Đặc điểm nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 40 - 41)

- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,

1.1.3.3.Đặc điểm nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử

Quá trình nhận thức của học sinh trong học tập môn lịch sử cũng giống như quá trình nhận thức chung của xã hội loại người, theo quy luật chung: Từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính và cuối cùng là vận dụng vào thực tiễn. Nhưng do đặc điểm của môn lịch sử là nhận thức quá khứ đã diễn ra hoàn toàn độc lập với ý thức của con người. Đó là sự nhận thức cái đã qua, không thể cảm giác, tri giác hay làm thí nghiệm cũng như không phán đoán suy luận được. Do đặc trưng của môn lịch sử là tính quá khứ, nên trong nhận thức của học sinh cũng có nét riêng so với quá trình nhận thức chung của xã hội loại người. Học sinh không tìm ra cái mới cho nhân loại, mà là sự nhận thức lại. Những kiến thức học sinh cần nắm trong quá trình học tập chỉ là những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Xuất phát từ lí luận bộ môn cũng như chức năng nhiệm vụ của môn lịch sử, các nhà giáo dục lịch sử khẳng định bản chất của quá trình nhận thức lịch sử của học sinh như sau:

- Quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông mang tính đặc thù. Vì là sự nhận thức của mỗi cá nhân học sinh, là sự nhận thức trong lĩnh vực giáo dục.

- Nhận thức lịch sử là nhận thức cái đã qua hoàn toàn độc lập với ý thức con người, không thể cảm giác hay tri giác trực tiếp hoặc làm thí nghiệm được. Nên quá trình nhận thức lịch sử cũng có đặc điểm riêng. Trong học tập lịch sử, học sinh tri giác tài liệu về sự kiện; Lời giảng của giáo viên, qua tài liệu, bảo tàmg... Để học sinh dễ nhận thức lịch sử, người giáo viên cần thổi hồn vào những sự kiện, làm cho sự kiện như đang nhảy múa trước mắt học sinh, làm cho học sinh có cảm giác như sự kiện đang diễn ra trước mắt và

mình như đang tham gia vào sự kiện đó. Trên cơ sở tri giác các nguồn tài liệu, sự kiện lịch sử dần hiện ra. Tài liêu sự kiện càng phong phú thì việc tạo biểu tượng lịch sử của học sinh càng dễ dàng. Đó chính là giai đoạn nhận thức cảm tính. Giai đoạn nhận thức lí tính, học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hóa để hiểu bản chất lịch sử. Tiếp đó, học sinh học sinh vận dụng kiến thức vào học tập và cuộc sống.

Như vậy, quá trình nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử đi từ nhân thức cảm tính đến nhận thức lí tính và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Nét khác biệt là nhận thức lịch sử của học sinh phải xuất phát từ tài liệu về sự kiện, từ việc tri giác tài liệu. Giáo viên hướng dẫn học sinh tạo biểu tượng, nắm khái niệm lịch sử, từ đó rút ra quy luật và bài học lịch sử. Nhận thức lịch sử không đơn thuần là để biết lịch sử mà quan trọng hơn là từ bài học quá khứ, học sinh hiểu và vận dụng kiến thức lịch sử vào hiện tại và phục vụ cho tương lai. Để thực hiện tốt sự nhận thức đó, học sinh phải thực sự nỗ lực, phát huy tính tích cực chủ động trong quá trình nhận thức dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên phải căn cứ vào đối tượng học sinh để lựa chọn phương pháp thích hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 40 - 41)