Tăng cường tính hình ảnh, tính cụ thể để tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh khi tiến hành bài học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 91 - 95)

- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,

2.3.3.Tăng cường tính hình ảnh, tính cụ thể để tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh khi tiến hành bài học

b. Việc lĩnh hội kiến thức của học sinh khi giáo viên tiến hành bài học lịch sử

2.3.3.Tăng cường tính hình ảnh, tính cụ thể để tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh khi tiến hành bài học

sinh khi tiến hành bài học

Lịch sử là những gì đã trải qua, nhận thức lịch sử là nhận thức quá khứ để hiểu hiện tại và dự đoán tương lai. Những sự kiện lịch sử mà học sinh học trong nhà trường đều đã diễn ra, không thể trực tiếp quan sát hay làm lại trong phòng thí nghiệm được. Để học và hiểu lịch sử không chỉ học thuộc mà đòi hỏi trí tưởng tượng cao. Đặc trưng này của nhận thức lịch sử có thể phù hợp với đặc điểm của tư duy thể học sinh miền núi với đa số là là con em dân tộc thiểu số. Các em tư duy một cách cụ thể dựa trên những sự kiện lịch sử sinh động. Chính vì vậy, người giáo viên cần phải tăng tính hình ảnh, tính cụ thể trong bài học tạo điều kiện cho học sinh nhận thức một cách chân thực nhất lịch sử đã diễn ra. Điều này được T.S. Đai ri khẳng định “Tính cụ thể, tính hình ảnh của các sự kiện có giá trị lớn lao bởi vì chúng cho phép hình dung lại quá khứ” [15; 28]. Trình bày sự kiện có hình ảnh, học sinh dễ tạo biểu tương chính xác về sự kiện hiện tượng lịch sử. Nó làm cho học sinh cảm thấy như mình đang tham gia vào sự kiện hiện tượng lịch sử đó. Trong giờ học sử, nếu giáo viên trình bày sự kiện chỉ mang tính chất thông báo, giờ học sẽ khô khan, nặng nề, buồn tẻ không gây được hứng thú học tập, học sinh không hình dung được sự kiện dễ rơi vào tình trạng hiện đại hóa lịch sử.

Tính hình ảnh của bài học lịch sử phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lời nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên; các phương tiện trực quan; các nguồn tài liệu tham khảo.

Trong những yếu tố trên thì lời nói sinh động của giáo viên là nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu là nguồn cảm hứng tạo cho không khí giờ học sôi nổi. Giáo viên trình bày có hình ảnh, học sinh dễ dàng tạo biểu tượng chính xác về sự kiện hiện tượng lịch sử. Lời nói sinh động của giáo viên làm cho sự kiện lịch sử như đang nhảy múa trước mắt học sinh, làm cho các em có cảm giác như chính mình đang tham gia vào sự kiện lịch sử ấy.Trình bày có hình

ảnh như vậy, sẽ khơi dậy cảm xúc lịch sử, từ đó các em sẽ biểu hiện rõ thái độ của mình: Phản đối,căm ghét, đồng tình ủng hộ, yêu mến, xúc động trước những sự kiện, hiện tượng lịch sử, trên cơ sở đó giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.

Đối tượng là học sinh miền núi với đa số là học sinh dân tộc thiểu số, lời nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên sẽ làm cho giờ học sôi nổi, huy động được toàn lớp vào bài học,tăng hứng thú học tập cho học sinh, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh đồng thời trình bày có hình ảnh là nguồn gốc của tư duy. Vì khi trình bày có hình ảnh, học sinh dễ hình dung lịch sử, giúp các em tạo biểu tượng một cách chính xác “Hình ảnh là sự phản ánh hiện thực tư tưởng tình cảm bằng cách miêu tả các sự vật hiện tượng cụ thể của tự nhiên và xã hội. Dùng hình ảnh cốt làm cho các sự vật được miêu tả xuất hiện trước mắt chúng ta rõ ràng hơn, nổi bật lên. Hình ảnh không chỉ có tác dụng tới lí trí mà cả tình cảm của học sinh” [12; 24]. Giáo viên trình bày có hình ảnh, giúp cho học sinh hiểu rõ ràng hơn về sự kiện hiện tượng lịch sử, các em dễ hình dung ra lịch sử. Ví như, luận điểm của Nguyễn Ái Quốc về CNĐQ, người dùng hình ảnh ví von “con đỉa có hai cái vòi” và hình ảnh kết hợp khăng khít của cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa như hai cách của con chim bằng cùng cất lên cùng lúc. Khi dạy về chiến dịch Biên giới 1950, giáo viên miêu tả về Đông Khê như sau: “Đứng trên núi cao nhìn xuống, đồn Đông Khê như một tuần dương hạm khổng lồ giữa biển rừng xanh biên giới. Đông Khê nằm giữa đường số 4, cách Cao Bằng 45km, cách Thất Khê 24km, xung quanh có 7 vị trí kiên cố, đóng trên núi cao như một bức tường vững chắc bao bọc. Đồn Đông Khê có hàng chục lô cốt thấp sát sạt mặt đất, nắp dày trên 1m, có hầm ngầm, tường cao, giây thép gai xung quanh”. Giáo viên miêu tả như vậy, giúp học sinh hình dung ra

vị trí quan trọng của đồn Đông Khê, giúp các em có biểu tượng về đồn Đông Khê, từ đó hiểu sâu kiến thức.

Như vậy, lời nói của giáo viên rất quan trọng trong mỗi bài học lịch sử cũng như trong cả quá trình dạy học. nên giáo viên thường xuyên trau dồi ngôn ngữ, rèn luyện kĩ năng diễn đạt, khắc phụ những tật nói ngọng, nói lắp, phát âm sai... Giáo viên thường xuyên trau dồi cách trình bày mạch lạc, trình bày ngôn ngữ phổ thông trong giảng dạy, không dùng từ ngữ lạ, khó hiểu, khi đưa ra những khái niệm thuật ngữ cần giải thích rõ ràng. Dạy ở những trường DTNT đa số là con em dân tộc thiểu số, các em thường phát âm không chuẩn tiếng phổ thông, sai ngữ pháp khi diễn đạt... Giáo viên không chỉ chỉnh sửa kĩ năng diễn đạt cho mình mà cần chú ý sửa lỗi cho học sinh trong quá trình dạy học.

Để tăng tính hình ảnh cho bài học, giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan: tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ... sẽ làm cho nhân vật sống lại, sự kiện lịch sử như đang diễn ra trước mắt các em, tạo dựng lại quá khứ một cách sinh động. Học sinh miền núi có khả năng tư duy hình ảnh tốt hơn so với tư duy logic. Việc khai thác và sử dụng có hiệu quả đồ dùng trực quan sẽ huy động được các giác quan, kết hợp chặt chẽ các thao tác tai nghe, mắt nhìn, tay ghi, tạo điều kiện cho học sinh hiểu sâu kiến thức.

Có thể nói hệ thống kênh hình trong SGK lịch sử 12 rất phong phú (91 kênh hình). Nó không chỉ để minh họa mà là nguồn cung cấp kiến thức hết sức quan trọng cho học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần triệt để khai thác, giúp cho học sinh dễ hình dung ra lịch sử và khắc sâu kiến thức.

Ví như, khi dạy về trận Điện Biên Phủ, giáo viên cần sử dụng tranh ảnh về cồn tác chuẩn bị cho chiến dịch của quân và dân ta, hình ảnh đoàn xe đạp thồ, kéo pháo, đèo Pha Đin, bản đồ trận Điện Biên Phủ... kết hợp với

miêu tả, tường thuật của giáo viên, học sinh dễ dàng tiếp thu bài, có biểu tượng sâu sắc về sự kiện hiện tượng lịch sử.

Trong quá trình sử dụng kênh hình SGK, cũng như những loại đồ dùng trực quan phóng to, giáo viên cần lưu ý tới đặc trưng học sinh miền núi đó là: Các em có khả năng quan sát, di chuyển sự chú ý chậm, nên cần hướng dẫn một cách cụ thể, đi từ góc độ hẹp đến bao quát, gắn liền với lời nói sinh động. Thậm chí cần nhắc lại từ hai đến ba lượt những điểm cần khắc sâu.

Ngoài sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên có thể sử dụng các loại tài liệu tham khảo bổ sung để làm tăng tính hình ảnh. Như nguồn tài liệu về Nguyễn Ái Quốc, các tác phẩm văn học: Chí Phèo, Vợ nhặt để nói về tình cảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. Hay sử dụng một số ca khúc cách mạng trong dạy học, dạy về cuộc tiến công chiến lược 1972, cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ của quân và dân ta, giáo viên có thể sử dụng ca khúc “Thành Cổ” để khắc họa cho học sinh khí thế hào hùng của sự kiện này.

Ngoài tính hình ảnh, trong bài học lịch sử cần có tính cụ thể. Vì học sinh miền núi tư duy của các em cũng mang tính cụ thể, rõ ràng. Nếu trong giờ học, giáo viên sử dụng dung lượng kiến thức lớn, nhiều thuật ngữ khó, trừu tượng học sinh sẽ khó tiếp thu. Đặc biệt, tính cụ thể đòi hỏi trình bày bài ngắn gọn súc tích, cần chốt ý cơ bản trong mỗi mục và toàn bài, khắc sâu cho các em những ý cơ bản nhất của bài. Hơn thế, khi giải thích thuật ngữ khái niệm cần ngắn gọn, dễ hiểu. Ví như, trong chương trình lịch sử lớp 12 có khái niệm Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chỉ cần hướng dẫn các em hiểu đây là cuộc cách mạng làm hai nhiệm vụ giải phóng dân tôc và đưa ruộng đất về cho nhân dân.

Tóm lại, tính hình ảnh, tính cụ thể cũng là một biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, giúp các em tái tạo quá khứ sinh động từ đó các em có biểu tượng rõ ràng về sự kiện lịch sử, biểu tượng chính là cầu nối

để phát triển tư duy các em trong giai đoạn nhận thức lí tính. Trình bày có hình ảnh là xuất phát từ đặc trưng bộ môn lịch sử, đặc biệt là từ đặc điểm nhận thức lịch sử của học sinh, trong đó học sinh miền núi rất quan trọng. Trình bày có hình ảnh sẽ phát huy được năng lực tư duy của học sinh, là tiền đề gây hứng thú học tập cho các em, giúp các em học tốt bộ môn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 91 - 95)