Nhóm giải pháp “Thay đổi căn bản phương thức cấp phát ngân sách thường xuyên cho khu vực sự nghiệp công theo hướng đặt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 129 - 134)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng chi NSNN

3.2.3. Nhóm giải pháp “Thay đổi căn bản phương thức cấp phát ngân sách thường xuyên cho khu vực sự nghiệp công theo hướng đặt

ngân sách thường xuyên cho khu vực sự nghiệp công theo hướng đặt hàng sản phẩm đầu ra hoặc đấu thầu gói hỗ trợ kinh phí thường xuyên cuốn chiếu”

Thay đổi căn bản phương thức cấp phát ngân sách thường xuyên

Nghiên cứu thực tiễn và kết quả nghiên cứu thực tiễn triển khai cơ chế tự chủ, cả khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp, cho thấy nổi lên một vấn đề là nhận thức về tư tưởng đổi mới của Nhà nước đối với 2 khu vực hành chính công và dịch vụ công thông qua việc triển khai thực hiện Nghị định 43 và 130 còn chưa đúng đắn, chưa lĩnh hội hết tư tưởng đổi mới của cơ chế trao quyền tự chủ. Nghị định 43 và Nghị định 130 chứa đựng rất nhiều tư tưởng đổi mới mạnh mẽ, đã trao cho các đơn vị dự toán 3 quyền cơ bản nhất đối với một chủ thể, đó là:

- Quyền tự chủ xây dựng, triển khai các kế hoạch, chiến lược hoạt động chuyên môn;

- Quyền tự chủ về tổ chức, bộ máy, nhân sự;

- Quyền tự chủ về tài chính, phần được giao tự chủ.

Mục đích của việc trao quyền tự chủ là để các đơn vị dự toán hoàn thành nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công cộng cho xã hội với chất lượng cao và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, các đơn vị chưa nhận thức và áp dụng được hết

những ưu thế này. Khi triển khai, do thu nhập của cán bộ còn thấp nên các đơn vị dự toán quá thiên về nguồn thu để tăng thu nhập cho cán bộ, hoặc chưa nhận thức hết tầm tư tưởng đổi mới của Nhà nước nên lại quá chú trọng vào mặt “tài chính” của vấn đề, chưa phát huy hết và đúng những lợi thế do 2 Nghị định 43 và 130 mang lại. Một lý do khác là bị ảnh hưởng của tư tưởng “nhiệm kỳ” cộng với lỗi tư duy cũ còn rơi rớt lại, ngại va chạm, chưa muốn thực sự phát triển. Nếu vấn đề này được giải quyết thì các đơn vị dự toán sẽ có những động lực mới để phát triển.

Thay đổi căn bản phương thức cấp phát ngân sách thường xuyên cho khu vực hành chính, sự nghiệp công sẽ được đề xuất tiến hành theo hai cách với các bước đi thích hợp theo từng thời kỳ.

Thứ nhất, Nhà nước đặt hàng mua dịch vụ công theo các tiêu chí sản phẩm mà Nhà nước cần được cung ứng để đáp ứng các nhu cầu chung của xã hội.

Thứ hai, Nhà nước tổ chức đấu thầu gói hỗ trợ kinh phí cung cấp dịch vụ công, không phân biệt thành phần kinh tế.

Theo cách thứ nhất, thay vì cấp phát ngân sách theo dự toán dựa trên cơ sở đầu vào như hiện tại, Nhà nước sẽ đặt hàng mua các dịch vụ công đối với những đơn vị cung cấp dịch vụ công, không phân biệt công lập hay ngoài công lập.

Theo cách thứ hai, thay vì “cấp” kinh phí thường xuyên theo dự toán cho các đơn vị công lập, Nhà nước sẽ chỉ “hỗ trợ” kinh phí thường xuyên. Đối tượng được hỗ trợ cũng không phân biệt công lập hay ngoài công lập. Và để được cấp kinh phí hỗ trợ, các đơn vị cung cấp dịch vụ công phải cạnh tranh lành mạnh với nhau theo cơ chế đấu giá.

Tuy có sự khác biệt nhất định về cách thức triển khai song cả hai cách thức trên đều yêu cầu hủy bỏ cơ chế cấp phát ngân sách theo các căn cứ đầu vào như trước đây. Việc tổ chức sản xuất các dịch vụ công và quản lý các

nguồn lực để sản xuất các dịch vụ công đó là việc tự chủ của đơn vị. Nhà nước chỉ quan tâm đến đầu ra là số lượng, chất lượng, chủng loại dịch vụ công mà các đơn vị cung cấp cho xã hội theo cam kết trúng thầu.

Phát triển cơ chế đặt hàng mua dịch vụ công theo số lượng và chất lượng dịch vụ cần được cung cấp

Thay đổi cơ chế cấp phát ngân sách hiện đang theo mô hình cấp phát theo dữ liệu đầu vào, dựa theo mức có hạn của ngân sách, chuyển sang cấp phát theo sản phẩm đầu ra, theo đơn đặt hàng và thực hiện cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ công khi các cơ sở này bình đẳng chào hàng sản phẩm cho Nhà nước là một bước chuyển mạnh mẽ giúp giảm mạnh và tiến tới xoá bỏ cơ chế cấp phát cào bằng, chuyển sang cơ chế đặt hàng mua dịch vụ theo số lượng và chất lượng dịch vụ cần được cung cấp.

Đối với khu vực sự nghiệp công, đề xuất giải pháp đổi mới cách thức cấp phát kinh phí từ NSNN cho khu vực sự nghiệp theo hướng giảm dần, tiến tới huỷ bỏ cơ chế cấp phát cào bằng theo định mức thấp, chuyển sang cơ chế đặt hàng mua dịch vụ công theo số lượng và chất lượng dịch vụ cần được cung cấp. Các đề xuất cụ thể như sau.

- Xây dựng và ban hành hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ đơn vị cung cấp.

- Công khai chủ trương chính sách của Nhà nước về việc không phân biệt cơ sở công lập, ngoài công lập trong sản xuất và cung cấp dịch vụ công nhằm tạo môi trường thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm cho các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập phát triển bình đẳng.

- Thay đổi phương thức cấp phát ngân sách, chuyển từ việc giao dự toán ngân sách cho các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sang thực hiện phương thức đặt hàng, mua hàng dựa trên các cam kết về sản phẩm đầu ra của các đơn vị cung cấp theo những tiêu chí, tiêu

chuẩn chất lượng sản phẩm rõ ràng, tương tự như các tiêu chí của hàng hóa như danh mục tên hàng hóa, chủng loại, quy cách, số lượng, chất lượng của sản phầm.

Theo cơ chế này, Nhà nước chỉ kiểm soát các tiêu chí sản phẩm đầu ra theo quy định, trao toàn quyền và tạo ra thực quyền cho các cơ sở cung ứng dịch vụ, bắt buộc các cơ sở đó thực hiện cơ chế tự chủ hoàn toàn.

Nhà nước giao mạnh quyền tự chủ cho các cơ sở cung ứng dịch vụ, đảm bảo rằng cơ sở đó có thực quyền trong quản lý tài chính, ngân sách, nhân sự và chuyên môn gắn với các tiêu chí của sản phẩm đầu ra.

Đơn vị cơ sở được Nhà nước trao trách nhiệm thực hiện quyền tự chủ về nhân sự, chuyên môn nghiệp vụ, liên kết quốc tế, chế độ trả lương, thưởng, việc tuyển dụng, thăng cấp, sa thải... các đơn vị được quyền tự quy định mức giá phí cung cấp dịch vụ theo cơ chế thị trường như quy định mức giá bán sản phẩm; được chủ động huy động vốn vay, vốn góp kinh doanh.

Khi áp dụng cơ chế đặt hàng dịch vụ công, Nhà nước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chung của ngành và yêu cầu đặc biệt của sản phẩm dịch vụ công. Nhưng đổi lại, đơn vị được giao tự chủ phải được chủ động xây dựng định mức, chế độ chi tiêu phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị mình trên cơ sở vận dụng tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật chung mà tốt nhất là được minh bạch qua hệ thống chuẩn ISO hóa và nằm trong phạm vi nguồn kinh phí được giao.

Thực hiện cơ chế đấu thầu nhận các gói kinh phí hỗ trợ từ NSNN thay vì cấp phát kinh phí thường xuyên

Đối với kinh phí thường xuyên, thực hiện việc chuyển đổi từ hình thức “NSNN cấp kinh phí thường xuyên” cho các đơn vị dự toán sang hình thức “NSNN hỗ trợ kinh phí thường xuyên” cho các đơn vị dự toán.

Việc chuyển từ cấp phát kinh phí thường xuyên sang hỗ trợ kinh phí thường xuyên và tổ chức đấu thầu nhận các gói kinh phí hỗ trợ từ NSNN sẽ

giải phóng cho Nhà nước khỏi trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ kinh phí thường xuyên cho các đơn vị dự toán. Từ đó, cũng giải phóng cho NSNN các áp lực từ việc thiếu nguồn gây ra. Các đơn vị dự toán phải lo và được quyền chủ động khai thác, huy động, quản lý các nguồn đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên, không trông chờ vào NSNN. Từ đó, NSNN chỉ đóng vai người hỗ trợ kinh phí thường xuyên, và do NSNN chỉ còn trách nhiệm hỗ trợ nên mức hỗ trợ sẽ tùy thuộc vào khả năng và nhiệm vụ của ngân sách từng năm. Về kỹ thuật, việc hỗ trợ từ NSNN cũng không thực hiện dàn trải như cũ mà cơ chế hỗ trợ sẽ được công khai theo hướng đấu thầu để tìm chọn những đơn vị xứng đáng được nhận các gói kinh phí hỗ trợ đó.

Thay vì phải cấp phát cho các đơn vị dự toán, áp dụng cơ chế này, NSNN sẽ thực hiện đấu thầu trong việc lựa chọn những đơn vị xứng đáng để cấp kinh phí hỗ trợ. Những bước đi cụ thể được khái quát đề xuất như sau:

- Định hình sản phẩm dịch vụ cần hỗ trợ kinh phí

- Ban hành các tiêu chí, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đo lường và đánh giá kết quả sản phẩm, dịch vụ

- Quy định quy trình nghiệp vụ chuẩn (Hội nghề nghiệp ban hành quy trình nghiệp vụ mẫu)

- Tổ chức đấu giá gói kinh phí thường xuyên hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cộng.

Thay vì “đương nhiên” được cấp kinh phí thường xuyên, các đơn vị dự toán sẽ cùng bình đẳng như các đơn vị cung cấp dịch vụ công cộng thuộc các thành phần kinh tế khác khi tham gia đấu thầu để nhận gói hỗ trợ kinh phí của NSNN. Đơn vị trúng thầu sẽ được quyền cung cấp dịch vụ theo cam kết trong đấu thầu, được tự chủ hoàn toàn việc tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên được NSNN hỗ trợ.

Việc Nhà nước cấp ngân sách (thường xuyên và không thường xuyên) nếu còn ở những trường hợp rất đặc biệt thì cũng phải được thực hiện ổn định

theo ngân sách trung hạn và theo kết quả đầu ra nhằm đảm bảo cho cơ sở được cấp ngân sách ổn định và chủ động về kinh phí, đồng thời, tạo ra sự bình đẳng hơn giữa cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w