Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 57 - 58)

- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,

1.2.3.1.Nguyên nhân của thực trạng

b. Việc lĩnh hội kiến thức của học sinh khi giáo viên tiến hành bài học lịch sử

1.2.3.1.Nguyên nhân của thực trạng

Nguyên nhân dẫn tới việc học sinh chán học môn lịch sử, dẫn tới chất lượng môn lịch sử rất thấp, theo chúng tôi có những nguyên nhân sau:

- Không những môn lịch sử mà các môn khoa học xã hội nói chung, học sinh đa số không học hoặc có học cũng mang tính đối phó vì tác động của cơ chế thị trường. Những học sinh học khối A,B có nhiều trường đại học để lựa chọn, ra trường dễ kiếm việc làm và có thu nhập cao. Trong khi học khối C ít sự lựa chọn, ra trường khó kiếm việc làm, thu nhập lại thấp nên không hấp dẫn đối với phụ huynh và học sinh. Chính vì lẽ đó, đa số học sinh đều xem nhẹ các môn khoa học xã hội trong đó có môn lịch sử.

- Đối với các trường THPT - DTNT do điều kiện kinh tế khó khăn nên vấn đề học thêm của các em học sinh hầu như không có, nhà trường lại thiếu về tài liệu học tập, đồ dùng trực quan, dạy tại thực địa thì chưa bao giờ tiến hành.Mặt khác, bản thân các em học sinh dân tộc thiểu số nhận thức mục đích học tập để làm gì rất thấp, không đặt ra cho mình được mục tiêu học tập. Nên trong vấn đề tự học ý thức chưa cao, dẫn tới chất lượng học tập thấp trong đó có môn lịch sử.

Nhưng không thể phủ nhận nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới chất lượng môn lịch sử ở các trường THPT - DTNT thấp, là do năng lực trình độ của giáo viên. Mặc dù đa số đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, nhưng trong quá trình giảng dạy lại chậm đổi mới phương pháp dạy, đặc biệt hoạt động nhóm hầu như không tiến hành được vì đối tượng học sinh học tập thụ động nên sợ cháy giáo án. Nên trong dạy học chủ yếu dạy theo phương pháp truyền thống “thầy đọc- trò chép”, không phát huy được tính độc lập nhận thức của học sinh. Đặc biệt, trong những giờ học giáo viên không quan tâm tới vấn đề khuyến khích học sinh tham gia vào những câu hỏi mang tính chất tư duy, nếu thấy lớp ngồi im, tự giáo viên trả lời luôn, nên không kích thích được tính tò mò trong học tập của học sinh. Chính vì vậy, học sinh chỉ cần học thuộc những gì thầy cho ghi, còn lại không chú ý tới vấn tự học như thế nào.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 57 - 58)