Nhóm giải pháp “Tái cơ cấu nguồn ngân sách nhà nước cấp và đổi mới cơ chế điều hành tài chính đối với các đơn vị dự toán khu vực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 124 - 129)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng chi NSNN

3.2.2.Nhóm giải pháp “Tái cơ cấu nguồn ngân sách nhà nước cấp và đổi mới cơ chế điều hành tài chính đối với các đơn vị dự toán khu vực

và đổi mới cơ chế điều hành tài chính đối với các đơn vị dự toán khu vực hành chính, sự nghiệp công”

Cơ chế quản lý dự toán hiện hành tuy đã có đổi mới trong giao dự toán theo 2 phần tự chủ và không tự chủ có nhiều điểm thông thoáng hơn so với trước đây nhưng thực chất, cách thức từ tư duy đến triển khai thực tế việc lập, duyệt, phân bổ, giao dự toán kinh phí vẫn là theo cách cũ, dựa trên sự có hạn của NSNN và bắt nguồn từ sự có hạn đó mà thiết kế các định mức phân bổ.

Đứng trước áp lực nhu cầu cao, nguồn lực NSNN có hạn nên trong thực tế, dự toán NSNN phải lập và giao theo đầu biên chế và nằm trong khuôn khổ giới hạn của nguồn lực NSNN. Cả ngân sách thường xuyên và ngân sách đầu tư XDCB đều được phân bổ theo cách phân chia nguồn lực dự kiến trong năm (dự toán năm) cho các đơn vị theo những tiêu chí nào đó, thông thường và đơn giản nhất là theo đầu người. Cách phân chia ngân sách như vậy bộc lộ nhiều bất hợp lý, không phản ánh đúng yêu cầu và mong muốn cung cấp nguồn lực để giải quyết công việc tương ứng, không gắn với số lượng, chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ hành chính, sự nghiệp công.

Để từng bước cải thiện cách thức phân bổ ngân sách cho khu vực hành chính, sự nghiệp công, nhất thiết phải tái cơ cấu nguồn kinh phí NSNN cấp cho khu vực này với những đề xuất cụ thể sau đây:

Duy trì và củng cố vai trò chủ đạo của Nhà nước trong việc cấp phát và quản lý nguồn ngân sách đầu tư XDCB

Tái cơ cấu nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị dự toán thuộc khu vực khu vực hành chính, sự nghiệp công bao gồm những đề xuất liên

quan đến cơ chế cấp phát và quản lý nguồn ngân sách đầu tư XDCB và nguồn ngân sách thường xuyên cấp cho các đơn vị dự toán khu vực hành chính, sự nghiệp công. Cụ thể như các trình bày dưới đây.

Xác định cụ thể vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, quy mô, phương thức cấp phát từng loại kinh phí từ NSNN cho các đơn vị dự toán.

Xác định ngân sách nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cấp phát vốn đầu tư XDCB cho khu vực hành chính, sự nghiệp công. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho khu vực sự nghiệp công bao gồm: kinh phí đầu tư XDCB và kinh phí thường xuyên; trong đó, kinh phí đầu tư XDCB chiếm giữ vai trò chủ đạo của nhà nước trong khu vực này để đảm bảo cho Nhà nước vị trí kiểm soát, duy trì cân bằng lợi ích chung cho xã hội.

Xác định rõ vốn đầu tư XDCB cấp cho khu vực sự nghiệp công ổn định, theo khung ngân sách trung hạn. Nhà nước không cấm các đơn vị khai thác các nguồn kinh phí ngoài NSNN đầu tư mở mang cơ sở vật chất và trang bị tài sản cố định tiên tiến hiện đại.

Thay đổi căn bản cơ chế quản lý và phương thức cấp phát kinh phí đầu tư XDCB

Vì những lợi thế của kinh phí đầu tư XDCB so với kinh phí thường xuyên (dễ quản lý cấp phát theo công trình) nên kinh phí đầu tư XDCB phải được nhanh chóng chuyển hẳn sang hình thức cấp phát theo mô hình ngân sách trung hạn. Trong đó, xác định rõ tổng mức đầu tư và lộ trình cấp phát và tuân thủ tổng mức, lộ trình cấp phát đã xác định; quy định rõ việc Nhà nước cho phép các đơn vị dự toán được giữ lại phần dự toán kinh phí đầu tư XDCB được cấp nhưng cuối năm chưa sử dụng hết để chuyển năm sau tiếp tục sử dụng.

Một mặt, công khai việc Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm vốn đầu tư XDCB cho khu vực hành chính, sự nghiệp công. Mặt khác, cho phép các đơn vị dự toán được liên danh, liên kết, bao gồm cả các hình thức hợp tác công - tư PPP, hợp đồng chuyển giao BT, hợp đồng khai thác

chuyển giao BOT... để đầu tư phát triển khu vực hành chính, sự nghiệp công. Việc liên doanh, liên kết đầu tư phải được giám sát theo luật định.

Các hình thức liên danh, liên kết vừa tạo cơ hội tăng huy động nguồn vốn đầu tư vào khu vực này, vừa tăng cơ hội tiếp thu công nghệ tiên tiến, bao gồm cả công nghệ chuyên môn (đào tạo, y tế…), công nghệ quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng, để phát triển mạnh mẽ cả loại hình, phương thức, cách thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp cho xã hội.

Về danh mục nguồn vốn đầu tư XDCB tại các đơn vị dự toán, trong thời kỳ mới phải được Nhà nước chính thức công nhận và cho phép huy động gồm những loại sau:

- Vốn đầu tư phát triển được cấp phát từ ngân sách nhà nước, bao gồm nguồn trái phiếu Chính phủ; nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi chính phủ (NGO); nguồn xổ số kiến thiết dành cho khu vực hành chính, sự nghiệp công.

- Vốn tín dụng đầu tư từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam và vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác.

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

- Nguồn vốn liên danh, liên kết.

Giao mạnh quyền tự chủ cho các đơn vị trong quản lý tài chính

Trước hết cần phân biệt khả năng và đặc điểm hoạt động của các đơn vị để tiến hành xây dựng và áp dụng cơ chế quản lý phù hợp. Việc giao quyền tự chủ quản lý tài chính cho các đơn vị phải phù hợp với từng loại hình đơn vị. Những đơn vị thuộc khu vực có khả năng xã hội hóa cao thì cơ chế phải khác với những đơn vị ít có khả năng xã hội hóa hơn.

Đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp có khả năng xã hội hóa cao (các trường đại học, dạy nghề, khám chữa bệnh...), giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính được đề xuất là giao

mạnh quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu của xã hội.

Các dịch vụ sự nghiệp công có khả năng thu phí cao, xã hội có nhu cầu cao, Nhà nước giao càng nhiều quyền cho các đơn vị này càng tốt. Các đơn vị thuộc khu vực này được hạch toán đầy đủ chi phí, được Nhà nước giao vốn, được chủ động bảo toàn, phát triển vốn, được quyền quyết định việc sử dụng tiền vốn, tài sản một cách chủ động, được huy động vốn, được góp vốn liên doanh, liên kết để mở rộng hoặc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, được tự quyết định biên chế và trả lương trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Các đơn vị này được chủ động hạch toán chi phí và được quyết định giá dịch vụ khi cung cấp dịch vụ ra thị trường.

Gắn liền với trao quyền tự chủ quản lý tài chính cần hoàn chỉnh các nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề đảm bảo thực thi quyền tự chủ và vai trò giám sát của Nhà nước. Những đề xuất cụ thể như sau:

- Lấy quy chế chi tiêu nội bộ làm nền tảng quản lý chi hành chính tại các đơn vị.

- Mở rộng các giới hạn trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi, tiền lương, không khống chế mức chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ tại các đơn vị.

- Sửa đổi quy định về quyết toán, kế toán cho phù hợp, tránh tình trạng nút thắt kiểm soát chi vẫn theo cơ chế cũ cản trở tiến trình đổi mới.

- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng cung cấp dịch vụ công tại những đơn vị còn lẫn lộn 2 chức năng này như các Cục, Tổng cục thuộc các Bộ vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa cấp dịch vụ công.

- Tách biệt chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng cung cấp dịch vụ công trong khu vực hành chính công. Từ đó, có cơ chế thích hợp với từng nhóm, loại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hủy bỏ định mức phân bổ ngân sách theo đầu người, hủy bỏ giới hạn trần về thu nhập tăng thêm của cán bộ

Các đơn vị dự toán khu vực hành chính, sự nghiệp công đang áp dụng cơ chế cấp phát ngân sách theo định mức. Nghĩa là xuất phát từ chỗ ngân sách rất có hạn nên phải có các “định mức” theo đầu người (sinh viên, biên chế, giáo viên...) để cấp. Việc cấp phát theo định mức vừa thể hiện nguồn tiềm lực có hạn, vừa thể hiện tính cào bằng ở mức thấp. Do đó, cần hủy bỏ hệ thống định mức phân bổ ngân sách theo đầu người, chuyển từ cấp phát ngân sách dựa theo nguồn lực đầu vào sang hỗ trợ ngân sách theo mục tiêu và kết quả đầu ra và trao mạnh quyền tự quyết của đơn vị dự toán.

Hủy bỏ hệ thống định mức phân bổ ngân sách theo đầu người, chuyển từ cấp phát ngân sách dựa theo nguồn lực đầu vào sang hỗ trợ ngân sách theo mục tiêu và kết quả đầu ra. Đồng thời, trao cho các bộ chủ quản quyền quyết định ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật gắn với kết quả đầu ra của khu vực công.

Đề nghị bỏ giới hạn trần mức chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính để tăng quyền chủ động, tăng đòn bảy kích thích kinh tế cho các đơn vị. Cơ chế hiện hành quy định đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 2 hoặc 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm của đơn vị.

Việc xác định các giới hạn trích lập quỹ tối đa "3 tháng" hay chi thu nhạp tăng thêm “không quá 2 lần”... chỉ là một tính toán ước lệ, không có cơ sở kinh tế. Do đó, cần bỏ tất cả các giới hạn trần này để tạo ra những thông thoáng mới và mạnh mẽ hơn cho các cơ quan hành chính, nâng cao hiệu quả công tác của hệ thống hành chính nhà nước.

Những quy định về giới hạn trần cũng thể hiện tư tưởng chưa thực sự trao quyền tự chủ cho đơn vị, con e ngại đơn vị chi nhiều quá cho con người

và điều này không đúng với tinh thần đổi mới nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức... Các đề xuất giải pháp hủy bỏ định mức phân bổ ngân sách theo đầu người, hủy bỏ giới hạn trần về thu nhập... là những đề xuất rất cởi mở nhằm giải phóng cho cả phía quản lý nhà nước, cả phía đơn vị cơ sở, tạo ra sự thông thoáng trong quản lý, khắc phục tình trạng quá thiên về hoạt động tạo nguồn thu, quan tâm chưa đúng mức đến chất lượng dịch vụ, chưa nhận thức đúng đắn tư tưởng đổi mới của Nhà nước để phát huy tối đa lợi thế của cơ chế mới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở việt nam (Trang 124 - 129)