- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,
1.1.3.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh THPT nói chung và học sinh dân tộc miền núi Nghệ An nói riêng
dân tộc miền núi Nghệ An nói riêng
Học sinh THPT ở độ tuổi từ 15 đến 18, có đặc điểm tâm sinh lí thay đổi hẳn so với học sinh THCS, các em đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời. Học sinh đã bắt đầu khẳng định mình trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. “Do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội, trong tâm lí của học sinh THPT, ý thức bản ngã đang hình thành mạnh mẽ và rõ rệt. Học sinh cấp ba tự coi mình và phần nào đã có cơ sở và năng lực chứng tỏ ra mình là một cá nhân trong xã hội” [2; 102] Và “Trong tâm lĩ của họ, chúng ta thấy có xu hướng muốn giải phóng khỏi sự hạn chế ràng buộc để xác lập vai trò làm chủ của bản thân” [2; 103]. Nghĩa là bước vào độ tuổi này, các em đang bước vào thời kì quá độ từ trẻ con chuyển sang người lớn, trong tâm lí các em có sự
thay đổi rõ rệt, mà sự thay đổi đó cũng chính là sự phát triển của năng lực tư duy lí luận độc lập và sáng tạo. Hà Thế Ngữ đã khẳng định: “Xu hướng triết học trong tư duy thanh niên (trai cũng như gái) đã đem lại cho họ khả năng tự phân tích, tự quan sát, tự đánh giá” [32; 74]. Độ tuổi này, học sinh không chỉ có tư duy lí luận mà còn có năng lực tự chọn phương pháp giải quyết vấn đề một cách lôgich, nhanh gọn, sáng tạo. Ngoài ra, các em còn có ý thức, khả năng kiểm tra, phê phán qua trình tư duy, biết lật đi lật lại vấn đề để tìm ra chân lí khoa học đúng đắn.
Đối với học sinh các trường THPT - DTNT miền núi Nghệ An, ngoài đặc điểm chung của tâm sinh lí học sinh THPT, còn có những điểm khác biệt. Các trường THPT - DTNT chủ yếu có địa bàn khó khăn, cách xa trung tâm thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò là những trung tâm phát triển kinh tế - xã hội, nên rất hạn chế trong việc phát triển kinh tế xã hội. Dân tộc thiểu số chiếm đa số, điều này có nghĩa là học sinh các trường THPT phần lớn là con em dân tộc, người kinh chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Chính vì lí do đó, nên tư duy của các em có phần hạn chế hơn học sinh các trường miền xuôi. Thực tế dạy học ở trường THPT - DTNT Quỳ Châu cho thấy, trong giờ học một số học sinh người kinh tiếp thu bài cũng như xây dựng bài tương đối tốt, còn những em người dân tộc thì rất rụt rè khi giáo viên đặt câu hỏi. Thậm chí, khi giáo viên gọi đến, mặc dù có thể đã hiểu câu hỏi nhưng mặt vẫn đỏ bừng và trả lời thì lúng túng, trong khi trả lời câu hỏi thường sai dấu và sai ngữ pháp tiếng việt. Một số em vùng sâu xa, thậm chí nói tiếng việt chưa chuẩn. Nên trong quá trình dạy học ở những địa bàn này, giáo viên cần lưu ý tới đặc điểm này để trong quá trình dạy chỉnh sửa dần cho các em, cần giáo dục kĩ năng trình bày cho các em.
Như vậy, do đặc điểm địa hình miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn, lại ít tiếp xúc giao lưu. Nên học sinh dân tộc thiểu số có trình độ nhận thức cũng như tư duy chậm. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý tới đối
tượng học sinh để lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp nhất nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn.