Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 116 - 121)

- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,

b. Việc lĩnh hội kiến thức của học sinh khi giáo viên tiến hành bài học lịch sử

2.4.5. Kết quả thực nghiệm

Qua tổng hợp kết quả tổng hợp thu được chúng tôi có bảng thống kê như sau: Nhóm Lớp SL HS Kết quả thực nghiệm Giỏi Khá TB Yếu Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % Đối chứng 12A 37 1 3 17 46 15 40 4 11 Thực nghiệm 12C 37 4 11 24 65 9 24 0 0 Qua kiểm tra nhận thức học sinh chúng tôi thấy: Các em học sinh ở lớp thực nghiệm (12 C), rất chăm chú nghe giảng, học tập tích cực, hăng say phát biểu xây dựng bài, không khí học tập rất sôi nổi. Các em đã bắt đầu lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Nhờ đó, bài học đã đạt hiệu quả cao cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Điều này thể hiện ở kết quả thu được qua bảng thống kê: Tổng số bài 37, trong đó loại giỏi 4 loại khá 24 loại TB 9, không có học sinh loại yếu kém.

Còn ở lớp đối chứng (12A) chúng tôi tiến hành dạy học theo cách thông thường không áp dụng các biện pháp đề ra trong luận văn. Mặc dù học sinh yên lặng chăm chú nghe giảng nhưng không khí lớp buồn tẻ, học sinh học mệt mỏi ít xây dựng bài. Do đó, hiệu quả bài học không cao. Với kết quả: 37 bài thu được chỉ có 1 loại giỏi 17 khá, 15 TB và 4 bài loại yếu.

Như vậy, hiệu quả bài học lịch sử ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn ở lớp đối chứng. Qua kết quả trên, chúng tôi khẳng định những biện pháp mà luận văn đưa ra hoàn toàn có tính khả thi. Có thể áp dụng vào thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung và các trường THPT - DTNT miền núi nói riêng.

* * *

Để đáp ứng yêu cầu của đất nước đào tạo ra những con người có đầy đủ “trí - đức - mĩ”. Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước nhà tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, dạy học lấy người học làm trung tâm. Nhiều giáo viên đã nhận thức được vấn đè đó, trong giảng dạy đã biết đưa ra những biện pháp sư phạm phù hợp để từng bước nâng cao chất lượng môn học. Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ đưa ra những biện pháp sư phạm như trên mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng môn lịch sử hiện nay. Qua thực nghiệm chúng tôi thấy những biện pháp trên hoàn toàn có tính khả thi. Trong quá trình giảng dạy, nếu giáo viên vận dụng một cách linh hoạt mềm dẻo sẽ nâng cao hiệu quả từng bài học, từng bước nâng cao chất lượng môn lịch sử.

KẾT LUẬN

Có thể nói, trong những năm gần đây do sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, nên toàn nghành giáo dục đã thực hiện công cuộc đổi mới, trong đó có môn lịch sử ở trường THPT. Nhìn chùng, chất lượng dạy học bộ môn đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều giáo viên tâm huyết với nghề đã cố gắng tìm tòi vận dụng lí luận dạy học vào thực tiễn, từng bước nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Tuy nhiên, vấn đề nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An chưa được nhiều giáo viên coi trọng. Chính vì vậy hiệu quả dạy học bộ môn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đưa giáo dục miền núi tiến kịp miền xuôi.

Trên cơ sở lí luận dạy học bộ môn và thực tiễn dạy học ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn).

Căn cứ mục đích, nhiệm vụ của đề tài, kết quả nghiên cứu chúng tôi khẳng định giả thuyết của luận văn là hoàn toàn đúng và chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT là rất cần thiết, đặc biệt hết sức quan trọng đối với học sinh miền núi cuối cấp, chuẩn bị bước vào hai kì thi quan trọng của cuộc đời đó là thi tốt nghiệp và đại học. Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử giúp các em hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Từ đó, hình thành cho các em thế giới qua khoa học, giáo dục tư tưởng đạo đức đúng đắn: Lòng yêu nước, kính trọng quần chúng nhân dân lao động, biết ơn tổ tiên, tự hào dân tộc. Đồng thời, rèn luyện phương pháp tư duy lịch sử khi đánh giá sự kiện hiện tượng lịch sử, phát triển kĩ năng thực hành bộ môn và các thao tác tư duy cho các em.

2. Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, đổi mới, mở cửa, giao lưu hội nhập với bên ngoài. Nên vấn đề

nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn lịch sử nói riêng ở miền núi là việc làm hết sức cần thiết. Nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho miền núi, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, đó là một trong những chiến lược phát triển đất nước quan trọng của Đảng ta. Muốn xây dựng con người và thế hệ trẻ biết giữ dìn và phát huy các giá trị dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, thì bộ môn lịch sử đóng một vai trò hết sức quan trọng, cho nên cần nâng cao chất lượng bộ môn đặc biệt ở khu vực miền núi.

3. Để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở miền núi, cần phải căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm tâm lí học sinh miền núi nhất là học sinh con em dân tộc ít người, đồng thời căn cứ vào cơ sở lí luận dạy học bộ môn mà đề ra các biện pháp, phương pháp dạy học phù hợp. Các biện pháp sư phạm để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở miền núi nhìn chung là đa dạng, quan trọng nhất là phát huy được tính tích cực chủ động nhận thức của học sinh. Những biện pháp mà luận văn đưa ra ở trên, chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, có ý nghĩa phác họa định hướng cho việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở các trường THPT - DTNT miền núi Nghệ An, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn nói chung và ở khu vực miền núi nói riêng. Trong quá trình vận dụng vào thực tiễn địa phương mình, giáo viên cần phải thật sự linh hoạt sáng tạo cho phù hợp.

4. Trên cơ sở kết quả đạt được của luận văn, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất: Các cấp ban ngành, các nhà quản lí giáo dục cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề dạy học ở miền núi nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng. Cụ thể, cần có sự động viên khuyến khích cả giáo viên và học sinh kịp thời nếu đạt thành tích cao trong học tập bộ môn (đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh có điểm thi cao), Giúp đỡ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo... cho các trường miền

núi. Tạo điều kiện cho giáo viên miền núi được đi thăm lớp dự giờ ở miền xuôi, đặc biệt là các giáo viên giỏi để hộc tập kinh nghiệm.

Thứ hai: Cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về mọi mặt như: Kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, vốn sống. Tổ chức trao đổi kinh nghiện giảng dạy của giáo viên giữa các vùng miền để giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Vấn đề nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử nói chung và nâng cao hiệu quả bài học lịch sử nói riêng là một vấn đề mà xã hội rất quan tâm hiện nay. Mỗi giáo viên cần có tâm với nghề, cần trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững lí luận dạy học bộ môn,tích cực đổi mới phương pháp dạy học hơn nữa và đề ra các biện pháp sư phạm phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh các vùng miền và góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn nhằm đáp ứng yêu cầu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w