Những bất cập và nguyên nhân bất cập còn tồn tại trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý tài chính hiện hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 64 - 69)

trình thực hiện cơ chế quản lý tài chính hiện hành

Qua thực tế thực hiện cơ chế quản lý tài chính hiện hành, bên cạnh những tác động tích cực của cơ chế trao quyền tự chủ, cũng còn có nhiều bất cập đặt ra, như:

- Tư duy phổ quát khi ban hành và thực hiện cơ chế tự chủ là tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, đặt việc quản lý tài chính lên hàng đầu so với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị là thực hiện chức năng quản lý, cung cấp dịch vụ hành chính công. - Dự toán giao hàng năm còn dựa vào biên chế, định mức chi QLHC

và căn cứ vào khả năng của ngân sách. Do đó, tính cào bằng và tính bất bình đẳng trong giao dự toán ngân sách còn chưa được giải quyết. - Chưa gắn kết được tiền với việc, ngân sách vẫn được quản lý theo tư

duy kinh điển, dựa theo nguồn lực đầu vào hạn hẹp.

- Chưa xác định được các tiêu chí, cách thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, không đo lường được việc cấp phát, sử dụng ngân

sách có liên kết chặt chẽ, cụ thể như thế nào với khối lượng công việc mà các đơn vị dự toán đã hoàn thành.

Dưới đây, luận án xin trình bày một số điểm cụ thể như sau.

Thiếu cơ chế gắn kết “tiền” với “việc” tại các đơn vị dự toán khu vực quản lý hành chính nhà nước

Cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính đã có nhiều tác động tích cực, giúp các đơn vị chủ động sử dụng kinh phí được giao, phục vụ tốt nhất và phù hợp nhất việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Tuy nhiên, cơ chế hiện tại còn đang tập trung vào “sử dụng tiền”, chưa gắn kết được giữa “tiền” với “việc”. Cơ chế tự chủ tuy có nhiều đổi mới khá mạnh mẽ so với cơ chế cũ, nhưng vẫn bị hạn chế trong tư duy quản lý dựa trên cơ sở nguồn lực đầu vào, chưa gắn kết kinh phí tài chính với kết quả đầu ra, chưa xây dựng được các tiêu chí đánh giá kết quả sử dụng kinh phí tại các đơn vị dự toán. Do đó, chưa giúp nhà quản lý biết đồng tiền được các đơn vị dự toán chi ra đã mang lại kết quả gì cụ thể, có hiệu quả hay không...

Do thiếu tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ nên hầu hết các cơ quan Trung ương cũng như nhiều địa phương chưa ban hành được các tiêu chí cơ bản để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan trực thuộc. Điều này gây khó khăn trong việc xác định mức cấp ngân sách cho các cơ quan cấp dưới gắn với việc hoàn thành kế hoạch chuyên môn.

Hầu hết các Bộ, ngành, địa phương chưa có bộ tiêu chí đánh giá kết quả công việc và các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo từng vị trí công tác, chủ yếu vẫn căn cứ vào chương trình công tác được cấp trên giao.

Nhiều đơn vị không khắc phục được tình trạng cùng một đơn vị nhưng có đồng thời hai nguồn kinh phí: kinh phí tự chủ chi phí quản lý hành chính và kinh phí hoạt động sự nghiệp nên có sự đùn đẩy công việc, giảm hiệu suất công tác.

Tại hầu hết các đơn vị dự toán khu vực hành chính nhà nước, tư tưởng chính vẫn thiên về mục tiêu tiết kiệm kinh phí

Cơ chế tự chủ tài chính còn thiên về kinh phí và tiết kiệm kinh phí, có biểu hiện xem nhẹ các điều kiện cần thiết để thực thi nhiệm vụ. Trên thực tế, các đơn vị dự toán cần tập trung vào sứ mạng “sản xuất và cung cấp các dịch vụ công cho xã hội”. Để hoàn thành sứ mạng của mình, các đơn vị dự toán cần hội tụ đầy đủ các yếu tố đảm bảo số lượng, chất lượng và điều kiện làm việc.

Hiện tại, do quá chú trọng đến tiết kiệm kinh phí, các đơn vị chưa quan tâm đúng mức và đúng đắn đến số lượng, chất lượng và điều kiện làm việc. Vấn đề cốt lõi khi triển khai là bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mối quan hệ về tổ chức, biên chế và kinh phí trong thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước giao giữa các cơ quan, đơn vị. Nhưng tự chủ tài chính, do nhiều nguyên nhân đã thúc đẩy các đơn vị phải tiết kiệm chi; từ đó, thu hẹp điều kiện làm việc và xét một khía cạnh nhất định sẽ hạn chế kết quả công việc. Trong khi đó, việc tự chủ trong quản lý, sử dụng biên chế còn bị ràng buộc bởi nhiều quy định, bởi các quan hệ và do nhiều cấp, nhiều cơ quan chi phối. Về thực chất, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chưa được và chưa thể có quyền tự chủ.

Nguồn tài chính dành cho các đơn vị dự toán còn hạn hẹp

Việc quy định chi hoạt động thường xuyên được giao tự chủ phải dành 10% tiết kiệm để làm nguồn cải cách tiền lương cũng gây khó khăn cho cơ sở, không còn nguồn tiết kiệm để bổ sung thu nhập tăng thêm.

Tại nhiều đơn vị và tại nhiều địa phương, định mức chi QLHC để xây dựng dự toán ngân sách còn thấp (ví dụ: định mức được cấp kinh phí cấp tỉnh là 23 triệu đồng/biên chế/năm và cấp huyện 24 triệu đồng/biên chế/năm), nên các đơn vị dự toán thực hiện tự chủ còn gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, tuy các đơn vị được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính nhưng thực sự vẫn bị ràng buộc

bởi các quy định về nhân sự, biên chế, thăng, giáng chức và chế độ chi tiêu hiện hành. Lý do là kinh phí được cấp bình quân theo số lượng biên chế.

Việc khoán biên chế và tự chủ về kinh phí chưa được đồng đều vì đơn vị có số biên chế cao được nhiều kinh phí, có nguồn để tiết kiệm. Đơn vị có biên chế ít được giao kinh phí theo định mức không còn nguồn để tiết kiệm tạo thu nhập tăng thêm cho cán bộ.

Có tình trạng là tuy cùng một định mức phân bổ nhưng kết quả tiết kiệm của các đơn vị rất khác nhau do biên chế được giao chưa khoa học, dẫn đến tiết kiệm của các đơn vị khác nhau làm thu nhập tăng thêm cũng khác nhau, không công bằng trong thu nhập của công chức nhà nước.

Nhận thức về đổi mới tại các đơn vị dự toán thực hiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính còn hạn chế

Một số cơ quan chưa thật sự quan tâm chỉ đạo sát sao để triển khai thực hiện. Nhận thức và quán triệt chủ trương thực hiện cơ chế tự chủ của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao, chưa thấy việc thực hiện cơ chế tự chủ là tạo điều kiện cho Thủ trưởng và cán bộ, công chức trong đơn vị chủ động sử dụng biên chế và kinh phí được giao, gắn việc sử dụng kinh phí với chất lượng và hiệu quả công việc, vì vậy số tiết kiệm còn ít do nhận thức chưa đầy đủ về nội dung, mục đích về yêu cầu về cơ chế.

Cụ thể là:

- Chưa quán triệt đầy đủ mục tiêu của việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

- Còn lúng túng trong việc xây dựng quy chế sử dụng kinh phí nội bộ, quy chế trả lương cho CBCC

- Kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn nhiều hạn chế, chưa nâng cao hiệu suất làm việc.

Có tình trạng, khi lập phương án tự chủ thì số tiền tiết kiệm đề ra cao, nhưng khi đi vào thực hiện, tổ chức điều hành không đạt theo yêu cầu trong

phương án đề ra. Do đó, tạo ra tâm lý tiêu cực, giảm lòng tin và sự phấn khởi của CBCC ở đơn vị; thậm chí, nếu thực hiện đúng thì số tiết kiệm được cũng không thực sự đáng kể, kết quả tăng thu nhập thật cho cán bộ không lớn, không mang lại hiệu quả tác động của cơ chế tự chủ như dự định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giao quyền tự chủ về biên chế và kinh phí quản lý hành chính là bước đi đúng hướng, do vậy tạo được sự nhất trí cao từ cơ quan quản lý đến đơn vị thực hiện. Việc thực hiện cơ chế tự chủ đã tăng quyền chủ động cho Thủ trưởng các đơn vị, từ đó đơn vị chủ động hơn trong tổ chức thực thi nhiệm vụ chuyên môn; Tuy nhiên, khi triển khai vẫn còn chậm và nhiều bất cập do còn tồn tại các nguyên nhân sau:

- Chưa xác định rõ cơ chế và tiêu chí đánh giá số lượng, chất lượng kết quả công việc tại các đơn vị dự toán khu vực quản lý hành chính nhà nước. Hơn nữa, chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý hành chính nhà nước (đơn vị hành chính công) chủ yếu vẫn được xác định định tính như trước đây mà không có tiêu chí xác định công việc và kết quả công việc cụ thể. Do đó, có nhiều công việc chồng chéo giữa các đơn vị. Kinh phí tự chủ được giao dựa vào chỉ tiêu biên chế là chưa thật sự khoa học.

- Định mức phân bổ kinh phí theo đầu biên chế thấp, cùng với giá cả tăng nhanh làm ảnh hưởng đến các biện pháp tiết kiệm chi của các cơ quan, đơn vị. Tỷ trọng chi cho con người chiếm trên 80% trong tổng số chi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số Bộ, một số địa phương không còn nguồn để tiết kiệm chi.

- Công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp nhiều lúc chưa thực sự phát huy hiệu quả. Nhiều đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác khoán chi, chưa coi trọng việc sắp xếp quản lý và tổ chức lại lao động, do trình độ của lãnh đạo và kế toán của đơn vị còn hạn chế. - Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ đôi khi còn mang tính hình

quản lý tăng thu, tiết kiệm chi làm hạn chế tính chủ động và hiệu quả của Quy chế chi tiêu nội bộ.

Có thể đánh giá khái quát rằng, trên thực tế, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã góp phần thúc đẩy các cơ quan sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu suất làm việc, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao, tiết kiệm kinh phí, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hoá công nghệ quản lý, tăng thu nhập cho CBCC.

Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ, chủ động sử dụng kinh phí được giao để hoàn thành nhiệm vụ; các đơn vị chủ động trong việc điều hành nhiệm vụ chi tại đơn vị mình, từ đó công việc được giải quyết nhanh hơn, chủ động hơn.

Lãnh đạo cơ quan đã tăng cường công tác quản lý, tăng cường trách nhiệm đối với hoạt động quản lý tài chính của đơn vị mình; đồng thời đã tạo điều kiện cho toàn thể CBCC phát huy tính dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện quyền giám sát trong thực thi công vụ và thực hành tiết kiệm chống lãng phí, hạn chế việc sử dụng trang thiết bị của cơ quan cho mục đích cá nhân.

Tuy cơ chế quản lý tài chính theo mô hình trao quyền tự chủ cho các cơ quan hành chính nhà nước đã thúc đẩy các đơn vị dự toán khu vực hành chính sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí, thực hiện đúng các chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao, nhưng thực tế khi thực hiện cho thấy cơ chế hiện hành còn tồn tại nhiều điểm bất cập cần được hoàn thiện để việc quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán mang lại hiệu quả quản lý một cách thực sự.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 64 - 69)