kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên của các đơn vị dự toán được phân bổ vào một nhóm mục chi. Điều này đã tạo ra nhiều thuận lợi hơn cơ chế giao thực hiện dự toán chi tiết theo mục chi, đơn vị không được phép chi khác với tên và số tiền đã ghi trong từng mục. Cơ chế giao thực hiện dự toán theo nhóm mục chi đã giúp các đơn vị dự toán tăng tính chủ động trong quá trình chi tiêu thực hiện nhiệm vụ.
Các đơn vị dự toán thực hiện cơ chế tự chủ tài chính được chủ động bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi phù hợp, được điều chỉnh kinh phí từ thực hiện nhiệm vụ này sang thực hiện nhiệm vụ khác nếu cần thiết để hoàn thành tổng thể nhiệm vụ trong phạm vi dự toán được giao.
Hai là, xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ. Điểm mấu chốt của cơ chế tự chủ là các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ phải xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm khung khổ thực hiện dự toán. Trong đó, các mức chi tiêu quy định không được vượt mức chế độ chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Ba là, quy định về sử dụng kinh phí tiết kiệm. Kinh phí giao tự chủ khi thực hiện tiết kiệm được, đơn vị được sử dụng để: (1) Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức tối đa không quá một lần (tổng thu nhập cho cán bộ, công chức được phép thực hiện tối đa không quá 2 lần) quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định. (2) Chi khen thưởng và phúc lợi. (3) Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức.
Bốn là, quy định về chuyển nguồn sang năm sau đối với kinh phí chưa sử dụng hết. Điểm mới của cơ chế quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ là việc các đơn vị được chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục sử dụng phần kinh phí được giao tự chủ nhưng đến cuối năm chưa sử dụng hết. Điểm mới này tuy chưa được thể hiện trong Luật NSNN nhưng đã phát huy được tác dụng đề cao trách nhiệm và ý thức tự chủ của các đơn vị trong quản lý kinh phí được NSNN cấp, giảm hẳn tình trạng “chi chạy dự toán” vào cuối năm, tránh được các lãng phí không cần thiết.
Đối với kinh phí giao không thực hiện tự chủ. Kinh phí giao không thực
hiện tự chủ (chi không thường xuyên) là các khoản kinh phí đã có mục tiêu cụ thể, như: kinh phí sửa chữa lớn, kinh phí mua sắm tài sản cố định mà kinh phí thường xuyên không đáp ứng được; các khoản kinh phí đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế; vốn đối ứng các dự án; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí tinh giản biên chế; kinh phí nghiên cứu khoa học; kinh phí đào tạo lại; vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Cơ chế quản lý tài chính đối với kinh phí giao không thực hiện tự chủ được phân bổ và kiểm soát chi hoàn toàn theo quy định hiện hành của Luật NSNN, kinh phí được giao trong dự toán đến cuối năm không sử dụng hết không được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.
Trên thực tế, do được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng kinh phí được giao nên các đơn vị đã sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả hơn, ngăn được tình trạng “chạy” kinh phí còn dư cuối năm để chi tiêu cho hết, mặc dù việc chi tiêu đó chưa thực sự cần thiết.
Việc các đơn vị dự toán đã xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với thực tiễn quản lý của đơn vị là một thành công khi triển khai cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính đối với khu vực hành chính nhà nước.