- Các hình thức dạy học chủ yếu ở trường phổ thông.
1.1.3.1. Mục tiêu môn học
Cũng như các môn khoa học khác, mục tiêu của môn lịch sử ở trường phổ thông cũng được xây dựng trên cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học đáp ứng nhu cầu cảu xã hội. Mục tiêu môn lịch sử quán triệt mục tiêu chung của giáo dục phổ thông và đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội từng giai đoạn.
Mục tiêu giáo dục được thể hiện trong Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009), đó là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [31; 6]. Như vậy, mục tiêu giáo dục là đào tạo ra thế hệ tương lai phát triển toàn diện trung thành với dộc lập dân tộc và CNXH, đáp ứng nhu cầu CNH - HĐH đất nước hiện nay.
Mục tiêu chung của giáo dục được cụ thể hóa trong mục tiêu cấp học phổ thông: “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [3; 5]. Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông nhằm hoàn thiện học vấn cho học sinh, tạo điều kiện cho các em có thể học tiếp hoặc đi vào cuộc sống.
Đối với bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, thực hiện mục tiêu: Giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, bồi dưỡng tư duy hành động, thái độ
ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Từ mục tiêu đó cho thấy, học sinh học tập lịch sử cần đạt cả ba mặt: Kiến thức, tư tưởng tình cảm và phát triển toàn diện học sinh như sau: