Quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán bao gồm các nội dung cụ thể sau đây.
Quản lý hoạt động tạo lập các quỹ tài chính tại các đơn vị
Trong quản lý các hoạt động sử dụng quỹ tài chính tại các đơn vị dự toán, cần làm rõ các kết quả sử dụng quỹ có đạt mục tiêu đề ra ban đầu hay không, có đối chiếu với tổng nguồn đã khai thác được, các tồn ngân quỹ và/hoặc kinh phí đã sử dụng, chưa sử dụng, các kết quả KT-XH mà việc sử dụng kinh phí đó mang lại.
Bên cạnh việc làm rõ các kết quả sử dụng quỹ tài chính, cần làm rõ mức độ tuân thủ pháp luật và những hiệu quả cũng như các hậu quả (nếu có) mà nó gây ra. Nói cách khác, cần làm rõ các câu hỏi quản lý như liệu việc sử dụng quỹ có phù hợp chế độ quy định hiện hành hay không? Và có mang lại hiệu quả tích cực hay không? Những hậu quả tiêu cực mà việc hình thành và sử dụng các quỹ tài chính đó đã gây ra là gì?...
Để quản lý các hoạt động tạo lập quỹ tài chính, căn cứ vào đặc điểm tính chất của từng loại nguồn tài chính hình thành nên các quỹ tài chính của đơn vị dự toán mà có các hình thức, biện pháp quản lý thích hợp. Cụ thể, như quản lý quá trình lập và duyệt dự toán đối với nguồn kinh phí ngân sách cấp; quản lý các kế hoạch huy động các nguồn vốn khác (vay nợ, tiếp nhận viện trợ, kế hoạch tạo
các nguồn thu từ phí, lệ phí...).
Tùy theo từng loại nguồn hình thành quỹ tài chính mà nội dung và trình tự quản lý hoạt động tạo lập, hình thành quỹ tài chính của các đơn vị dự toán cũng
khác nhau cho phù hợp. Đối với các quỹ tài chính hình thành từ nguồn kinh phí NSNN cấp, việc quản lý quá trình tạo lập hình thành quỹ tài chính này chính là quá trình quản lý dự toán theo trình tự Luật NSNN quy định. Đối với các nguồn tài chính khác, việc quản lý quá trình hình thành các quỹ tài chính đó chính là việc quản lý theo trình tự các khâu trong kế hoạch tạo nguồn hình thành quỹ của các đơn vị dự toán.
Nói một cách khái quát, quản lý quá trình hình thành, tạo lập các quỹ tài chính tại các đơn vị dự toán chính là quá trình quản lý dự toán, bao gồm cả quá trình xây dựng, thẩm định, duyệt dự toán, đó chính là quản lý khâu kế hoạch nguồn tài chính tại các đơn vị dự toán.
Quản lý hoạt động phân phối, sử dụng các quỹ tài chính tại các đơn vị dự toán
Để quản lý quá trình phân phối, phân bổ, sử dụng các quỹ tài chính tại các đơn vị dự toán. Muốn vậy, cũng phải căn cứ theo các mô hình tổ chức đơn vị dự toán, mô hình cấp phát kinh phí và tính chất nguồn tài chính mà có các biện pháp quản lý thích hợp.
Đối với nguồn NSNN cấp, quản lý việc sử dụng kinh phí NSNN cấp là quản lý quá trình lập, duyệt dự toán, bao gồm cả quản lý mức phân bổ dự toán ngân sách, quản lý quá trình thực hiện (chấp hành) dự toán được duyệt, quản lý quá trình chi tiêu, sử dụng kinh phí được giao theo chế độ, các định mức chi tiêu và quy trình sử dụng đã được Luật NSNN quy định.
Đối với các nguồn tài chính ngoài NSNN cấp, quản lý việc sử dụng các quỹ này được thực hiện theo cơ chế, chính sách do các cơ quan cho phép huy động nguồn (thường là cơ quan chủ quản cấp trên và theo quy định của Bộ Tài chính) quy định phù hợp với pháp luật về tài chính, ngân sách hiện hành.
Xét theo đối tượng và trình tự quản lý thì nội dung quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán bao gồm:
- Quản lý các quỹ tài chính ngoài NSNN hiện có tại các đơn vị dự toán. Xét theo trình tự quản lý, nội dung cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán bao gồm:
- Quản lý khâu dự toán, chính là quản lý quá trình lập kế hoạch, dự toán (tạo lập nguồn), bao gồm căn cứ lập dự toán, lập và duyệt dự toán.
- Quản lý khâu phân bổ và giao dự toán.
- Quản lý khâu tổ chức thực hiện dự toán (chấp hành dự toán) chính là quản lý hoạt động sử dụng nguồn lực tài chính tại các đơn vị dự toán. - Quản lý khâu giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dự toán
ngân sách.
- Quản lý khâu kế toán, quyết toán ngân sách được cấp, bao gồm quản lý công tác kế toán, các hoạt động khóa sổ cuối năm, quyết toán, hình thành các kết quả tài chính (và kết quả KT-XH) do việc sử dụng các nguồn lực tài chính tại các đơn vị dự toán mang lại.
Xét theo kỹ thuật quản lý thì nội dung quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán lại bao gồm các hoạt động:
- Quản lý và điều hành tài chính, ngân sách đối với các đơn vị dự toán. - Quản lý việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống cơ
chế, chính sách, chế độ, định mức huy động, sử dụng, chi tiêu các nguồn tài chính tại các đơn vị dự toán.
- Quản lý quá trình tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, chế độ đã ban hành.
- Giám sát việc thực hiện các chính sách chế độ đang có hiệu lực thi hành.
Nội dung quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán còn được thể hiện ở các nội dung phân cấp quản lý giữa cấp trên và các cấp dưới trong hệ thống quản lý tài chính đó. Thực chất là phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp trong quá trình tổ chức quản lý tài chính trên các phương diện:
- Ban hành chế độ, chính sách liên quan đến tạo lập và sử dụng các