Sử dụng đa dạng kết hợp khéo léo, hợp lí các phương pháp dạy học, trong đó cần chú ý tới dung lượng phương pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 95 - 98)

- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,

b. Việc lĩnh hội kiến thức của học sinh khi giáo viên tiến hành bài học lịch sử

2.3.4. Sử dụng đa dạng kết hợp khéo léo, hợp lí các phương pháp dạy học, trong đó cần chú ý tới dung lượng phương pháp

trong đó cần chú ý tới dung lượng phương pháp

Để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, một trong những biện pháp quan trọng là sử dụng đa dạng kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn các phương pháp sư phạm trong bài học. Đây là vấn đề không đơn giản không phải giáo viên nào cũng làm được. Cần lựa chọn phương pháp hợp lí, để vừa tiết kiệm thời gian vừa đạt hiệu quả bài học cao.

Xuất phát từ đặc trưng bộ môn, mục đích, nội dung của giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông, lí luận dạy học đều khẳng định: Sử dụng đa dạng nhuần nhuyễn, hợp lí các cách dạy học, các phương pháp dạy học là một trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

Mục tiêu bài học, nội dung kiến thức, đặc điểm nhận thức của học sinh quy định việc lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp. Nên trong bài học không có phương pháp nào là duy nhất hay vạn năng, mà là sự đan xen, kết hợp khéo léo giữa các phương pháp nhằm đạt hiệu quả bài học. Có thể chia thành ba dạng bài ứng với phương pháp như sau:

- Loại bài về chính trị, kinh tế, xã hội sử dụng phương pháp miêu tả, giải thích, so sánh, đàm thoại kết hợp đồ dùng trực quan. Ví như: Dạy về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân pháp ở Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Giáo viên chủ yếu trao đổi đàm thoại và so sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất về quy mô và sự phân hóa xã hội Việt Nam.

- Loại bài về văn hóa nghệ thuật, khoa học kĩ thuật chủ yếu dùng phương pháp miêu tả, giải thích đồ dùng trực quan, trao đổi đàm thoại để học sinh có biểu tượng chính xác rõ ràng.

- Loại bài khởi nghĩa và kháng chiến chống ngoại xâm, dạy lịch sử thường những loại bài này thường rất hấp dẫn đối với học sinh, chủ yếu là phương pháp trình bày miệng (tường thuật kết hợp miêu tả), đồ dùng trực quan (Bản đồ, tranh ảnh), kết hợp phân tích trao đổi nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh, kích thích hứng thú học tập của các em. Trong chương trình lịch sử lớp 12, có rất nhiều bài học loại này, chỉ đơn cử như khi dạy về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, giáo viên phải kết hợp mô tả về vị trí địa lí, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, khi tường thuật diễn biến cần kết hợp miêu tả với bản đồ. Như vậy, học sinh vừa có biểu tượng về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vừa hiểu được tầm quan trọng của nó đối với cả Pháp và ta. Đồng thời nắm được diễn biến, kết quả của chiến dịch một cách nhanh chóng.

Trong thực tế dạy học cho thấy, việc phân chia loại bài và phương pháp như vậy chỉ mang tính chất tương đối, vì căn cứ vào nội dung cụ thể, vào đối tượng học sinh khác nhau mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Đối với học sinh các trường THPT - DTNT khi lựa chọn phương pháp, bản thân người giáo viên cần chú ý không quá lạm dụng một phương pháp này hay phương pháp khác, cần chú ý tới dung lượng của phương pháp. Đó là sự kết hợp các phương pháp dạy học với nhau để tìm ra phương pháp tối ưu và để đạt mục đích tối ưu. Chính dung lượng phương pháp làm cho bài học nhẹ nhàng hiệu quả. Ví như: Dạy về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ở Việt Nam. Giáo viên cần căn cứ vào lược đồ SGK, kết hợp cách vẽ sơ đồ trên bảng để biểu diễn diễn biến của chiến dịch. Vừa vẽ lên bảng sơ đồ khí lược vừa trình bày để học sinh nhớ kiến thức. Đợt 1 (13- 3 đến ngày 17- 3- 1954), ta tấn công vào Him lam và toàn bộ phân khu Bắc. Giáo viên vẽ lên bản phân khu Bắc gồm: Bản kéo, đồi Độc lập, đồi Him lam để học sinh dễ hình dung. Đợt 2 (Từ 30 - 3 đến ngày 26 - 4 - 1954), ta tấn công phía đông phân khu trung tâm Mường Thanh và khép chặt dần vòng vây bằng hệ thống hầm hào.

Giáo viên vẽ biểu diễn trung tâm Mường Thành với các vị trí đánh dấu. Đợt 3 (từ 1- 5 đến ngày 7- 5 - 1954), ta tấn công vào trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, giáo viên kết hợp vẽ phân khu Nam. Cả ba phân khu nối liền với nhau bởi dòng sông Nậm Rốm và một trục đường giao thông. Sử dụng các phương pháp: Tường thuật, phân tích, đàm thoại kết hợp với vẽ sơ đồ biểu diễn diễn biến như vậy sẽ có tác dụng đối với học sinh trên cả ba mặt. Về kiến thức: Học sinh dễ hiểu bài và nắm kiến thức chắc chắn. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng học lịch sử trên lược đồ cho học sinh, đồng thời giúp cho học sinh có kĩ năng vá thảo sơ đồ để dễ học và nhớ lâu kiến thức. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập đúng đắn cho học sinh, để xứng đáng với những người đã ngã xuống vì độc lập tự do cho đất nước.

Sử dụng bảng đen cũng là một nghệ thuật đồng thời nó thể hiện dung lượng của phương pháp. Các trường phổ thông miền núi phương tiện dạy học hiện đại rất ít được sử dụng, nên phương tiện chính trong quá trình dạy học chủ yếu là bảng đen. Mặt khác, nếu giờ học sử dụng máy chiếu học sinh sẽ khó tư duy nhanh để ghi bài, trong lúc học các em có thể thích thú, nhưng lượng kiến thức thu được sẽ không đạt yêu cầu. Vì dùng máy chiếu, học sinh miền núi không thể vừa nghe, nhìn,ghi được. Chính vì vậy, sử dụng bảng đen là yêu cầu quan trọng trong dạy học nói chung và trong dạy học ở miền núi nói riêng. Trong một tiết học, giáo viên chỉ sử dụng bảng đen ghi những nội dung chính ngắn gọn nhất, nhưng nhìn vào đó học sinh có thể thâu tóm được nội dung cơ bản của bài. Ngoài ra, những kiến thức cần khắc sâu, cần lưu ý cho học sinh cũng cần phải trình bày trên bảng đen.Nghệ thuật sử dụng bảng đen cũng góp phần phát triển trí thông minh, tư duy sáng tạo cho học sinh. Như giúp học sinh tổng hợp kiến thức, tái hiện kiến thức cũ, rèn óc quan sát, ghi nhớ và hiểu sâu kiến thức. Cách trình bày của giáo viên trên bảng giúp cho học sinh rèn luyện tính khoa học, trong sáng trong trình bày. Nên vấn đề

đặt ra là cần trau dồi kĩ năng trình bày bảng đen như: Viết, vẽ nhanh, trình bày đẹp, cẩn thận, kết hợp giữa giảng và ghi bảng để kiểm tra thời gian tiết học đồng thời huy động cả lớp vào bài học.

Như vậy, sử dụng khéo léo, hợp lí các phương pháp dạy học, đặc biệt chú ý tới dung lượng của phương pháp là một biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w