2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng chi NSNN
2.5.5. Về tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ trong tài chính đối với các đơn vị dự toán
Cho đến nay, về cơ bản, các định mức chi tiêu, chính sách và chế độ chi tiêu tài chính áp dụng trong các đơn vị dự toán đã đáp ứng được các tiêu chí: (i) Nằm trong phạm vi thẩm quyền; (ii) Phù hợp với khung chính sách chung; (iii) Bám sát nhu cầu thực tế.
Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, các Bộ, các tỉnh đều đã ban hành và cụ thể hoá để áp dụng tại các đơn vị dự toán trực thuộc. Các Bộ, ngành, địa phương đã nghiên cứu, thể chế hoá các cơ chế quản lý trong quản lý tài chính ngân sách; xây dựng thể chế quản lý theo đó xác định rõ thẩm quyền của các cấp trong từng quy trình quản lý ngân sách (từ lập, chấp hành và quyết toán ngân sách), nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách; xác định rõ thẩm quyền trong công tác phân bổ dự toán hành năm, thẩm quyền trong xét duyệt quyết toán của từng cấp.
2.5.5. Về tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ trong tài chính đối với các đơn vị dự toán đơn vị dự toán
Cùng với đổi mới trong xây dựng hệ thống chính sách, công tác quản lý tài chính đã có nhiều đổi mới theo hướng trao mạnh quyền tự chủ trong quản lý tài chính cho các đơn vị cơ sở, đáp ứng mục tiêu quản lý tài chính và yêu cầu nhiệm vụ của các đơn vị dự toán. Có thể khái quát một số đánh giá như sau.
Về mặt nhận thức, cơ chế tự chủ tài chính đã bước đầu chuyển đổi nhận thức, góp phần phân biệt rõ nét hơn cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị quản lý hành chính nhà nước và cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp, từng bước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cả về tổ chức bộ máy và nhân sự, cả về tài chính - một bước tiến khá dài trong nhận thức của các nhà quản lý.
Đã ban hành một loạt chính sách để thực hiện cơ chế quản lý mới: cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
Nhà nước đã ban hành một hệ thống cơ chế quản lý khá đầy đủ, đồng bộ và được luật hóa, như: Luật NSNN, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán, Luật Thanh tra. Hệ thống cơ chế quản lý đó được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật khá đầy đủ, bao gồm các luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện (Nghị định, Thông tư, xem phụ lục về danh mục các văn bản pháp lý).
Hệ thống cơ chế quản lý hiện hành đã đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính, được luật hóa đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất giữa các lĩnh vực quản lý, đủ cơ sở pháp lý, có tính khả thi cao, sát với thực tiễn, do đó đã giúp cho các chính sách được thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương, giữa các ngành, các cấp trong phạm vi toàn quốc.
Các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ đã xây dựng và thực hiện hàng loạt giải pháp cụ thể, phù hợp với từng đơn vị và với khung khổ quy định chung, bao gồm việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, áp dụng các định mức chi phí, định mức tiêu hao, tiếp khách, văn phòng phẩm... từ đó, tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho cán bộ.
Theo nguồn số liệu của Bộ Tài chính tổng hợp từ các báo cáo của 17 Bộ, cơ quan ban, ngành trung ương, năm 2007 có 78,2% các đơn vị có thu nhập tăng thêm dưới 1 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ (357 đơn vị); 16,7% số đơn vị có thu nhập tăng thêm từ 1 đến 2 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ (76 đơn vị). Chỉ có 0,44% các đơn vị có thu nhập tăng thêm từ 2 đến 3 lần (20 đơn vị) và có 0,13% số đơn vị có thu nhập tăng thêm trên 3 lần.
Các cơ quan hành chính cũng như các đơn vị sự nghiệp đều đã có nhiều sáng kiến như cơ chế một cửa, chủ động nâng cao chất lượng, số lượng và mức độ hài lòng của mọi “khách hàng”.
Trong khu vực quản lý hành chính nhà nước, còn tồn tại tình trạng có nhiều đơn vị vừa được giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công vừa có chức năng ban hành cơ chế chính sách quản lý nhà nước. Bất cập này đang tồn tại tại các đơn vị được tổ chức theo mô hình cục, tổng cục... trong các Bộ quản lý nhà nước như Tổng cục Thuế, Kho bạc nhà nước, Tổng cục Dự trữ nhà nước, Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý công sản... trực thuộc Bộ Tài chính. Cục Thú y,
Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục Điều trị trực thuộc Bộ Y tế. Cục Khảo thí, Cục Đào tạo với nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo... Tại các Cục, Tổng cục này, vừa có nguồn thu phát sinh, vừa có thẩm quyền ban hành quy định pháp quy về quản lý hành chính, có đơn vị quy định trong nội bộ ngành, có đơn vị mà những quy định đó có phạm vi ảnh hưởng toàn quốc. Xuất phát từ mô hình tổ chức, cũng như chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị này thuộc miền giao thoa giữa hành chính và sự nghiệp, nên thực tế triển khai cơ chế tự chủ đối với các đơn vị dự toán trong khu vực này đã có nhiều bất cập phát sinh.
Việc áp dụng cơ chế tự chủ nào là phù hợp với những đơn vị “nửa sự nghiệp, nửa hành chính” còn nhiều vướng mắc, bất cập và chưa có hướng dẫn cụ thể. Do đó, tạo ra sự không đồng nhất, không bình đẳng về lợi ích giữa các công chức trong các cơ quan hành chính thuộc từng Bộ, ngành, lĩnh vực đó.
Cơ chế quản lý áp dụng trong các đơn vị dự toán là một hệ thống văn bản chế độ, chính sách được xây dựng trên cơ sở các quy định pháp luật chung của nhà nước có vận dụng, cụ thể hóa phù hợp với đặc điểm hoạt động, đặc điểm tổ chức bộ máy của các đơn vị dự toán. Để phát huy cao nhất hiệu lực và hiệu quả của các cơ chế quản lý tài chính, cần xây dựng cơ chế quản lý tài chính ngân sách vừa phù hợp với khung khổ cơ chế luật pháp chung, vừa phù hợp với đặc thù hoạt động và đặc điểm bộ máy của các loại hình đơn vị dự toán và được thể hiện thông qua cơ chế phân cấp quản lý, quy trình, trình tự quản lý, chế độ quản lý chi tiêu, sử dụng các nguồn tài chính - ngân sách.
Chương 3