- Các hình thức dạy học chủ yếu ở trường phổ thông.
1.1.2.2. Hiệu quả bài học lịch sử
Có quan niệm cho rằng: Hiệu quả bài học lịch sử chỉ cần đánh giá trên cơ sở hình thành kién thức khoa học cho học sinh trong giờ học. Nếu dừng lại ở đó, thì thật phiến diện.
Từ mục tiêu dạy học ở trường phổ thông, từ nhận thức lí luận Mác- xít, đặc điểm lứa tuổi học sinh và điều kiện nhà trường Việt Nam. Chúng ta quan
niệm thông qua “dạy chữ để dạy người” và nhất trí rằng: “Hiệu quả bài học lịch sử được xác định không chỉ bằng việc hìnhvthành các kiến thức, mà còn là kết quả của việc giáo dục và phát triển tư duy, kĩ năng, kĩ xảo, tính tích cực học tập của học sinh trong học tập và trong cuộc sống” [27; 105].
Hiệu quả bài học được thể hiện qua những mặt sau đây:
* Kiến thức: Trong bài học, hình thành được cho học sinh kiến thức cơ bản. Kiến thức cơ bản là “Kiến thức tối ưu nhất, cần thiết cho việc hiểu biết của học sinh về lịch sử thế giới và dân tộc. Nó gồm các yếu tố: Sự kiện lịch sử, nhân vật, niên đại, địa danh lịch sử, biểu tượng, khái niệm, quy luật,bài học lịch sử” [28; 46]. Kiến thức cơ bản đó đủ để vẽ lên bức tranh qúa khứ đúng như nó tồn tại. Trên cơ sở kiến thức cơ bản, học sinh có biểu tượng về sự kiện, hiện tượng lịch sử và rút quy luật, bài học lịch sử. Tức là sự hiểu biết của học sinh được nâng dần lên, từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lí tính. Trong dạy học lịch sử, đó là biết sử đến hiểu sử.
Trong bài học lịch sử, học sinh phải trả lời được các câu hỏi tại sao? Như thế nào? Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. TS. Đai Ri đã khẳng định bài học phải: “Xây dựng trên một bức tranh toàn diện, trọn vẹn, rõ ràng, có hình ảnh, gợi cảm về một biến cố lịch sử, hoặc về một quá trình lịch sử với những điển hình thời đại, dường như tái tạo quá khứ” [15; 7]. Chính người giáo viên giúp học sinh dựng lại bức tranh toàn cảnh của lịch sử, giúp các em hiểu kĩ, nhớ lâu kiến thức cũng như thích học môn sử.Ví như, khi dạy về cách mạng tháng tám năm 1945 ở Việt Nam. Học sinh cần biết được công cuộc chuẩn bị mọi mặt chu đáo củ toàn Đảng, toàn dân cho cách mạng. Thấy được, khi thời cơ ngàn năm có một đến, Đảng ta đã chớp đúng thời cơ giành chính quyền nhanh chóng. Nên cách mạng tháng tám diễn ra trong thời gian ngắn và ít đổ máu nhất trong lịch sử. Bên mặt kiến thức cơ bản, giáo viên cần cho học sinh thấy được diễn biến cuộc giành chính quyền ở Hà Nội, hết sức sôi sục
cho các em hình dung lịch sử như đang diễn ra trước mắt. Với kiến thức cơ bản cùng với lời trình bày hấp dẫn của giáo viên làm cho lịch sử như đang diễn ra, học sinh như đang tham gia vào sự kiện ấy.
* Về mặt giáo dục: Trên cơ sở kiến thức cơ bản, giáo viên giáo dục tư tưởng tình cảm, thái độ cho học sinh. Với quan điểm “dạy chữ để dạy người”, bài học lịch sử cần chú ý tới vấn đề giáo dục học sinh. Thực tế dạy học lịch sử cho thấy, việc đánh giá kết quả giáo dục cũng như tiến hành giáo dục học sinh qua một bài học lịch sử rất khó khăn. Để đánh giá hiệu quả giáo dục qua bộ môn lịch sử là cả một quá trình, nên việc giáo dục qua từng bài học là rất cần thiết. Giáo dục học sinh phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với trình độ học sinh, tuyệt đối không được khiên cưỡng hay gượng ép, hình thức.
Trong khi tiến hành bài học lịch sử giáo viên cần chú ý theo dõi thái độ của học sinh. Cần tạo cơ hội cho học sinh bày tỏ tâm tư tình, cảm thái độ của mình trước những sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử. Cho học sinh đánh giá, nhận xét các sự kiện, nhân vật lịch sử. Giáo viên cần xem xét kĩ năng sử dụng kiến thức vào phân tích các sự kiện đời sống trong quá khứ và hiện tại.
Ví như khi dạy về Hội nghị ban chấp hành lâm thời của Đảng (10- 1930), đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư. Giáo viên trình bày về tiểu sử đồng chí Trần Phú như sau: “Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1-5-1904, tại huyện Lị Đức Phổ (Quảng Ngãi), nguyên quán thôn Tùng Ảnh, xã Việt Yên Hạ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Là một con người yêu nước, luôn đấu tranh suốt đời cho độc lập tự do của dân tộc. Khi bị địch bắt, chúng dùng đủu mọi hình thức tra tấn “lột mề gà” rất dã man nhưng đồng chí không khai nửa lời, bọn mật thám phải thán phục trước tinh thần sắt đá của đồng chí Trần Phú.
Trước khi chết, Trần Phú còn dặn lại anh em “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”. Chính câu nói ấy đã trở thành vũ khí chiến đấu cho mỗi người
cách mạng Việt Nam noi theo trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù, giành độc lập cho dân tộc” Khi giáo viên trình bày như vậy về đồng chí Trần Phú, sẽ tạo ra sự xúc cảm mạnh mẽ trong tư tưởng tình cảm của học sinh. Hình thành ở các em lòng kính yêu, sự khâm phục đối với đồng chí Trần Phú và sự tin tưởng tuyệt đối vào Đẩng Cộng Sản Việt Nam.
Hoặc khi dạy về Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950, kết quả giáo dục của bài thể hiện ở thái độ khâm phục nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng, khâm phục đối với các anh hùng La Văn Cầu, Trần Cừ... Từ chỗ khâm phục, giao dục lòng kính yêu đối với anh bộ đội cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước. Các em hiểu được những nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của chiến dịch biên giới cũng như việc rút ra nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
* Về mặt phát triển toàn diện học sinh: Hiệu quả bài học lịch sử còn được thể hiện ở việc góp phần phát triển toàn diện học sinh. Có thể khẳng định rằng: Dạy học là con đường quan trọng nhất giúp học sinh phát triển một cách có hệ thống các năng lực nhận thức; Tri giác, trí nhớ, tưởng tượng. Đặc biệt hình thành các thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa... Phát triển năng lực thực hành bộ môn: Trình bày sự kiện trên bản đồ,vẽ bản đồ, niên biểu...
Khi dạy về Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, giáo viên cần phát triển học sinh ở các mặt như: Óc quan sát (bản đồ, sa bàn), khả năng trình bày sự kiên lịch sử trên bản đồ, rèn khả năng nhớ, hình dung các sự kiện đã diễn ra. Trên cơ sở đó, phân tích được vì sao ta giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Như vậy, hiệu quả bài học lịch sử được xem xét trên cả ba mặt: Kết quả hình thành kiến thức, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh. Cả ba mặt này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động bổ trợ cho nhau. Hình thành kiến thức vừa
là khâu đầu tiên vừa là khâu cuối cùng của quá trình “dạy chữ để dạy người”. Cung cấp kiến thức để giáo dục tư tưởng, tình cảm học sinh và ngược lại giáo dục, phát triển để các em hiểu sâu sắc kiến thức hơn. Có thể nói, hiệu quả bài học lịch sử phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nội dung chương trình, SGK, phương tiện dạy học, môi trường dạy học, phương pháp dạy học... Nhưng yếu tố quyết định nhất vẫn là giáo viên. Người giáo viên với năng lực nghề nghiệp của mình, lựa chọn kiến thức, phương pháp nào cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình để đạt hiệu quả bài học cao nhất.