- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,
b. Việc lĩnh hội kiến thức của học sinh khi giáo viên tiến hành bài học lịch sử
2.3.5. Kết hợp nhuần nhuyễn các dạng hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh và xây dựng mỗi quan hệ tương hỗ trong
tính tích cực, độc lập của học sinh và xây dựng mỗi quan hệ tương hỗ trong học tập
Trong tạp chí giáo dục số 197 (9- 2008), GS. TS. Nguyễn Thị Côi khẳng định: “Bài học hiệu quả cần hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy tích cực, độc lập của học sinh. Tổ chức các hoạt đọng học tập là một trong những biện pháp phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức, đặc biệt là trong tư duy các em. Vì vậy, phối hợp tốt các dạng hoạt động học tập sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học” [10; 30]. Nguyễn Hữu Châu trong cuốn
Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học “học tập không phải là một quá trình chỉ diễn ra trong đầu óc con người, mà được hình thành bởi những tác động bên ngoài. Việc học chỉ có ý nghĩa khi các cá nhân bị thu hút vào các hoạt động mang tính xã hội” [6; 14]. Trong quá trình dạy học giáo viên cần tạo diều kiện cho học sinh trao đổi, thảo luận giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh để cho các em có sự phối hợp giúp đỡ bạn trong quá trình giải quyết vấn đề học tập. Đối với học sinh miền núi điều này càng có ý nghĩa quan trọng khắc phục tính nhút nhát ỷ lại của các em, tổ chức những hình thức hoạt động học tập khác nhau giúp cho các em mạnh giạn tự tin trình bày vấn đề trước đám đông.
Theo các nhà giáo dục lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có 3 dạng hoạt động học tập hoạt động toàn lớp, hoạt động tổ nhóm, hoạt động cá nhân. Mỗi hoạt động đều có một ưu điểm và hạn chế riêng, cần phải
kết hợp nhuần nhuyễn các dạng hoạt động học tập trên để phát huy mặt ưu điểm và khắc phục mặt hạn chế. Việc tổ chức, kết hợp các hoạt động học tập có ý nghĩa to lớn đối với vấn đề nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, đó thực sự là một biện pháp sẽ phát huy tính tích cực chủ động của các em học sinh miền núi trong học tập bộ môn. Kết hợp các dạng hoạt động họ tập khong những giúp các em học sinh miền núi khắc phục tính nhút nhát, sự tự ti và khó khăn khi trình bày suy nghĩ của mình trước đám đông. Tổ chức tốt các hoạt động học tập sẽ tạo điều kiện cho các em chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng con đường tự khám phá ra nó. Các em sẽ được rèn phương pháp tự học, được hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. Các em sẽ xây dựng được mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trong quá trình học tập, nhờ đó tư duy, trí tuệ, phương pháp diễn đạt, tính mạnh dạn của các em cũng dần dẫn hoàn thiện và phát triển.
Cũng như các môn khoa học khác, môn lịch sử góp phần phát triển trí thông minh sáng tạo của học sinh, việc kết hợp các dạng học tập sẽ phát triển tư duy học sinh. Giáo viên có thể kết hợp các dạng học tập như sau:
* Tổ chức kết hợp hoạt động toàn lớp với cá nhân: thường được thực hiện khi giáo viên tổ chức cho hoc sinh tìm hiểu những vấn đề phức tạp cần có sự trình bày phân tích đánh giá.
+ Giáo viên nêu câu hỏi (vấn đề quan trọng của bài giảng) giao nhiệm vụ cho học sinh.
+ Hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK hoặc huy động kiến thức để giải quyết vấn đề. Ví như khi dạy bài 12: Mục 1 chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp. Giáo viên có thể đặt câu hỏi vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương? Nội dung của công cuộc khai thác? Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 có gì khác so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
+ Hoàn cảnh: Thực dân Pháp tuy là nước thắng trận trong chiến tranh lần thứ nhất nhưng bị thiệt hại nặng nề để bù đắp thiệt haị đó chúng đẩy mạnh khi thác thuụoc địa lần thứ 2 ở Đông Dương trong đó có Việt Nam
+ Nội dung: Kinh tế, giao thông vận tải, ngân hàng, thuế...
Pháp về cơ bản chính sách không thay đổi chúng không đầu tư công nghiệp nặng, đầu tư quy mô lớn tốc độ nhanh hơn nhiều.
Tổ chức kết hợp hoạt động tổ, nhóm với cá nhân: Khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung khó, phức tạp song được trình bày tương đối đầy đủ về mặt dữ kiện, sự kiện trong SGK. Học sinh có thể đọc SGK, vận dụng hiểu biết cá nhân, hiểu biết của bạn để giải quyết vấn đề hoạt động này được tiến hành như sau
+ Giáo viên nêu một hoặc nhiều vấn đề cho các nhóm.
+ Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn các em suy nghi, tìm hiểu SGK để hoàn thành nhiệm vụ
+ Yêu cầu dại diện nhóm trình bày, học sinh nhóm khác bổ sung, giáo viên chấm ý. Ví như: Dạy bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm như sau:
Nhóm 1: Trình bày nguồn gốc, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại? Vì sao gọi cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là cách mạng khoa học - công nghệ.
Nhóm 2: Trình bày và phân tích những thành tựu trong lĩnh vực khoa học cơ bản được ứng dụng trong sản xuất?
Nhóm 3: rình bày và phân tích những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ được ứng dụng trong sản xuất.
Nhóm 4: Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tác động tích cực và tiêu cực đến đời sống con người như thế nào?
Sau khi các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, giáo viên nhận xét, bổ sung và phân tích. Học sinh theo dõi, so sánh với kết quả của mình.
Kết hợp nhóm với toàn lớp: Đây là hình thức giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập nhận thức với nội dung khó, song có đầy đủ dữ liệu trong SGK, học sinh căn cứ vào đó tự giải quyết vấn đề, giáo viên chỉ hướng dẫn gợi mở. Được thực hiện như sau:
- GV giao một vấn đề cho một cá nhân giải quyết, hướng dẫn nghiên cứu SGK để hoàn thành, đại diện học sinh trình bày, học sinh nhóm khác bổ sung, giáo viên chốt ý.
Ví như khi dạy bài 12 mục 4: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 19 đến 25, Gv nêu vấn đề, trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 - 1925? Từ đó nói rõ công lao của người đối với cách mạng nước ta.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập bảng như sau:
Thời gian Sự kiện Ý nghĩa
1919 7- 1920 12 - 1920 1921 1923 1924
Sau khi hoàn thành bảng thống kê, học sinh rút ra công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam. Đó là tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn và cùng với những người Việt Man yêu nước truyền bá vào nước ta.
Tóm lại, việc kết hợp nhuần nhuyễn các dạng học tập trong dạy học lớp 12 chương trình chuẩn phù hợp với học sinh THPT nói chung và học sinh miền núi nói riêng. Qua thực tế dạy học cho thấy, nếu giáo viên tổ chức tốt sẽ làm cho giờ học sôi nổi, thu hút được cả lớp hào hứng. Đặc biệt tạo được ra
mối quan hệ hợp tác tương hỗ của học sinh trong học tập, giúp các em trình bày suy nghi của mình trước đám đông, kích thích tư duy của các em và gây hứng thú học tập. Đây chính là biện phá nâng cao hiệu quả bài học ở các trường THPT-DTNT miền núi nói riêng.