Lựa chọn nội dung bài học phải khoa học, vừa sức phù hợp với trình độ nhận thức học sinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 79 - 85)

- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,

2.3.1.Lựa chọn nội dung bài học phải khoa học, vừa sức phù hợp với trình độ nhận thức học sinh

b. Việc lĩnh hội kiến thức của học sinh khi giáo viên tiến hành bài học lịch sử

2.3.1.Lựa chọn nội dung bài học phải khoa học, vừa sức phù hợp với trình độ nhận thức học sinh

độ nhận thức học sinh

Lịch sử cũng như các môn khoa học xã hội nhân văn khác ra đời nhằm phản ánh tồn tại xã hội loài người. Lịch sử giúp cho thế hệ sau hiểu về quá khứ của thế hệ đi trước và mong muốn cải tạo thế giới trong thực tại. Nên lịch sử là một khoa học, khoa học đồng nghĩa với tính chính xác về tài liệu sự kiện, quan điểm và phương pháp luận.

Tính khoa học gắn liền với tính Đảng của giai cấp vô sản. Vì, giai cấp vô sản có thế giới quan thực sự khoa học. Trong thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông cho thấy nhiều giáo viên còn lúng túng khi lựa chọn nội dung cơ bản của bài học. Nên dẫn đến hai trường hợp, hoặc là truyền tải nguyên nội dung kiến thức SGK, dẫn đến giờ học giàn trải, rời rạc, nặng nề, học sinh hứng thú học tập, nên hiệu quả bài học không đạt. Hoặc cắt xén nội dung SGK một cách tùy tiện dạy theo cảm hứng của giáo viên, vô tình đã bỏ qua những sự kiện quan trọng, do đó học sinh không nắm được bài. Chính hai

khuynh hướng như trên nên dẫn tới chất lượng môn sử thấp. Trong dạy học lịch sử tính khoa học được biểu hiện như sau:

Thứ nhất, giáo viên cần hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản chính xác nhất, rõ ràng nhất, hiển nhiên nhất. Sự kiện cơ bản là sự kiện phản ánh những biến cố, hiện tượng chi phối một phạm vi nhất định của quá trình xã hội, những nét đặc biệt và điển hình của quá trình này có ảnh hưởng tới sự phát triển của thời kì sau. Đối với sự kiện quan trọng học sinh cần phải nắm vững trong quá trình học tập lịch sử. Ví như: “Ngày 2- 9 - 1945, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” là sự kiện cơ bản. Vì sự kiện này phản ánh kết quả thắng lợi của cách mạng tháng tám và có ảnh hưởng lớn tới cách mạng nước ta thời kì sau.

Trong mỗi bài học, ngoài sự kiện cơ bản cần xác định kiến thức cơ bản. Đó là kiến thức tối ưu để học sinh hiểu lịch sử. Mỗi bài học, mỗi khóa trình có rất nhiều sự kiện, mỗi sự kiên lại có một ý nghĩa riêng. Nếu tính riêng trong chương trình lichj sử lớp 12, đã cần phải nhớ tới hàng ngàng sự kiện,thời gian cho học môn sử chỉ có 1,5 tiết/tuần. Do đó, đòi hỏi người giáo viên cần phải biết lựa chọn kiến thức cơ bản quan trọng nhất để hướng dẫn học sinh lĩnh hội. Kiến thức cơ bản “một mặt nó là cơ sở, cái then chốt của bộ môn; mặt khác là nói đến cái ý nghĩa nhất, có tác dụng nhất đối với sự phát triển nhân cách của hộc sinh” [29; 47]. Nên trong giờ học, cần lựa chọn kiến thức cơ bản tối ưu nhất để khắc sâu cho học sinh. Kiến thức cơ bản bao gồm sự kiện cơ bản, niên đại, nhân vật lịch sử, các biểu tượng, khái niệm lịch sử, nguyên lí, bài học lịch sử, phương pháp học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Trong dạy học lịch sử xác định được kiến thức cơ bản có ý nghĩa rất lớn đối với việc giảng dạy củagiáo viên và việc học tập của học sinh. Đó là, nó giúp cho giáo viên chủ động, sáng tạo trong giảng dạy; giúp cho học sinh học tập dễ dàng và đặc biệt là gây hứng thú cho các em trong học tập, tạo

Để xác định kiến thức cơ bản, giáo viên phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu của mỗi lớp, mỗi cấp học chú ý tới ý nghĩa giáo dục và phát triển toàn diện học sinh; Căn cứ vào trình độ nhận thức cụ thể của học sinh để các em dễ dàng phân biệt được sự kiện này với sự kiện khác; đặc biệt phải tùy theo nhiệm vụ cách mạng của nước ta trong từng giai đoạn cụ thể mà xác định kiến thức cơ bản. Xác định được kiến thức cơ bản là việc làm quan trọng đầu tiên của giáo viên, đồng thời nó là một biểu hiên đầu tiên của tính khoa học. Ví như khi dạy bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939 - 1945), nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. mục 3: Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941). Gv phải hướng dẫn cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản sau:

* Hoàn cảnh lịch sử:

Cuộc chiến tranh tế giới thứ hai đã bước vào năm thứ ba, phát xít Nhật đã vào Đông Dương cấu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta. Mâu thuẫn dân tộc hết sức gay gắt.

- Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. - Sau một thời Gian chuẩn bị, Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó (Hà Quảng - Cao Bằng), tháng 5/1941.

* Nội dung:

- Tiếp tục đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ đưa ra khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế.

- Sau khi đánh đuổi Pháp- Nhật sẽ thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Quyết định thành lập mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng Minh (Việt Minh) với nòng cốt là hội “cứu quốc”.

- Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa: Từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.

- Chủ trương chuẩn bị cho khởi nghĩa là nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân.

* Ý nghĩa:

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đã hoàn chỉnh chủ trương đề ra từ hội nghị trung ương tháng 11- 1939 nhằm thực hiện mục tiêu số một là giải phóng dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện chủ trương ấy.

Xác định kiến thức cơ bản như vậy, giúp cho học sinh dễ nắm kiến thức, đồng thời giúp cho các em hiểu được rằng: Hội nghị Trung ương 8 thể hiện sự nhạy bén của Đảng ta, khi tình hình thế giới và trong nước thay đổi thì Đảng đã kịp thời thay đổi chủ trương sách lược cho phù hợp. Hội nghi trung ương lần thứ tám là một sự sáng tạo của Đảng.

Sau hội nghị này, công tác chuẩn bị mọi mặt cho cách mạng tháng tám được đẩy mạnh trên mọi mặt. Nên khi thời cơ đến ta đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ khởi nghĩa thành công nhanh chóng.

Thứ hai, tính khoa học trong nội dung bài học lịch sử là tính toàn diện của lịch sử. Lịch sử xã hội lòa người diễn ra trong quá khứ là muôn hình muôn vẻ, trên nhiều lĩnh vực. Nên trong dạy học lịch sử cần cung cấp cho học sinh những hiểu biết trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tư tưởng, quân sự... Tuy nhiên những kiến thức về lao động sản xuất, về chính trị xã hội, về cuộc đấu tranh yêu nước cách mạng vẫn chiếm chủ đạo trong các khóa trình lịch sử. Ở một số bài học lịch sử, giáo viên phải cung cấp cho học sinh không chỉ kiến thức về chiến tranh cách mạng mà còn cả về kinh tế xã hội. Ví như khi dạy bài 18, Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 - 1950). Giáo viên dạy về quá trình thực dân Pháp

bội ước về cuộc chiến đấu của ta ở các đô thị, chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947. Mà cần giảng dạy cho học sinh hiểu được công tác tích cực chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài của nhân dân ta trên tất cả các mặt. Sau chiến dịch Việt Bắc, Đảng và chính Phủ ta chủ trương đẩy mạnh kháng chiến toàn dân toàn diện.Như vậy, sẽ giúp học sinh có hiểu biết về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc ta.

Thứ ba, tính khoa học trong nội dung bài học lịch sử là đảm bảo tính không gian vá thời gian của sự kiện lịch sử. Bất cứ sự kiên hiện tượng lịch sử nào cũng diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định. Nếu không xác định được không gian thời gian, sự kiện sẽ trở nên trừu tượng, thiếu nội dung thực tế và không phản ánh được hiện thực khách quan. Trong dạy học lịch sử, người giáo viên cần xác định rõ không gian, địa danh, thời điểm diễn ra sự kiện lịch sử để học sinh dễ hình dung và tái tạo lịch sử một cách chính xác. “Cần xác định đúng thời gian và không gian của sự kiện lịch sử vì sự kiện lịch sử không được sắp xếp vào thời gian và không gian xác định thì chỉ là một tập tài liệu lộn xộn, không có ý nghĩa sư phạm” [27; 106]. Như vậy, yêu cầu sự kiện nào diễn ra trước thì sắp xếp trước và học trước, điều này có vẻ như mâu thuẫn với nhận thức của học sinh lạ nhận thức từ gần đến xa. Do đặc trưng của môn lịch sử là quá khứ khách quan nên không hề mâu thuẫn với nhận thức của học sinh.

Thứ tư: Tính khoa học trong nội dung bài học lịch sử được biểu hiện là khi đánh giá, giải thích, tìm ra bản chất, mối quan hệ nhân quả, sự phát triển hựp quy luật của các sự kiện hiện tượng lịch sử. Đặc biệt, việc đánh giá các nhân vật lịch sử, vai trò của quần chúng nhân dân trong sự phát triển của lịch sử phải đảm bảo theo nguyên tắc của phương pháp luận sử học Mác xít, tránh hiện đại hóa và bóp méo lịch sử.

Quan điểm lịch sử đòi hỏi khi đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử cần đặt nó trong sự phát sinh phát triển và trong thời đại họ sinh sống. Như Lênin

đã từng nói: Khi xem xét công lao lịch sử của các vĩ nhân, người ta không căn cứ vào chỗ họ không cống hiến được gì với nhu cầu của thời đại chúng ta, mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì mới so với bậc tiền bối của họ. Ví như, khi đánh giá về Phan Bội Châu, Ông là nhà yêu nước cách mạng của nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tuy là nhà yêu nước bị thất bại nhưng Phan Bội Châu vẫn là người vĩ đại so với thế hệ đi trước hay cùng thời với Ông. Bởi Ông là người đầu tiên đã chủ trương cứu nước không chỉ đơn thuần là khởi nghĩa vũ trang, mà còn dùng cả phương pháp ngoại giao cầu viện nước ngoài. Là một người bất chấp thủ đoạn để đạt mục đích độc lập tự do cho nước nhà. Ông là nhà cách mạng lúc bấy giờ vì chủ trương của Ông là độc lập dân tộc nhưng không xây dựng lại chế độ phong kiến mà xây dựng chế độ mới TBCN. Như vậy, đánh giá về Phan Bội Châu chúng ta phải đặt Ông vào thời điểm lịch sử nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX mới thỏa đáng.

Tính khoa học trong nội dung bài học gắn liền với tính vừa sức. Có thể nói, một trong những vấn đề mà học sinh, phụ huynh quan tâm hiện nay là sự quá tải trong giáo dục hiện nay. Thực ra, đây là mẫu thuẫn giữa lượng tri thức ngày càng tăng lên trong một xã hội truyền thông với trìng độ của học sinh. Nên vấn đề dạy học vừa sức đối với học sinh là rất quan trọng “xét cho cùng, mọi cố gắng của thầy giáo, tất cả những ước nguyện cao cả đều trở nên vô ích, nếu ta làm một việc không vừa sức đối với học sinh” [14; 45]. Ngoài ra, giáo sư L.V.Zancốp nội dung quan trọng nhất của nguyên tắc vừa sức là “việc giảng dạy là phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh” [49; 88].

Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, nguyên tắc vừa sức được thể hiện ở chỗ người giáo viên biết lựa chọn kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, biết tạo ra những năng lực mới trên cơ sở năng lực có sẵn của học sinh. Mục đích cuối cùng là đạt được sự phát triển tối ưu, đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Trong bài học không đưa ra những thuật ngữ, khái niệm quá khó, vì sẽ mất nhiều thời gian giải thích gây mất hứng thú học tập

cho học sinh. Khi trình bày bài học thật ngắn gọn, súc tích. Tính vừa sức rất cần thiết đối với học sinh dân tộc miền núi, vì tư duy của các em chậm nếu giáo viên đưa vào bài một lượng kiến thức quá lớn thì không thể tiếp thu đựơc bài. Tính vừa sức trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh hứng thú học tập, kích thích hoạt động của tư duy, từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và hoàn thành nhiệm vụ giáo dục cũng như phát triển toàn diện học sinh.

Giữa tính khoa học và tính vừa sức có mối quan hệ chặt chễ với nhau. Nên lựa chọn kiến thức đảm bảo tính khoa học đồng thời gắn liền tính vừa sức. Ngược lại, bài học có tính vừa sức có nghĩa là nội dung mang tính khoa học. Nên cần lựa chọn kiến thức vừa khoa học và phải vừa sức để gây hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính tích cực tự giác của các em trong học tập nói chung và môn lịch sử nói riêng. Nó là một trong những biện pháp

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 79 - 85)