Khái niệm hiệu quả

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 29 - 30)

- Các hình thức dạy học chủ yếu ở trường phổ thông.

1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả

Trước hết, chúng ta cần hiểu khái niệm Chất lượng giáo dục; Hiệu quả giáo dục; Chất lượng dạy học các khái niệm này được hiểu như sau:

- Theo từ điển tiếng việt, “chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” Hoặc “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” [48; 1966].

Từ những khái niệm đó cho thấy, chất lượng chính là phẩm chất nhân cách của học sinh được giáo dục đào tạo.

- Khái niệm hiệu quả:

Theo từ điẻn tiếng việt: “Hiệu quả là kết quả đích thực của một công việc gì đó” [48; 468].

Hoặc “Tính hiệu quả, theo quan niệm phổ quát, thể hiện mối quan hệ chung nhất giữa đầu tư công sức, nhân lực, vật lực và kết quả đạt được sau một giai đoạn nhất định xét theo mục tiêu giáo dục trong những điều kiện cụ thể” [33; 2].

Như vậy, từ khái niệm của GS.TS. Hoàng Đức Nhuận và PGS.TS.Lê Đức Phúc, chúng ta có thể suy luận: Hiệu quả giáo dục chính là kết quả của cả một quá trình giáo dục đạt được so với mục tiêu giáo dục đề ra.

Hiệu quả giáo dục được biểu hiện tập trung nhất ở nhân cách học sinh là đối tượng được giáo dục. Nhân cách của học sinh chính là sự phát triển về phẩm chất trí tuệ, tâm hồn, nếp sống văn hóa, tư tưởng đạo đức và tính độc lập linh hoạt sáng tạo của học sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

Hiệu quả dạy học đó là kết quả đích thực của quá trình dạy học so với mục tiêu môn học về mặt hình thành kiến thức, kết quả giáo dục và phát triển toàn diện học sinh. Hoặc có thể cắt nghĩa, khi dạy học đáp ứng được mục tiêu bộ môn đặt ra là đạt hiệu quả.

Như vậy, hiệu quả giáo dục và chất lượng dạy học thống nhất với nhau.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w