Nội dung cơ bản của chương trình lích sử 12 (chương trình chuẩn)

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 67 - 75)

- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,

b. Việc lĩnh hội kiến thức của học sinh khi giáo viên tiến hành bài học lịch sử

2.1.3. Nội dung cơ bản của chương trình lích sử 12 (chương trình chuẩn)

Bao gồm hai phần lớn: + Lịch sử thế giới. + Lịch sử Việt Nam.

Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000

Chương I: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945- 1949)

Chương này tập trung vào những vấn đề sau: Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đang đi vào giai đoạn kết thúc, nhiều mâu thuẫn nổi lên trong phe đồng minh. Liên Xô, Mỹ, Anh đã triệu tập hội nghị Ianta (2/1945). Những quyết định của hội nghị đặt nền móng để hình thành một trật tự thế giới mới- Trật tự hai cực Ianta. Cũng theo quyết định của hội nghị Ianta, tổ chức LHQ ra đời nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. Đồng thời, sau chiến tranh thế giới thứ hai trên thế giới đã diễn ra nhiều sự kiện dẫn tới hình thành hai phe: TBCN và XHCN.

Chương II: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945- 1991), Liên Bang Nga (1991- 2000)

Sau chiến tranh, Liên xô và Đông Âu bước vào công cuộc khôi phục kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, và sau đó Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp của thế giới. Còn các nước dân chủ nhân dân Đông Âu tiến hành xây dựng những cơ sở vật chất cho CHXH. Liên Xô và Đông Âu tiến hành hợp tác chính trị và kinh tế, mà Hội đồng tương trợ kinh tế là một điển hình cho sự hợp tác này.

Sau những năm 70, Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ. . Liên Xô sụp đổ, LBN là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị hợp pháp của Liên Xô tại Hội đồng Bảo An LHQ và các

cơ quan ngoai giao của Liên Xô ở nước ngoài.. Hiện nay Liên Bang Nga là một cường quốc của thế giới.

Chương III: Các nước Á, Phi, Mỹ la tinh

Trong chương III, có những vấn đề sau:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Bắc Á có nhiều biến đổi cả về chính trị lẫn kinh tế. Về chính trị: Đó là sự ra đời của nước CHNDTH tháng 10. 1949, Chính quyền Tưởng Giới Thạch chạy ra bán đảo Đài Loan nhừ sự giúp đỡ của Mỹ để tồn tại. Hồng Công và Ma Cao trở về với Trung Quốc.

Trên bán đảo triều tiên hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau

Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với đất nước Trung quốc mà còn đối với cả thế giới. Trong công cuộc xây dựng đất nước bên cạnh những thành tựu đạt được, Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn, có khi đất nước lâm vào và đã thay da đổi thịt hoàn toàn, ngày nay Trung Quốc là một trong ba cường quốc của thế giới.

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển manh mẽ, dẫn tới sự thành lập các quốc gia độc lập. Học sinh hiểu rõ hơn về quá trình giành độc lập của hai nước Lào và Campuchia có liên quan tới lịch sử Việt Nam. Trong công cuộc xây dựng đất nước, mặc dù có mỗi nước lựa chọn con đường đi khác nhau, trong quá trình xây dựng đất nước vẫn có sự hợp tác để xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và phát triển. Có thể khẳng định ASEAN là một điển hình cho sự hợp tác thành công của khu vực Đông Nam Á.

PTGPDT ở Ấn Độ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai và đã giành được độc lập hoàn toàn. Công cuộc xây dựng đất nước đạt nhiều thành tựu quan trọng, vị thế đất nước ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.

Khu vực Châu Phi và Mĩlatinh, học sinh cần nhận thức được: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Châu Phi và khu vực Mĩlatinh diễn ra sôi nổi, các nước làn lượt giành và bảo vệ được nền độc lập của mình. Quá trình phát triển kinh tế xã hội của những nước này đạt được nhiều thành tựu, song những khó khăn mà họ phải đối mặt không phải là nhỏ.

Chương IV: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000)

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ bước sang giai đoạn phát triển mới với tiềm lực to lớn về kinh tế - tài chính và quân sự. Dựa vào đó giói cầm quyền Mỹ theo đuổi mưu đồ bá chủ toàn cầu của mình. Nhưng bức tranh của xã hội Mỹ hết sức đối lập, một bên là sự giàu sang của giới nhà tư bản còn bên kia là đại đa số quần chúng nhân dân bần cùng khổ cực. Để từ đó học sinh có cách nhìn nhận riêng của mình mà không thần tượng hóa nước Mỹ nói riêng và CNTB nói chung.

Tây Âu bị kiệt quệ sâu chiến tranh thế giới thứ hai. Phải nhận viện trợ của Mỹ theo kế hoạch Macsan để phục hồi và trở thành đồng minh của Mỹ. Đến nay,Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. “Liên Minh Châu Âu” thành lập, mở ra một thời kì phát triển mới trên cơ sở hợp tác toàn diện của các nước Tây âu.

Nhật Bản là nước bại trận và bị quân đồng minh chiếm đóng. Được sự hỗ trợ của Mỹ, Nhật đã vươn dậy và nhanh chóng trở thành siêu cường kinh tế thế giới. Dạy bài này giáo viên cho học sinh nhận thức được, Mỹ giúp Nhật phát triển kinh tế nhằm biến Nhật thành nước Đồng Minh ở Châu Á chống Chủ nghĩa cộng sản

Giáo viên cũng cho học sinh nhận thức được những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Thông qua đó cho thấy Việt Nam chúng ta cần phải học tập điều gì. Mặc dù là siêu cường kinh tế nhưng nước

Nhật vẫn giữ được giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của mình. Họ đã kết hợp khéo léo, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, đây chính là điều chúng ta cần phải học tập.

Chương V: Quan hệ quốc tế (1945 - 2000)

Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thế giới lại lâm vào cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô. Với sự thành lập và chạy đua vũ trang giữa khối quân sự NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực hai phe chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới. Trong hơn nửa thế kỉ chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã nổ ra. Bắt đầu vào những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện với những cuộc gặp thương lượng Xô - Mỹ. Đến tháng 12- 1989, tại đảo Manta Liên Xô và Mỹ đã tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Với sự sụp đổ cả Liên Xô năm 1991, thế hai cực sụp đổ hoàn toàn. Trong chương này, học sinh cần nhận thức được xu thế của thế giới sau chiến tranh.

Bước sang thế kỉ XXI, xu thế hòa bình hợp tác, phát triển các dân tộc đang hi vọng một tương lai tốt đẹp nhưng nguy cơ về chủ nghĩa khủng bố đang đe dọa cuộc sống con người.

Chương VI: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Trong chương này, HS nhận thức được: Nửa sau những năm 40 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, khởi đầu từ nước Mỹ. Học sinh nhận thức được nguồn gốc, đặc điểm, thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai. Chính nó đã đưa tới sự thay đổi lớn trong cuuộc sống của con người trên mọi lĩnh vực. Một hệ quả tất yếu của nó là xu thế toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa là thời cơ đồng thời là thách thức của các quốc gia dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Chương I: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị kiệt quệ bởi chiến tranh. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương trong đó chủ yếu là Việt Nam. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân pháp ở Đông Dương đã tác động sâu sắc tới nền kinh tế cũng như xã hội Việt Nam. Xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn dân tộc là giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược, mâu thuẫn giai cấp là giữa Địa chủ và Nông dân. Cần phải giả quyết hai mâu thuẫn này để mở đường cho xã hội Việt Nam phát triển.

Để giải quyết hai mâu thuẫn đó, phong trào Dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Trong giai đoạn cách mạng sôi nổi này, Nguyễn Ái Quốc hoạt động tích cực, chính người đã tìm thấy con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam. Đó là con đường cách mạng vo sản theo cách mạng tháng mười Nga.

Trong những năm 1925 - 1930, trên đất nước ta xuất hiện các tổ chức cách mạng hoạt động song song với nhau. Đó là Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên, Tân Việt Cách Mạng Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng. Có thể khẳng định đây là thời kì lạ chọn nghiêm khắc của lịch sử đi theo con đường nào. Cuối cùng tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng đại diên cho khuynh hướng cách mạng tư sản đã không được lịch sử chấp nhận. Chính hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên làm cho khuynh hướng cách mạng vô sản ngày càng ăn sâu bén rễ ở Việt Nam. Dẫn tới năm 1929, ở Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cách mạng vô sản. Chính đó là tiền đề cho sự ra đời của ĐCSVN đầu năm 1930. Đảng ra đời với cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng

Việt Nam. Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử cách mạng của dân tộc. Từ đây, chấm dứt tời kì khủng hoảng về đường lối lãnh đạo đúng đắn và cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chương II: Việt Nam từ 1930 đến năm 1945

Đây là giai đọa lịch sử cách mạng khó khăn nhưng hào hùng của Đảng, của dân tộc.

Thử thách đầu tiên của Đảng chính là phông trào cách mạng 1930- 1931. Được xem là cuộc diễn tập đầu tiên cho cách mạng tháng tám. Phong trào 1936- 1939, thể hiện sự linh hoạt nhạy bén của Đảng khi tình hình thế giới và trong nước thay đổi. Phong trào dân chủ 1936- 1939 diễn ra hết sức sôi nổi trên nhiều lĩnh vực. Có thể khẳng định, đây là cuộc diễn tập lần thứ hai cho cách mạng tháng tám năm 1945. Học bài này, học sinh cần so sánh được chủ trương sách lược của Đảng trong thời kì 1930- 1931 với thời kì 1936- 1939.

Từ 1939- 1945, họ sinh cần nắm được: Tình hình Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trình bày được sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong hội nghị trung ương tháng 11/1939 và hoàn chỉnh trong hội nghị Trung ương 8 tháng 5/1941.

Học sinh nắm được những sự kiện chủ yếu của công cuộc chuẩn bị cho cách mạng tháng tám từ sau hội nghị trung ương tám đến trước ngày tổng khởi nghĩa. Về cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền: Đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa. Đồng thời học sinh phân tích được sự sáng suốt của Đảng trong vấn đề chớp thời cơ phát lệnh tổng khởi nghĩa. Nắm khái quát cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám. Nước VNDCCH thành lập (2/9/1945), phân tích ya nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công,bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám.

Chương III: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954

Sau cách mạng tháng tám thành công, tình hình nước ta như “Ngàn cân treo sợi tóc”, bên cạch đó cũng có những thuận lợi nhất định. Đảng và nhân dân ta đã phát huy những thuận lợi để giải quyết khó khăn. Những biện pháp Đảng tiến hành để giải quyết khó khăn. Đầu tiên là giải quyết khó khăn về chính quyền, ta đã tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước. Khi đã có chính quyền ta tiếp tục giải quyết những khó khăn về giặc đói, giặc dốt và khó khăn về tài chính. Bằng những sách lược khôn khéo, ta đã đuổi quân Trung hoa dâm quốc ra khỏi đất nước mà không tốn viên đạn nào.

Từ năm 1946, cuộc kháng chiến chống thực dân pháp bùng nổ trên toàn quốc, trước tiên là các đô thị, sau đó ta chuyển cơ quan kho tàng lên căn cứ địa Việt Bắc. Với hoàn cảnh mới của của cuộc kháng chiến, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. Mở màn là Đông khê, sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc ta giành thắng lợi hoàn toàn. Với thắng lợi này ta dành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Trong những năm 1951- 1953, thực dân pháp đẩy mạnh chiến tranh xam lược Đông Dương với sự can thiệp ngày càng sâu của Đế quốc Mỹ. Hậu phương kháng chiến của ta phát triển mọi mặt.

Âm mưu của Pháp - Mỹ trong kế hoạch Na va và chủ trương của Đảng ta trong đông xuân 1953- 1954. Với chiến thắng Điện Biên Phủ, ta đã đập tan kế hoạch Na va, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập chủ quyền của ba nước Đông Dương. Học sinh cũng đồng thời hiểu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Chương IV: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975

Hiệp định Giơnevơ được kí kết, miền Bắc được giải phón, miền Nam dưới chế độ Mỹ - Diệm. Nhân dân miền Nam chống chế độ Mỹ- Diệm phát triển mạnh. Đã dẫn tới phong trào “Đồng khởi” trên toàn miền Nam.

Sau phong trào “Đồng khởi”, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Quân dân miền Nam đã từng bước đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.

Từ năm 1965, Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” trực tiếp đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam, đồng thời đánh phá miền Bắc. Đẩy cuộc chiến tranh xâm lược lên quy mô lớn khốc liệt hơn. Với cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, buộc Mỹ phải tuyên bố “Phi Mỹ hóa” chiến tranh tức là thừa nhận sự thất bại hoàn toàn của chiến lược chiến tranh cục bộ".

Đế quốc Mỹ tiếp tục leo thang chiến tranh ở Đông Dương, từ năm 1969 chuyển sang hình thức chiến tranh “Việt Nam hóa chiến tranh” với thủ đoạn thâm độc. Chống lại “Việt Nam hóa chiến tranh” là chống lại cuộc chiến tranh toàn diện và mở rộng ra toàn Đông Dương, nên ta phải đánh địch trên tất cả các mặt và phối hợp với hai nước bạn Lào vầ Campuchia. Học sinh nhận thức được việc Mỹ đánh miền Bắc lần thứ hai cũng nhằm hỗ trợ cho chiến lược chiến tranh này. Sự phối hợp chiến đấu của ba nước Đông Dương trong cuộc chiến đấu, đặc biệt là nỗ lực của cả hai miềm đất nước ta đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh.

Thất bại trên chiến trường, buộc Mỹ phải kí hiệp định Pari 1973, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút quân về nước. Với Hiệp định Pari ta đã đánh cho Mỹ cút, tạo điều kiện tiến lên đánh cho ngụy nhào và giải phóng hoàn toàn miền Nam. Bước sang năm 1974- 1975, so sánh lực lượng hoàn toàn có lợi cho ta ở miền Nam. Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam. Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975 đã diễn ra trong gần hai tháng (từ ngày 4- 3 đến ngày 2- 5) qua ba chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Huế- Đà Nẵng, Chiến dich Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gòn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w