Tổ chức giờ học hiệu quả

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 108 - 114)

- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,

2.3.7.Tổ chức giờ học hiệu quả

b. Việc lĩnh hội kiến thức của học sinh khi giáo viên tiến hành bài học lịch sử

2.3.7.Tổ chức giờ học hiệu quả

Để nâng cao chất lượng môn lịch sử một trong những biện pháp hết sức quan trọng là phải tổ chức giờ học hiệu quả. Theo T.S. Đai ri, giờ học không đơn thuần là “thầy đọc, trò chép” mà là một sự tổng hợp sư phạm bao gồm:

a, Nội dung chứa đựng nhiều nguồn cung cấp kiến thức khác nhau (Lời nói sinh động của thầy, tài liệu, tác phẩm văn học, đồ dùng trực quan...)

b, Các khâu khác nhau của quá trình dạy học (sự lĩnh hội tài liệu mới, kiểm tra kiến thức ôn tập)

c, Các hình thức của hoạt động nội khóa và của cách thức dạy học [15; 6] Trên cơ sở lí luận dạy học hiện đại, cũng như đặc trưng bộ môn và thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông, để tổ chức giờ họ hiệu quả giáo viên cần xác định được nội dung cơ bản của bài học theo chương trình SGK, đảm bảo cho học sinh nắm được nội dung bài tại lớp. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải thực hiện các yêu cầu cơ bản của một bài học lịch sử, đó là:

- Nội dung bài học phải phản ánh được trình độ của sử học Mác- xít hiện nay, với nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối của Đảng và Nhà nước.

- Xác định được nội dung cơ bản của bài học theo mục đích chung mà chương trình quy định cho tất cả học sinh, để các em có thể nắm vững bài ngay tại lớp.

- Phải đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh của sự kiện, hiện tượng lịch sử, tái tạo lại quá khứ như nó tồn tại, khơi dậy cảm xúc lịch sử sâu sắc cho học sinh. Những kiến thức trong bài học, giúp học sinh hiểu được quy luật của sự phát triển xã hội loại người, mối quan hệ của quá khứ hiện tại và tương lai.

- Đảm bảo tính toàn diện của kế hoạch sư phạm, nghĩa là phải xác định được ý nghĩa của bài học trong hệ thống chương trình lịch sử, từ đó chỉ ra được phần đóng góp của bài học trong việc hình thành kiến thức, giáo dục đạo đức tư tưởng và phát triển học sinh.

- Sử dụng thành thạo quy luật của quá trình nhận thức và giáo dục đối với việc thực hiện khả năng của giờ học, định hướng hoạt động chính diện và khả năng nhận thức của các em. Phân biệt được thái độ của học sinh khi lựa chọn nội dung, phương pháp đảm bảo cho đa số học sinh hiểu bài ngay tại lớp.

- Tổ chức tốt hoạt động độc lập nhận thức của học sinh trong quá trình học tập, phải vận dụng các dạng kích thích học tập: Xác định mục đích học tập trước khi học sinh học tập bài đó, gợi động cơ, đích đến cho học sinh hướng tới, phải sử dụng hệ thống câu hỏi hợp lí...

- Lựa chọn đúng, hợp lí và sử dụng đa dạng các nguồn kiến thức, phương tiện, phương pháp, cách dạy học khác nhau trong một bài học. Giáo viên phải xác định cấu trúc giờ học, cấu trúc nội dung lịch sử. Cách dạy học tương ứng với nội dung dạy học và khả năng nhận thức của học sinh, tạo điều kiện thực hiện kế hoạch sư phạm: Sử dụng đồ dùng trực quan, phương tiện kĩ thuật tuân thủ tiêu chuẩn sử dụng như thế nào. Đặc biệt cần phát triển ngôn ngữ của học sinh và làm giàu vốn từ ngữ của các em. Định hướng cách học cho học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên cần dự kiến câu trả lời của học sinh từ đó dự kiến đáp án của mình, cũng như những tình huống bất ngờ. Giáo viên cần có kĩ năng trình bày cho vấn đề đơn giản, kĩ năng kết hợp các phương pháp trong bài học với lứa tuổi học sinh với vùng phát triển gần nhất của các em.

- Bài học phải góp phần giáo dục lòng yêu nước, yêu lao động, tính chuyên cần nhẫn nại, tính tập thể, kĩ năng học tập bộ môn. Có kĩ năng tự mở rộng kiến thức để hiểu sâu sắc kiến thức lịch sử.

Những yêu cầu trên thể hiện tính hiện đại của bài học lịch sử, đồng thời đảm bảo trình độ của học sinh cho mọi vùng miền, phù hợp với điều kiện của từng địa phương kể cả miền núi, vùng sâu xa.

Đồng thời, để tổ chức giờ học hiệu quả cần vận dụng cấu trúc bài học mềm dẻo nhằm phát triển tư duy độc lập của học sinh. Nghĩa là các bước tiến hành giờ học có thể thay đổi cho phù hợp với nội dung từng bài học và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Lí luận dạy học hiện đại chỉ rõ: Cấu trúc giờ học không nên cứng nhắc, phải là cấu trúc mềm dẻo, linh hoạt, thường xuyên biến dạng, tùy đề tài quan trọng hay không mà xác định cấu trúc cho phù hợp. Có thể nói một trong những cấu trúc bài học có tác dụng cho mọi đối tượng học sinh là cấu trúc bài học nêu vấn đề, nó được thực hiện như sau:

Thứ nhất: Giáo viên nên đặt mục đích học tập đầu giờ học trước khi cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới. Vì đặt mục đích đầu giờ học sẽ gây sự chú ý cho học sinh, động viên những kiến thức của các em vào việc nghiên cứu kiến thức mới, kích thích hoạt động trí tuệ và hứng thú học tập cho học sinh. Đạt mục đích đầu giờ học sẽ định hướng được kiến thức cơ bản cần nắm khi nghiên cứu bài mới cho học sinh. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất là dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề Ví như: Khi dạy Bài 6- Nước Mỹ (Lớp 12- chuẩn), giáo viên dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề như sau: “Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại và đạt nhiều thành tựu to lớn. Vậy những yếu tố nào thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển? Biểu hiên của sự phát triển đó là gì? Giới cầm quyền Mỹ đã

thực hiện chính sách đối nội đối ngoại như thế nào? Mục đích của chính sách đó là gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ lí giải những vấn đề đó”.

Thứ hai, giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới, có thể nói đây là khâu quan trọng nhất. Một bài học đạt hiệu quả đòi hỏi việc hình thành kiến thức trên cơ sở tư duy độc lập của học sinh. Giáo viên cần phải tổ chức hoạt động độc lập nhận thức cho học sinh kết hợp với thông báo kiến thức một cách khoa học. Muốn giải quyết vấn đề mà đầu giờ định hướng, người giáo viên phải đưa ra những câu hỏi gợi mở của từng phần, hoặc so sánh, phân tích, đánh giá sự kiện hiện tượng lịch sử, quan trọng hơn cần phải lựa chọn thời điểm đưa ra câu hỏi thích hợp. Nếu câu hỏi tìm kiếm từng phần, nhưng là kiến thức cơ bản thì đưa ra ngay từ đầu mục. Ví như dạy mục 1- bài 6, Nước Mỹ từ 1945 đến năm 1973, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Biểu hiện của sự phát triển kinh tế Mỹ? Nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai? Nếu câu hỏi chỉ mang tính chất gợi mở thì đưa ra trong tiến trình dạy học.

Thứ ba, giáo viên nêu phương pháp tiếp nhận thông tin và tổ chức cho học sinh khai thác thông tin, nhằm mục đích giúp học sinh tìm câu trả lời cho vấn đề của toàn bài. Việc này rất quan trọng không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà quan trọng hơn là rèn cho học sinh khả năng nhận thức, phương pháp khi nghiên cứu sự kiện hiện tượng lịch sử. Kết hợp trình bày nêu vấn đề với phương pháp nghiên cứu học tập là phù hợp nhất. Ví như, tìm hiểu về bài 6- nước Mỹ, Học sinh muốn trả lời câu hỏi nhận thức đầu giờ học cần có sự kết hợp bài giảng + nghiên cứu SGK + đồ dùng trực quan + tài liệu để hiểu sâu sắc kiến thức của bài. Trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới, giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh trình bày, sau đó cho các bạn trong lớp bổ sung cuối cùng là giáo viên nhận xét chốt ý.

Thứ tư, giáo viên tổ chức kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh. Công việc này giúp giáo viên kiểm tra được mức độ lĩnh hội tài liệu nghiên cứu, kiểm tra được trình độ lĩnh hội kiến thức lịch sử nói chung và đánh giá được hiệu quả hoạt động độc lập nhận thức của học sinh qua bài học. Thông qua đó giúp giáo viên thấy được hiệu quả các phương pháp sư phạm của mình và tìm cách điều chỉnh cho phù hợp. Nội dung câu hỏi kiểm tra nên: Những vấn đề được đặt ra đầu giờ, hoặc có thể đưa ra những câu hỏi mở nâng sự nhận thức nêu vấn đề đầu giờ học. Song mục đích kiểm tra xem mức độ nắm kiến thức như thế nào. Cách kiểm tra có thể trao đổi bằng kiểm tra miệng hoặc viết khoảng 10 phút.

Cuối cùng, tiếp tục hoàn thiện việc hình thành kiến thức, tác động giáo dục học sinh qua bài tập về nhà. Ra bài tập về nhà trong dạy học lịch sử là một trong những phương pháp phát triển tư duy học sinh. Bài tập về nhà thực sự có hiệu quả khi tiếp tục hoàn thiện mục đích bài học trên lớp với ba mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Nên tránh bắt học sinh học thuộc lòng kiến thức SGK hoặc vở ghi như vậy không có tác dụng phát triển tư duy. Có những hướng ra bài tập về nhà như sau:

* Bài tập dưới dạng một câu hỏi tổng hợp. Yêu cầu của loại bài tập này đòi hỏi học sinh lựa chọn sự kiện hiện tượng lịch sử trong mối quan hệ khác, phải phát triển thêm vấn đề, hoặc làm cho vấn đề thêm sâu săc, nâng trình độ nhận thức lên mức khái quát hóa. Ví như sau khi dạy xong phần lịch sử 1919- 1930, giáo viên có thể ra câu hỏi tổng hợp như: “Bằng những sự kiện lịch sử từ 1919- 1930, hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam”. Đây là dạng bài tập mang tính chất khó đối với đa số là học sinh dân tộc thiểu số, nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn sự kiện cơ bản nhất để làm sáng tỏ công lao của người đối với cách mạng Việt Nam.

*Bài tập rèn kĩ năng thực hành, hệ thống hóa kiến thức và vận dụng kiến thức: Loại bài tập này có nhiều loại như: cho học sinh lập niên biểu để hệ

thống hóa kiến thức, hoặc so sánh sự kiện để tìm ra bản chất lịch sử. Ví như dạy xong phần lịch sử 1930- 1945, giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống hóa kiến thức bằng bảng thống kê những sự kiện chính. Hoặc lập niên biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919- 1925. Loại bài tập vẽ bản đồ, lược đò nhằm khắc sâu kiến thức, xác định không gian, thời gian diễn ra sự kiên lịch sử. Ví như. Sau khi học xong cách mạng tháng tám, giáo viên yêu cầu học sinh vẽ bản đồ và điền thời gian giành chính quyền của các tỉnh vào bản đồ.Loại bài tập vẽ sơ đồ, đồ thị...

* Bài tập dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Có sáu loại kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

Bài tập về nhà muốn đạt hiệu quả cần chú ý tới đối tượng học sinh để lựa chọn cho thích hợp. Đối với học sinh các trường dân tộc nội trú phù hợp nhất vẫn là vẽ đồ thị hoặc bài tập trắc nghiện khách quan, đối với bài tập tổng hợp cần ở mức nhẹ hơn.

Như vậy, tổ chức giờ học hiệu quả phải tuân thủ những yêu cầu của một bài học lịch sử hiện đại và vận dụng cấu trúc giờ học nêu vấn đề là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử bản thân người giáo viên cần sử dụng nhiều biện pháp, phương pháp khác nhau nhằm phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh. Chính điều đó sẽ gây được hứng thú học tập bộ môn cho các em, giúp học sinh yêu thích và học tốt môn lịch sử. Trên đây là những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, được đè ra trên cơ sở lí luận dạy học hiện đại và thực tế dạy học lịch sử ở trường THPT - DTNT Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Trong quá trình vận dụng, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo đối với từng bài và đối tượng học sinh từng vùng. Để từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử trên cả ba mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 108 - 114)