- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,
b. Việc lĩnh hội kiến thức của học sinh khi giáo viên tiến hành bài học lịch sử
2.3.6. Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập nhất là phương pháp tự học
Khu vực miền núi nói chung, các huyện miền núi tỉnh Nghệ An nói riêng điều kiện kinh tế xã hội rất khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Việc đầu tư cho con cái học tập chưa được coi trọng. Nên hầu hết các em dân tộc ở các trường THPT-DTNT đều không có điều kiện để học thêm cũng như tự học ở nhà rất ít. Có nhiều em ngoài giờ học chính khóa của nhà trường còn phải tham gia sản xuất kiếm sống cùng gia đình. Vì vậy, dạy những đối tượng học sinh này vấn đề quan trọng nhất là giáo viên phải biết cách hướng dẫn, hình thành cho các em phương phháp học tập bộ môn nhất là phương pháp tự học.
Lí luận dạy học hiện đại cũng đã khẳng định tầm quan trọng của tự học đối với việc hình thành nhân cách người học: “tự học có vai trò cực kì quan trọng, phải nói rằng chất lượng học tập phụ thuộc vào chính việc tự học của từng học sinh... Có kĩ năng tự học, sẽ giúp cho con người có khả năng hoàn thiện mình trong cuộc đời. Ngày nay nổi lên các vấn đề học: Học thường xuyên, học suốt đời, thì tự học chính là sợi chỉ trung tâm” [47; 120].
GS. TSKH Thái Duy Tuyên đã khẳng định: “Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hường dẫn người học tư duy trong quá trình tiếp nhận tri thức; dạy cho người học phương phap tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và co tư duy phân tích tổng hợp; hát triển được năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tình chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình tự học, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội” [42; 127].
Như vậy, phương pháp tự học có vai trò rất quan trong trong quả trình dạy học nói chung, có tác dụng phát huy tính tự học của người học, giúp cho
người học chủ động trong vấn đề tiếp nhận kiến thức, đây là một biện pháp nâng cao bài học lịch sử, đặc biệt là đối tượng học sinh miền núi. Có thể hướng dẫn học sinh tự học theo cách sau:
Ở trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh phối hợp các thao tác tai nghe - mắt nhìn - tay ghi. Thực hiện được các thao tác đó kết hợp sẽ đảm bảo được lượng kiến thức theo yêu cầu, rèn luyện các giác quan và có tác dụng phát triển tư duy học sinh. Học sinh miền núi tư duy vấn đề tương đối chậm trong khi giảng bài những vấn đề trọng tâm quan trọng, giáo viên cần giảng khắc sâu 2-3 lượt để học sinh nắm chắc kiến thức. Yêu cầu học sinh ghi đủ bài giảng trên lớp nhất là những sự kiện, thuật ngữ quan trọng để làm tài liệu học tập cùng với SGK là chủ yếu.
Một trong những phương pháp học tập quan trọng mà giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh là học với SGK. Có thể nói, SGK là tài liệu gần như là duy nhất mà các em học sinh miền núi có được, nó vừa là tài tiệu giảng dạy của giáo viên đồng thời là tài liệu học tập duy nhất của học sinh miền núi. Nên sử dụng SGK như thế nào cho hiệu quả là điều rất quan trọng đối với các em. Trước hết, giáo viên hướng dẫn các em cách đọc nhanh, chính xác nội dung bài viết SGK, những từ ngữ nào khó hiểu đánh dấu để hỏi lại giáo viên hoặc bạn bè trong lớp. Việc nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi của giáo viên là một biện pháp rất quan trọng để rèn phương pháp tự học, phát huy tình tích tự giác của học sinh, giúp các em khắc sâu kiến thức, góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh: như tính kiên nhẫn, nhạy bén, tự giác tích cực trong học tập. Khi tiến hành các đạng hoạt động học tập phải hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng SGK để trả lời câu hỏi.
Trong SGK, bên cạnh kênh chữ thì kênh hình cũng chứa đựng một lượng thông tin hết sức quan trọng, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phương pháp khai thác kênh hình.
* Khai thác tranh ảnh: theo những bước sau.
Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, ảnh để xác định một cách khái quát nội dung bức tranh ảnh.
Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi, tổ chức học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh.
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu của mình
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung nội dung và cung cấp kiến thức cho cho học sinh.
Ví như bài 4 các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, kênh hình 11 “các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN tại hội nghị cấp cao không chính thức ở phi-lip-pin tháng 11 năm 1999” Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác như sau:
Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát hình 4 và phần chú thích.
Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi: Qua quan sát bức tranh em có nhận xét gì?
Bước 3: Học sinh tìm hiểu và trình bày kết quả. Bước 4: Giáo viên bổ sung chốt ý.
Các nguyên thủ quốc gia 10 nước ASEAN với những khuôn mặt cười rạng rỡ, tay nắm chặt tay. Thể hiện sự sát cảnh cùng nhau thành một khối vững chắc, cùng hướng về mục tiêu: Xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển.
* Phương pháp khai thác lược đồ được tiến hành như sau:
Bước 1: Cho học sinh quan sát lược đồ, giáo viên giải thích rõ các kí hiệu trên lược đồ.
Bước 2: Giáo viên nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh kết hợp SGK với lược đồ để hiểu nội dung lược đồ.
Bước 3: Học sinh tìm hiểu lược đồ và SGK, giáo viên cho các em trình bày nội dung trên lược đồ.
Ví như dạy bài 18 mục 2: chiến dịch biên giới Thu - Đông1950, giáo viên khai thác kênh hình 50 “lược đồ chiến dịch biên giới Thu - Đông1950”
Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ và giải thích các kí hiệu trên lược đồ cho học sinh rõ.
Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao ta chọn Đông Khê làm điểm mỏ đầu cho chiến dịch biên giới?
Bước 3: Học sinh trả lời và lược thuật nội dung diễn biễn qua lược đồ, giáo viên nhận xét bổ sung
Bước 4: Giáo viên tiếp tục dẫn dắt học sinh bằng hệ thống câu hỏi kết hợp tươnngf thuật trên bản đồ: Sau thất bại ở Đông Khê thái độ của địch như thể nào? Chủ trương của ta? Kết quả của chiến dịch biên giới.
Với việc khai thác lược đồ kết hợp với kênh chữ trong SGK sẽ giúp học sinh hiểu được nghê thuật quân sự của Đảng “đánh đồn diệt viện” từ đó các em sẽ rút ra được nguyên nhân tại sao chúng ta lại đánh thắng.
Hướng dẫn học sinh khai thác tốt kênh hình trong SGK, giúp các em tái tạo lại lịch sử một cách sống động chân thực, làm cho các em có biểu tượng đúng đắn về lịch sử. Có tác dụng phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, ngôn ngữ và tư đuy cho học sinh.
Học sinh miền núi ý thức tự học ở nhà chưa cao nên giáo viên cần hướng dẫn các em phương pháp học tập ở nhà hiệu quả nhất. Tự học ở nhà có tác dụng rất lớn đối với học sinh “không chỉ giúp học sinh củng cố, hiểu sâu, hệ thống hóa kiến thức, mà còn giúp các em lấp lỗ hổng về mặt kiến thức, nâng cao khả năng sáng tạo củ những em khá giỏi. Hơn nữa khi chuẩn bị các bài sắp học sẽ tạo điều kiện cho học sinh lịch hội bài mới dễ dàng tốt hơn. Ngòai ra, việc tự học tập ở nhà còn góp phần giáo dục các em tính chuyên cần, tự giác trong lao động, học tập, ý chí vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Cuối cùng, hoạt động này có tác dụng to lớn trong việc phát triển năng
lực độc lập làm việc, các kĩ năng kĩ xảo học tập cho bản thân học sinh” [13; 116]. Như vậy, tổ chức học tập ở nhà cho học sinh có tác dụng cả về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triẻn toàn diện học sinh.
Để giúp học sinh có thói quen và phương pháp học tạp ở nhà, cuối mỗi giờ học trên lớp, giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho các em phải hết sức cụ thể. Đối với học sinh miền núi cần tránh căn dặn chung chung. Bài tập về nhà giáo viên có thể sử dụng trong SGK hoặc tự soạn, bài tập không chỉ là kiểm tra kiến thức nhận biết lịch sử mà có thể sử dụng loại bài tập vận dụng kiến thức. Nội dung bài tập phải phù hợp với trình đồ nhận thức của học sinh, nếu bài khó có thể định hướng cho các em. Ví dụ: Sau khi học xong (tiết 1) Mục I - Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng. Bài tập về nhà giáo viên có thể ra bài tập: “Vì sao nói Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Bài tập này tương đối khó với học sinh học sinh miền núi, nên giáo viên có thể định hướng cho học sinh: Hoàn cảnh ra đời, hoạt động, tác dụng: Chính những hoạt động của hội làm cho phong tràn công nhân trong nước phát triển mạnh mẽ và trở thành nòng cốt trong phong trào giải phóng dân tộc. Phong trào công nhân là một trong những yếu tố quan trọng để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một phương pháp tự học nữa mà giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh là biết thống nhất vở ghi và SGK để nắm vững kiến thức cơ bản. Học sinh THPT - DTNT, khi học ở nhà chủ yếu đọc thuộc vở ghi, không xem lại SGK nên kiến thức thường rất ít và hời hợt. Trong khi đó, lớp 12 đang đối diện với kì thi tốt nghiệp và đại học (học sinh thi khối C), nên việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu vở ghi và SGK là điều cần thiết. Đây là công việc nhằm phát huy tính tích cực cũng như khả năng hiểu sâu kiến thức cho học sinh. Bài giảng trên lớp, thời gian không cho phép giáo viên trình bày tất cả nội dung kiến thức, mà giáo viên chỉ trình bày những nội dung cơ bản trong SGK và một số
tài liệu ngoài SGK. Do đó, học sinh cần phải nghiên cứu SGK ở nhà kết hợp với vở ghi trên lớp để rèn kĩ năng phân tích, đánh giá và rút ra kết luận.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc vở ghi trước sau đó đến SGK hoặc ngược lại. So sánh giữa SGK và vở ghi để nắm vững kiến thức, từ kiến thức đã học đó vận dụng hoàn thành các bài tập. Ví như: Dạy về Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ở trên lớp học sinh chỉ ghi được những nét chính:
- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản.
- Hội nghi thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản ở Đông Dương thành một Đảng duy nhát lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, gọi chung là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
* Nội dung của Cương lĩnh:
+ Đường lối chiến lược: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng.
+ Nhiệm vụ cách mạng: Chống Đế quốc và Phong Kiến tay sai
+ Lực lượng cách mạng: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức; phú nông, trung và tiểu địa chủ.
+ Lực lượng lãnh đạo: Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Mối quan hệ giữa ách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
Đó chỉ là kiến thức cơ bản nhất, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc lại nội dung kiến thức vở ghi và SGK để hiểu sâu sắc kiến thức. Giáo dục thái độ kiên nhẫn, tính tích cực tự giác trong học tập cho học sinh và rèn kĩ năng sử dụng SGK trong học tập cho học sinh.
Như vậy, hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học là một biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở các trường THPT-DTNT miền núi Nghẹ An nói riêng và cả nước nói chung. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt giáo dưỡng, giáo dục mà còn góp phần phát triển toàn diện học sinh.