Nội dung chi tiêu sử dụng nguồn tài chính tại các đơn vị dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 45 - 48)

Tại Việt Nam, hiện đang tồn tại 4 loại nguồn tài chính tại các đơn vị dự toán, gồm:

- Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

- Nguồn thu từ việc cung cấp dịch vụ công (thu từ hoạt động sự nghiệp như học phí, viện phí...).

- Nguồn tiếp nhận viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.

- Nguồn khác như vốn vay của các tổ chức tín dụng, huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị, tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Đối với đơn vị dự toán khu vực hành chính nhà nước, chỉ có nguồn

NSNN cấp theo dự toán hàng năm. Tại các đơn vị này, không phát sinh nguồn thu do cung cấp các dịch vụ, hàng hóa công cộng cho xã hội. Nếu có thì cũng không đáng kể hoặc thu và nộp vào NSNN.

Đối với đơn vị dự toán khu vực sự nghiệp, ngoài nguồn kinh phí được

NSNN cấp hàng năm theo dự toán thì việc cung cấp các dịch vụ công cho xã hội phát sinh dòng tài chính tạo ra nguồn thu tại các đơn vị, đây là nguồn thu từ các hoạt động chuyên môn của đơn vị (giáo dục, đào tạo, y tế...). Khi phát sinh, nguồn tài chính này được thể hiện dưới các hình thức phí, lệ phí như học phí, viện phí, vé vào cửa, hợp đồng cung cấp dịch vụ, phát hành báo chí, xuất bản, quảng cáo, phát thanh, truyền hình, dịch vụ sân bãi, bản quyền...

Trong các nguồn tài chính phát sinh tại các đơn vị sự nghiệp, có hai nguồn thu chủ yếu là nguồn kinh phí được NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động chuyên môn khi cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Cơ chế tài chính cần tập trung vào 2 nguồn này để có cơ chế quản lý thích hợp.

2.1.2. Nội dung chi tiêu sử dụng nguồn tài chính tại các đơn vị dự toán toán

Việc chi tiêu, sử dụng các nguồn tài chính tại các đơn vị dự toán chủ yếu tập trung vào 2 nội dung là chi thường xuyên và chi không thường xuyên.

Nội dung chi thường xuyên bao gồm chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao và chi hoạt động thường xuyên phục vụ các hoạt động sự nghiệp có thu phí, lệ phí và chi cho các hoạt động dịch vụ.

Hiện tại, các khoản chi thường xuyên tại các đơn vị dự toán ở nước ta được chia thành các nhóm như sau:

Nhóm các khoản chi thanh toán cá nhân, bao gồm tiền lương, tiền công,

phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương và các khoản thanh toán khác cho cá nhân (làm thêm giờ; phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp nghề nghiệp;...), chi bổ sung thu nhập từ kinh phí tiết kiệm chi hoạt động thường xuyên.

Nhóm các khoản chi phí nghiệp vụ, chuyên môn, bao gồm các khoản chi

văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ văn phòng, sách, báo, tạp chí; điện thoại, internet; chi phí sử dụng điện, nước, nhiên liệu; chi đào tạo; công tác phí; chi phí hội họp; đoàn ra, đoàn vào; mua sắm và sửa chữa thường xuyên tài sản; thuê mướn nhân công, thuê lao động bên ngoài; chi cho các hoạt động thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị.

Nhóm các khoản chi khác, bao gồm các khoản chi không thuộc nhóm

các khoản chi nêu trên, như: bảo hiểm phương tiện, tài sản; các khoản phí, lệ phí phải nộp theo quy định, chi tiếp khác, chi hỗ trợ hoạt động đoàn thể,...

Chi không thường xuyên gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác), chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết và các khoản chi khác (nếu có).

Trong số các nội dung chi, nội dung chi về tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm tại các đơn vị dự toán là một nội dung quan trọng. Tùy từng loại hình đơn vị dự toán, tuỳ theo cách thức tổ chức hạch toán và loại hình hoạt động mà cách tính tiền công, tiền lương và thu nhập tăng thêm của cán bộ viên chức có sự khác nhau nhất định.

Tiền lương, tiền công được tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ áp dụng đối với những hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ nhà nước giao.

Trong khi đó, đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng, thì tiền lương, tiền công sẽ tính theo đơn giá quy định hoặc tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ.

Đối với các hoạt động dịch vụ đơn vị dự toán có thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc để hoạt động dịch vụ và tổ chức hạch toán riêng thì áp dụng chế độ tiền lương của doanh nghiệp hoặc định hướng doanh nghiệp.

Phần thu nhập tăng thêm cho cán bộ luôn được khuyến khích tăng thêm so với mức tiền lương theo cấp bậc trên cơ sở các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao và tiết kiệm chi hoạt động thường xuyên, tăng thu (đối với đơn vị sự nghiệp) sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách, thực hiện tinh giản biên chế,...

Căn cứ kết quả tài chính trong năm, đơn vị dự toán được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm theo quy định của cơ chế quản lý tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Đối với các đơn vị sự nghiệp, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (thu, chi hoạt động thường xuyên và nhiệm vụ nhà nước đặt hàng), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:

- Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (mức trích thấp nhất 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi).

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị dự toán sẽ quyết định sử dụng như sau:

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.

- Trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

Nội dung chi tiêu sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp bao gồm các khoản chi đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp; bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w