- Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, chế độ tài chính đã ban hành;
- Giám sát việc tuân thủ các chế độ, chính sách đang có hiệu lực.
Nói một cách toàn diện nhất, nội dung quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán thể hiện ở các điểm sau:
- Quản lý về thẩm quyền và cách thức ban hành các chế độ tài chính, kế toán, thanh tra, kiểm toán và kiểm toán nội bộ.
- Quản lý quyền hạn và khả năng huy động nguồn tài chính;
- Quản lý các nguồn kinh phí được cấp trên cấp, các nguồn thu sự nghiệp phát sinh khi cung cấp dịch vụ công cho xã hội và các nguồn thu khác như tiếp nhận viện trợ…
- Quản lý chi NSNN bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư. - Quản lý các khoản công nợ phát sinh tại các đơn vị dự toán.
Tổ chức hoạt động theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ chế độ quy định cũng như hiệu quả khai thác và sử dụng các nguồn tài chính tại các đơn vị dự toán.
1.3.3. Phương pháp, công cụ quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán toán
Quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán được thực hiện theo các phương pháp quản lý như sau:
- Phương pháp dự toán (kế hoạch hoá) - Phương pháp giám sát, kiểm tra - Phương pháp kế toán, kiểm toán.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, do bị giới hạn về thời gian, cũng như do quy mô của việc nghiên cứu đầy đủ các phương pháp nêu trên là quá lớn, nên trong luận án chủ yếu đề cập đến phương pháp dự toán. Các phương pháp giám sát, kiểm tra; kế toán và kiểm toán được dành nghiên cứu ở các đề tài khác.
Trong quản lý nói chung, các công cụ sau đây thường được sử dụng: - Công cụ tổ chức.
- Công cụ hành chính. - Công cụ pháp lý. - Công cụ kinh tế.
Công cụ tổ chức. Tổ chức, bộ máy và quản lý nhân sự là công cụ quản lý
thông dụng, thường được cấp quản lý cấp trên sử dụng trước tiên để thực hiện ý đồ quản lý của chủ thể quản lý. Hình thức can thiệp của công cụ này là những can thiệp của cấp trên trong việc bố trí, sắp xếp tổ chức, bộ máy và nhân sự của các đơn vị dự toán. Từ việc sắp xếp đó, các hoạt động tài chính tại các đơn vị dự toán phải được thiết lập, phân bổ phù hợp với các hoạt động của các tổ chức đó.
Công cụ hành chính. Công cụ hành chính được sử dụng khi các chủ
thể quản lý cấp trên muốn các yêu cầu quản lý của mình phải được các đối tượng bị quản lý tuân thủ một cách vô điều kiện. Công cụ thường được sử dụng trong quản lý hành chính là các văn bản và các mệnh lệnh hành chính.
Công cụ pháp lý. Phù hợp với từng loại hình quản lý, các công cụ
quản lý cũng được thiết kế và vận dụng uyển chuyển. Trong đó, hệ thống pháp luật vừa được được xem như môi trường quản lý (khi đó là luật pháp do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành chung), vừa là một loại công cụ quản lý (do cơ quan quản lý cấp trên ban hành và sử dụng trong quá trình quản lý) có vai trò đặc biệt quan trọng.
Công cụ kinh tế. Công cụ kinh tế sử dụng đòn bảy lợi ích vật chất để
kích thích tính tích cực của các đối tượng bị quản lý, tức là tác động tới các tổ chức và cá nhân đang tổ chức các hoạt động tài chính tại các đơn vị dự toán.
Mỗi công cụ có đặc điểm khác nhau và được sử dụng theo các cách khác nhau nhưng đều nhằm cùng một hướng là thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại các đơn vị dự toán nhằm đạt tới mục tiêu đã định.
Trên thực tế, các công cụ quản lý khác nhau (pháp luật, các đòn bảy kinh tế, thanh tra, kiểm tra, đánh giá...) được phối hợp sử dụng một cách uyển chuyển, khai thác tối đa các đặc điểm riêng, các thế mạnh của từng phương pháp, từng công cụ để phát huy tối đa các lợi thế, các cách thức tác động riêng và các ưu, nhược điểm riêng của từng phương pháp, từng công cụ nhằm đạt mục tiêu quản lý đã định.
Nếu như các công cụ tổ chức, hành chính có ưu điểm là đảm bảo được tính tập trung, thống nhất dựa trên nguyên tắc chỉ huy, quyền lực thì lại có nhược điểm là hạn chế tính kích thích, tính chủ động của các cơ quan tổ chức hoạt động tài chính tại các đơn vị dự toán. Ngược lại, các công cụ kinh tế, các đòn bảy kinh tế có ưu điểm là phát huy được tính chủ động, sáng tạo nhưng lại có nhược điểm là hạn chế tính tập trung, thống nhất trong việc tổ chức các hoạt động tài chính tại các đơn vị dự toán theo cùng một hướng đích.
Trong quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán, các chủ thể quản lý chính là các cơ quan quản lý cấp trên, có thể sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau để quản lý các đơn vị dự toán cấp dưới. Trong đó, công cụ pháp luật được thể hiện dưới các dạng cụ thể là các chính sách, cơ chế quản lý tài chính; các chế độ quản lý tài chính, kế toán, thống kê; các định mức, tiêu chuẩn về tài chính, mục lục NSNN.
Trong quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán, tùy theo đặc điểm của đối tượng quản lý cụ thể mà có thể lựa chọn công cụ này hay công cụ khác, nguyên tắc chung là phải sử dụng đồng bộ và kết hợp chặt chẽ các công cụ quản lý để đạt được hiệu quả quản lý tốt nhất.
Do đặc điểm của hoạt động tài chính tại các đơn vị dự toán là luôn gắn liền với quyền lực của nhà nước, nên trong quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán phải đặc biệt chú trọng tới các công cụ mang tính quyền uy, mệnh lệnh để đảm bảo tính tập trung, thống nhất. Đó là công cụ tổ chức, hành
chính, các công cụ pháp luật, thanh tra, kiểm tra. Đây cũng là một đặc điểm