Nghĩa của việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 44 - 50)

- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,

1.1.4.2. nghĩa của việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử

* Giáo dưỡng:

- Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) sẽ giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới một cách có hệ thống, toàn diện nhất. Trong chương trình lịch sử lớp 12 có hàng trăm sự kiện cần phải nhớ, làm thế nào để học sinh nắm được kiến thức một cách tốt nhất. Người giáo viên khi tiến hành bài học cần phải lựa chọ kiến thức khoa học và vừa sức. Kiến thức khoa học, vừa sức đảm bảo cho

học sinh nắm kiến thức cơ bản và nhận thức lịch sử dễ dàng. Điều này rất quan trọng đối với học sinh các trường dân tộc nội trú, học sinh đa số là con em người dân tộc thiểu số, lựa chọn kiến thức vừa sức đảm bảo sự tiếp nhận kiến thức cho đa số học sinh. Trên cơ sở kiến thức cơ bản, giáo viên giúp cho học sinh có biểu tượng chân thực nhất về sự kiện hiện tượng lịch sử. Từ đó, biết đánh giá sự kiện, rút ra bài học, quy luật lịch sử và hình thành khái niệm lịch sử.

Ví như: Khi dạy về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945. Giáo viên tường thuật kết hợp với miêu tả quảng trường Ba Đình ngày độc lập, tạo cho các em các nhận được không khí náo nức, hào hùng của dân tộc ngày 2 -9 ấy, dựng lại bức tranh ngày độc lập trước mắt học sinh, điều đó giúp các em nhớ lâu và hiểu sâu kiến thức.

Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, giúp học sinh có kiến thức toàn diên, hệ thống về lịch sử. Lịch sử của xã hội loài người không chỉ là lịch sử đấu tranh quan sự, mà lịch sử phản ánh mọi mặt của đời sống phong phú xã hội quá khứ. Không những thế, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử sẽ tạo ra cho học sinh phương pháp học tập tích cực, chủ động nhất là phương pháp tự học. Học chương trình lớp 12, các em sẽ có kiến thức trình tự thời gian diễn ra sự kiện lịch sử, đồng thời nắm được kiến thức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội loại người.

* Giáo dục:

Môn lịch sử có ưu thế giáo trong việc giáo dục học sinh, đồng thời hình thành thế giới quan khoa học cho các em. Khả năng giáo dục của môn lịch sử “bắt nguồn từ một sự thực là trong khoa học lịch sử rõ ràng là có những yếu tố nghệ thuật”. Yếu tố nghệ thuật ở đây chính là sự khéo léo của người giáo viên trong giảng dạy lịch sử, làm cho bộ môn lịch sử thực sự hấp dẫn, thu hút học sinh bằng những sự kiện lịch sử cụ thể. Nâng cao hiệu quả

bài học lịch sử có tác dụng phát triển trí tuệ và tác động tới tư tưởng tình cảm của học sinh, tạo cho học sinh cảm xúc lịch sử, thái độ đúng đắn với các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Ví như khi dạy về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, giáo viên cho học sinh thấy những thủ đoạn của Pháp trong chính sách cai tri, bóc lột nhân dân ta, đồng thời cho học sinh thấy được nỗi thống khổ của quần chúng nhân dân lao động, đặc biệt là công nhân và nông dân. Qua những sự kiện, hình ảnh đó giáo dục cho học sinh lòng căm thù đối với thực dân Pháp xâm lược, thông cảm với nỗi khổ của người dân mất nước, giáo dục ý thức bảo vệ độc lập dân tộc.

Hoặc khi dạy về Chiến dịch biên giới 1950, bằng những hình ảnh những anh hùng Trần Cừ, La Văn Cầu, giáo dục cho học sinh tinh thần quả cảm giám hi sinh cho dộc lập tự do, giáo dục lòng yêu nước, lòng kính yêu đối với những người có công với đất nước. Đồng thời củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12, góp phần giáo dục niềm tin, giáo dục lí tưởng xã hội chủ nghĩa: Ở mỗi thời đại con người đều có niềm tin, có lí tưởng và xác định cho mình thế giới quan. Thế giới quan của chúng ta là thế giới quan Mác- xít, dựa vào sự nhận thức của quy luật tự nhiên và xã hội. Giáo dục con người phải giáo dục thế giới quan, tức là giáo dục lí tưởng, giáo dục lòng tin. Môn lịch sử góp phần giáo dục niềm tin lí tưởng XHCN cho học sinh. Chương trình lịch sử lớp 12 là sự kế tiếp chương trình lịch sử lớp 10, lớp 11. Chính vì vậy, học sinh nhận thức được sự phát triển của xã hội loài người qua các mô hình xã hội, từ sự ra đời, phát triển, suy vong của mỗi chế độ xã hội. Sự thay thế xã hội sau bao giờ cũng hợp quy luật, xã hội sau tiến bộ hơn xã hội trước đã lỗi thời. XHCN thay thế CNTB là một xu thế tất yếu hợp quy luật phát triển của xã hội loài người. Mặc dù hiện nay, CNXH trên thế giới

đang có bước thụt lùi tạm thời với sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu. Nhưng đó là sự sụp đổ một mô hình CNXH chưa đúng đắn, chưa khoa học. Còn CNXH là mô hình nhà nước tốt đẹp đang ở phía trước mà nhân loại tiến bộ đang hướng tới. Trong chương trình lịch sử lớp 12, khi dạy về Trung Quốc; Công cuộc đổi mới ở Việt Nam Từ 1986, giáo viên cần giáo dục niềm tin vào con đường XHCN cho học sinh.

Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 góp phần giáo dục tinh thần, thái độ lao động đúng đắn cho học sinh. Điều này được thể hiện rõ, lịch sử xã hội loại người trước hết là lịch sử của sản xuất, của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau một cách hợp quy luật. Trong chương trình lịch sử lớp 12 giáo viên cung cấp cho học sinh những tri thức về kinh tế, kĩ thuật, ý nghĩa của lao động sản xuất đối với sự phát triển của xã hội loại người. Ví như dạy về cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai, giáo viên ch o học sinh thấy được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực chính là thành quả của quá trình lao động các nhà khoa học của nhân dân lao động nói chung. Từ đó giáo dục cho học sinh biết quý trọng lao động, lồng kính yêu nhân dân lao động, giáo dục tinh thần học tập đúng đắn cho học sinh.

Ngoài ra, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 còn góp phần giáo dục lòng kính yêu đối với nhân dân lao động; Giáo dục lòng biết ơn đối với tổ tiên, với những người có công với tổ quốc; Giáo dục các em biết yêu cái đẹp, yêu quý và bảo vệ những di sản văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chính sự giáo dục đó làm hành trang tốt cho các em bước vào đời.

*Phát triển:

Trong xu thế quốc tế hóa và sự phat triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, giáo dục cần chú ý tới “bốn trụ cột”mà UNESCO đã nhẳng định “Học để biêt, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”, đây là nguyên tắc mà các nền giáo dục, các môn học phải hướng tới. Mặt

khác, công cuộc CNH - HĐH đang đòi hỏi những người công dân năng động sáng tạo, không chỉ giỏi về lí thuyết mà còn giỏi về thực hành để làm chủ khoa học công nghệ hiện đại. Môn lịch sử không chỉ có tác dụng giáo dục học sinh mà còn có tác dụng to lớn trong việc phát triển toàn diện học sinh.

Nâng cao hiêu quả bài học lịch sử có tác dụng to lớn trong việc phát triển các năng lực nhận thức cho học sinh như: Tri giác, trí nhớ, trí tưởng tượng đặc biệt là tư duy (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa...). Bởi lẽ trong khi tiến hành bài học lịch sử, giáo viên không dừng lại ở việc cung cấp kiến thức, tạo biểu tượng lịch sử mà từng bước hình thành khái niệm rút quy luật bài học lịch sử. Học sinh không chỉ biết mà còn hiểu lịch sử, giai đoạn hiểu lịch sử thì cần tới các thao tác tư duy. Mặt khác trong quá trình tiến hành bài học lịch sử, giáo viên sử dụng tình huống có vấn đề nhàm khêu gợi sự thắc mắc của học sinh, sau đó hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề, sẽ có tác dụng phát triển trí thông minh độc lập suy nghĩ của học sinh. Ví như khi dạy về cuộc kháng chiến toàn quôc chống thực dân Pháp kết thúc giáo viên có thể đặt vấn đề như sau: “Sau nhiều kế hoạch chiến tranh bị phá sản, Pháp vẫn ngoan cố mở rộng chiến tranh Đông Dương bằng kế hoạch Nava. Vậy, kế hoạch này có nội dung như thế nào? Chủ trương chiến lược đối phó của Đảng ta ra sao? Vì sao cả ta và Pháp đều chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược? Diễn biến, kết quả của trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu đã tác động tới hội nghị Giơnevơ như thế nào? Những thắc mắc này chúng ta sẽ giải quyết trong bài học. Như vậy, giáo viên đã thu hút sự chú ý của học sinh ngay từ đầu và huy động tư của các em để giải quyết vấn đề.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử còn góp phần phát triển các thành phần nhân cách của học sinh như: Chú ý, xúc cảm lịch sử, hứng thú...

Qua những sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể và bằng lời nói sinh động của giáo viên, sẽ gợi cho học sinh những xúc cảm lịch sử ngạc nhiên, tự hào, thán phục. Ví như, khi dạy về công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, giáo viên kết hợp lời nói sinh động với đồ dùng trực quan tranh, ảnh sẽ cho học sinh thấy được khí thế hào hùng của dân tộc với những dốc Pha đin, đèo Lũng Lô, với những anh dân công Ma Văn Thắng... tất cả những hình ảnh đó sẽ tạo cảm xúc mạnh mẽ cho học sinh.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử có tác dụng rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ cho học sinh. Trong quá trình thực hiện bài học, giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, đàm thoại giữa giáo viên-học sinh, giữa học sinh-học sinh, với những hình thức học tập theo nhóm có tác dụng to lớn trong việc rèn kĩ năng diễn đạt, rèn ngôn ngữ cho học sinh. M.N.Sác đa cốp đã khẳng định: “Quá trình tư duy được thực hiện trong ngôn ngữ. Nhưng ngôn ngữ không đơn thuần chỉ là hình thức bên ngoài hay là cái vỏ của tư duy mà còn là mặt không thể tách được, là người diễn đạt, người phat ngôn của tư duy. Những quy luật diễn biến và phát triển của tư duy được thể hiện trong ngôn ngữ” [40; 28]. Phát triển ngôn ngữ cho học sinh các dân tộc thiểu số là việc làm hết sức quan trọng trong trường DTNT, môn lịch sử là môn khoa học xã hội cũng góp phần thực hiện nhiệm vụ này. Nên nâng cao hiệu quả bài học lịch sử là điều cần thiết.

Ngoài ra, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử góp phần phát triển năng lực thực hành bộ môn cho học sinh: Vẽ bản đồ, lập niên biểu, kĩ năng làm việc với tài liệu; kĩ năng tham gia các hoạt động công ích của xã hội.

Tóm lại, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử có ý nghĩa to lớn trên cả ba mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh. Để phát huy ưu thế của môn lịch sử trong nhà trường cũng như ngoài xã hội điều cần thiết phải nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w