Nhóm giải pháp “Hoàn thiện cơ chế, chính sách giá phí dịch vụ công”

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 138 - 142)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng chi NSNN

3.2.5. Nhóm giải pháp “Hoàn thiện cơ chế, chính sách giá phí dịch vụ công”

vụ công”

Thực hiện cơ chế tính đủ chi phí vào giá dịch vụ. Trao quyền cho đơn vị tự chủ được quyết định thu phí dịch vụ trên cơ sở giá phí dịch vụ đã tính đủ các chi phí hợp lý.

Hoàn thiện chính sách học phí, viện phí theo hướng tính đủ chi phí vào giá phí trong học phí, viện phí đảm bảo mức thu đủ trang trải cho các khoản chi phí hợp lý:

- Chi phí trực tiếp như tiền lương, tiền công và các khoản chi cho con người.

- Chi phí nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định (để tích luỹ nguồn tài chính cho tái đầu tư, phát triển cơ sở vật chất).

1) Nhà nước từng bước cho phép tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành dịch vụ, viện phí, học phí trong giai đoạn nhà nước còn quản lý giá các dịch vụ công thực hiện nguyên tắc lấy thu đủ bù đắp chi phí thường xuyên.

2) Nhà nước trao cho các đơn vị cơ sở quyền ban hành giá phí dịch vụ (học phí, viện phí...) để các đơn vị cơ sở chủ động huy động nguồn thu, quản lý chất lượng sản phẩm, cải thiện chất lượng dịch vụ trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

3) Nhà nước áp đặt các chính sách hỗ trợ các tầng lớp khó khăn trong xã hội tiếp cận các dịch vụ công theo hướng trợ cấp trực tiếp hoặc sử dụng các công cụ của hệ thống bảo trợ người nghèo, cho vay ưu đãi tầng lớp nghèo, bảo hiểm học đường, bảo hiểm y tế… để đảm bảo lợi ích chung của xã hội và quyền lợi tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ công của các tầng lớp nghèo.

Đổi mới cách tính học phí, viện phí theo hướng xóa bỏ cách thu học phí, viện phí tính theo từng dịch vụ cung cấp, thực hiện thu học phí, viện phí trọn gói theo kết quả đào tạo, KCB và theo từng ngành nghề đào tạo, từng loại bệnh

Phương thức thu viện phí hiện nay là thu phí theo dịch vụ. Bệnh nhân đến viện phải chi trả tiền gửi xe, tiền giường bệnh, tiền lưu trú, tiền bác sỹ, tiền xét nghiệm, tiền chiếu, chụp... Sau cùng, chất lượng KCB không được bệnh viện xem xét đến, tổng tiền bệnh nhân chi trả chỉ có người nhà bệnh nhân biết, bệnh viện không hề biết vì không có cộng tổng các khoản mà bệnh viện đã thu của bệnh nhân. Do đó, không thể có đối chiếu, phân tích xem tổng tiền thu từ bệnh nhân với kết quả KCB cho bệnh nhân đó theo từng loại bệnh là như thế nào? Thật chưa đúng.

Cơ chế thu viện phí hiện hành thu theo từng dịch vụ đã tạo điều kiện cho việc chỉ định các xét nghiệm, dịch vụ kỹ thuật cao, hoặc kê đơn thuốc không cần thiết. Điều này càng ngày càng chất thêm gánh nặng cho bệnh nhân, càng ngày càng thiếu những thống kê, nghiên cứu, đánh giá “chi phí- hiệu quả”cho bệnh nhân để thấy được chất lượng, hiệu quả khám bệnh và

điều trị của bệnh viện. Tăng nguồn tài chính cho các bệnh viện phải gắn liền với số lượng, chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyên môn, gồm cả phòng bệnh, phát hiện sớm, chữa khỏi bệnh chứ không phải gắn với số lần xét nghiệm, chiếu chụp…

Đề xuất của luận án là đổi mới cơ chế tính tiền đối với bệnh nhân đến bệnh viện KCB, từ bỏ cách tính tiền theo từng dịch vụ cung cấp riêng biệt, thực hiện cách tính viện phí trọn gói theo từng loại bệnh, bao gồm cả xét nghiệm, chiếu chụp, thuốc men cần để khám và chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân.

Trong lĩnh vực đào tạo, lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe người dân, đòi hỏi Nhà nước cần trao quyền tự chủ về nguồn thu học phí, viện phí cho các đơn vị dự toán để các đơn vị này được tự chủ thực sự về nguồn thu, cân xứng với tự chủ về chi tiêu, sử dụng tài chính. Nhưng mặt khác, Nhà nước phải có cơ chế gì để giải quyết được vấn đề lợi ích tối ưu chung của xã hội có được đảm bảo hay không sau khi Nhà nước trao quá nhiều quyên tự chủ cho đơn vị cung ứng dịch vụ công? Có nên vừa trao quyền tự chủ cho các đơn vị, vừa khống chế mức học phí, viện phí, khống chế tốc độ tăng học phí, viện phí hay tìm một cách kiểm soát khác?

Đề xuất ở đây là không nên ban hành và áp đặt mức trần đối với học phí, viện phí vì điều này sẽ tốn nhiều công sức để xây dựng mức trần phù hợp cho từng nhóm loại đơn vị, khu vực... Nếu không, các mức trần chỉ là một sự áp đặt cản trở sinh ra một cách ngụy biện cho những tư tưởng kiểm soát bảo thủ còn rơi rớt lại và vì thế nó cản trở chính mong muốn trong việc trao mạnh quyền tự chủ cho các đơn vị. Hãy để các đơn vị được quyền tính toán, xây dựng, thực hiện các mức học phí, viện phí như cơ chế giá phí cho các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Nhà nước kiểm soát bằng cách tạo ra và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, duy trì khung khổ pháp lý công minh và vận hành hữu hiệu hệ thống trợ cấp cho các tầng lớp khó khăn, tạo thuận lợi cho họ tiếp cận được các dịch vụ công căn bản.

Thực tế tại hầu hết các nước phát triển và đang phát triển đều cho thấy mức học phí hầu hết là không bù đắp đủ 100% chi phí cần thiết tạo ra sản phẩm dịch vụ đó. Theo một nghiên cứu của Arthur M.Hauptman, 2006, trong khi tại khu vực công, các mức học phí thường chỉ đạt ở khoảng 10%, có nước đạt tới 20% chi phí thì tại khu vực tư, các mức học phí thường vượt khá xa 50% chi phí đào tạo, nhưng cũng không ngang bằng với toàn bộ chi phí do các trường bỏ ra đào tạo thường xuyên [Nguồn: “Higher Education Finance: Trends and Issues”, International Handbook of Higher Education, Springer 2006, p.83-106]. Các trường tư áp dụng nhiều chính sách khác nhau để bù đắp số thiếu hụt đó, như các chính sách thu hút sinh viên nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học để tăng danh tiếng, tăng thứ hạng cho trường và tăng nguồn kinh phí chung... Đồng thời, các trường tư cũng bị áp lực cạnh tranh kiềm chế việc tăng học phí vô điều kiện.

Đối với các đơn vị dự toán công lập được trao quyền tự chủ tài chính, thì vấn đề quan hệ giữa ngân sách được cấp và học phí, viện phí sau khi được trao quyền tự chủ sẽ như thế nào? Cụ thể, câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra với ngân sách khi học phí, viện phí tăng? Khoản kinh phí thường xuyên cấp cho các đơn vị dự toán sẽ như thế nào, tăng hay giữ nguyên hay giảm?

Nếu ngân sách được cấp không giảm, các đơn vị dự toán thực hiện tự chủ chẳng có lý do gì mà không tăng học phí, viện phí. Nhưng nếu ngân sách cấp cho các đơn vị dự toán sẽ giảm ngang với mức tăng học phí, viện phí thì các các đơn vị cũng chẳng có động lực và chẳng “dại dột” thực hiện việc tăng học phí, viện phí.

Một cách tối ưu nhất để vừa khuyến khích các đơn vị tăng nguồn tài chính, vừa kiểm soát được mức tăng giá dịch vụ, thì Nhà nước nên áp dụng một chính sách thích hợp nằm ở giữa, tức là nguồn ngân sách thường xuyên từ NSNN, dù cho thực hiện cơ chế đấu thầu gói hỗ trợ kinh phí thường xuyên,

cũng cần phải giảm đi tương ứng một phần với mức tăng học phí, viện phí và tốc độ giảm nguồn từ NSNN nên thấp hơn tốc độ tăng học phí, viện phí.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w