- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội
Nước ta có 54 dân tộc anh em sinh sống, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống ở những vùng miền núi xa xôi, hẻo lánh đặc biệt khó khăn. Do vị trí địa lí, trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau, nên chính phủ có sự phân chia giữa miền núi, trung du, đồng bằng và đô thị, để có chính sách đầu tư phát triển nhằm đưa sự phát triển miền núi tiến kịp miền xuôi. Những huyện được xem là huyện miền núi đó là xa đường quốc lộ, xa các trung tâm phát triển, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
Nghệ An là một tỉnh ở Bắc Trung Bộ có nhiều huyện miền núi như: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương, Kì Sơn. Các huyện miền núi này cách xa thành phố Vinh là trung tâm kinh tế thương mại của tỉnh khoảng từ 150km đến 200km, cách xa quốc lộ 1A, sân bay Vinh, cảng Cửa Lò. Địa hình chủ yếu là đồi núi, kinh tế hết sức khó khăn hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao. Dân cư chiếm đa số là người dân tộc thiểu số. Đơn cử như huyện Quỳ Châu, cách xa thành phố Vinh 150km về phí Tây Bắc, có trục đường 48 chạy qua, địa hình từ miền núi cao xuống miền núi thấp của tỉnh Nghệ An. Huyện Quỳ Châu tiếp giáp với các huyện như Quế Phong, Tương Dương, Như Xuân (Thanh hóa), Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Con Cuông. Sự phân chia này chỉ dựa vào các dãy núi tự nhiên, hoặc thung lũng đứt gãy. So với một số huyện miền núi khác, Quỳ Châu có trình độ phát triển kinh tế chậm, đời sống người dân khó khăn (Theo thống kê của phòng Lao động thương binh và xã hội huyên năm 2009, tỉ lệ hộ nghèo của huyện chiếm 34,7% toàn huyện, so với toàn tỉnh là cao nhất). Dân cư của huyện chủ yếu là dân tộc thiểu số: Người Thái, Thổ, Ré, Hmông, Tày trong đó người Thái chiếm đa số. Do địa hình, tình hình kinh tế - xã hội khó khăn, trình độ dân trí thấp nên vấn đề đầu tư cho con em học tập là rất khó khăn. Chính vì mục tiêu đưa miền núi
phát triển kịp miền xuôi và đào tạo cán bộ bổ sung cho miền núi, nên chính phủ quyết định thành lập hệ thống trường THPT - DTNT ở những huyện miền núi đặc biệt khó khăn. Những huyện miền núi của tỉnh Nghệ An cũng đã thành lập trường DTNT, trong đó có huyện Quỳ Châu.