Biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử phải giúp cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bài học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 76 - 77)

- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,

2.2.2.Biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử phải giúp cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bài học

b. Việc lĩnh hội kiến thức của học sinh khi giáo viên tiến hành bài học lịch sử

2.2.2.Biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử phải giúp cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bài học

dựng lại bức tranh quá khứ đúng như nó tồn tại. Đồng thời, có cái nhìn khái quát toàn diện cả về lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới. Trên cơ sở đó hình thành khái niệm, rút ra quy luật, bài học lịch sử và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

Qua môn lịch sử ở trường phổ thông, giáo dục cho các em học sinh lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng cho độc lập tự do của nước nhà. Có thể khẳng định môn lịch sử có lợi thế trong việc giáo dục học sinh, với những người thật, việc thật dễ tác động tới tư tưởng tình cảm của các em. Vấn đề giáo dục tinh thần Quốc tế Vô Sản đấu tranh cho hòa bình, tiến bộ xã hội rất được coi trọng trong bối cảch hiện nay và môn lịch sử đóng vai trò chủ đạo.

Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử cũng đồng thời hình thành cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo rất quan trọng như: Các kĩ năng tư duy: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, so sánh... kĩ năng thực hành bộ môn.

Do đó, người giáo viên cần phải căn cứ vào mục tiêu môn học, mục tiêu cụ thể từng bài học để lựa chọn biện pháp thích hợp.

2.2.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử phải giúp cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bài học nắm vững kiến thức cơ bản của bài học

Để thực hiện mục tiêu của môn lịch sử ở trường phổ thông, vấn đề quan trọng là phải thực hiện tốt các bài học cụ thể, tức là phải nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Chính thông qua từng bài học, giáo viên thực hiện một phần

chương trình SGK, từ đó từng bước hoàn thành mục tiêu môn học, cấp học và cả khóa trình. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giờ học là cung cấp cho học sinh lượng kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất. Kiến thức cơ bản là kiến thức tối thiểu mà học sinh học sinh cần phải đạt được, lượng kiến thức tối thiểu đó đủ để học sinh khôi phục lại lại quá khứ lịch sử đúng như nó tồn tại. Nó bao gồm những yếu tố: Sự kiện lịch sử, niên đại, địa danh lịch sử, tên nhân vật lịch sử, các biểu tượng, khái niệm lịch sử, các quy luật, phương pháp học tập và vận dụng kiến thức. Trong mỗi bài học, mỗi chương trình hay cả khóa trình có rất nhiều sự kiện lịch sử. Giáo viên cần lựa chọn kiến thức cơ bản để khắc sâu cho học sinh, những kiến thức đó đủ vẽ lên bức tranh quá khứ. Việc lựa chọn và dạy kiến thức cơ bản của giáo viên sẽ giúp cho học sinh nhớ và hiểu bài ngay tại lớp, tạo ra hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời làm cho bài học không quá tải gây nặng nề cho học sinh khi học môn lịch sử. Không chỉ hướng dẫn học sinh nắm kiến thức cơ bản, nếu dừng lại ở đó, học sinh chỉ biết lịch sử một cách hời hợt bên ngoài. Từ chỗ kiến thức cơ bản, nâng dần hiểu biết của học sinh lên tầm khái quát lí luận. Trong quá trình dạy học lịch sử, người giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức có sẵn, học sinh chỉ cần học thuộc những kiến thức đó là được. Mà quan trọng hơn là giới sự định hướng của giáo viên học sinh khám phá ra kiến thức mới. Biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, phải giúp cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bài và hiểu bài ngay tại lớp.

2.2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử phải thể hiện sự linh họat, sáng tạo của giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 76 - 77)