Phát triển tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 85 - 91)

- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,

b. Việc lĩnh hội kiến thức của học sinh khi giáo viên tiến hành bài học lịch sử

2.3.2. Phát triển tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử

mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh.

2.3.2. Phát triển tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử hiệu quả bài học lịch sử

Trong thời đại bùng nổ thông tin, giáo dục có trách nhiệm đào tạo ra những thế hệ trẻ linh động, sáng tạo để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn. Muốn làm được điều đó cần “Phải gắn học với hành, học để vận dụng, học để sáng tạo trong hành nghề, trong cuộc sống” [19; 24]. Dạy học quan trọng nhất là dạy cách học cho học sinh, phát triển tính tích cực độc lập nhận thức, đặc biệt là tư duy độc lập. Dạy học giáo viên không đơn thuần cung cấp kiến thức, quan trong hơn là dạy cách học, bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh, giúp cho người học có phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề sáng tạo. Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Tư duy là đi vào bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng.

Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở nhà trường không chỉ đơn thuần của các môn tự nhiên, mà còn là của các môn khoa học xã hội trong đó có môn lịch sử. G.S. Phan Ngọc Liên đã khẳng định: “Cũng như ở các môn học khác, việc học tập lịch sử cũng đòi hỏi phải phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo” [30; 36]. Có một số quan niệm cho rằng, học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng và không cần đến phát triển tư duy... đó là quan niệm sai lầm. Lịch sử cũng làm nhiệm vụ giáo dưỡng, phát triển thông qua đặc trưng của bộ môn. Như thông qua lời giảng sinh động của giáo viên, qua tư liệu lịch sử, đồ dùng trực quan, bài tập thực hành... học sinh tiếp nhận và xử lí thông tin cũng như việc đánh giá, bình luận, phân tích, so sánh...đó là biểu hiện của sự phát triển tư duy.

Để phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy sáng tạo của học sinh thì trong quá trình dạy học giáo viên cần phát huy được tính tích cực độc lập nhận thức của học sinh.Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và phát triển tư duy, năng lực thực hành.

Kết quả của quá trình dạy học thực chất là sự tiếp nhận kiến thức của học sinh, trên cơ sở kiến thức đó hình thành tư tưởng phẩm chất, các năng lực kĩ năng kĩ xảo và vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống. Do đó, dạy học nâng cao năng lực nhận thức của học sinh là rất quan trọng. Năng lực là “một thuộc tính nhân cách rất phức hợp, nó bao gồm kĩ năng và kĩ xảo cần thiết, được hình thành trên cơ sở kiến thức, được gắn bó đa dạng với động cơ và thói qoen tương ứng làm cho người học đáp ứng được yêu cầu đặt râ trong công việc” [7; 54].

Quá trình nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử là bắt đầu từ tri giác tài liệu, hình thành biểu tượng. Song để hiểu lịch sử, tức là tìm ra bản chất của lịch sử phải cần tới các thao tác tư duy: So sánh, phân tích, tổng hợp,

khái quát hóa... để tìm hiểu bản chất trên cơ sở tài liệu sự kiện. Có thể nói, trong các phẩm chất của tư duy thì tính tích cực, độc lập nhận thức là quan trọng nhất. Đó là, học sinh biết đặt ra, biết tìm kiếm, sáng tạo những vấn đề mới đối với việc nhận thức kiến thức, hình thành nhân cách học sinh. Trong dạy học có hai loại lĩnh hội kiến thức: Lĩnh hội tái tạo nghĩa là nhớ lại, tái tạo lại kiến thức có sẵn; Lĩnh hội sáng tạo phải dựa vào tư duy độc lập. Giáo viên cần kết hợp giữa hai loại lĩnh hội này, đặc biệt chú ý lĩnh hội tái tạo để phát triển tư duy độc lập của học sinh. Để phát triển tư duy độc lập trong khi tiến hành bài học lịch sử, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trao đổi đàm thoại, hoặc vận dụng dạy hoc nêu vấn đề.

Trao đổi đàm thoại đó là biện pháp thầy đưa ra câu hỏi, tổ chức cho học sinh trao đổi để rút ra kết luận. Qua trao đổi giữa thầy- trò và giữa trò - trò, học sinh sẽ chủ động tích cực tự giác trong học tập để chiếm lĩnh tri thức, mặt khác qua trao đổi ngôn ngữ của hộc sinh sẽ được rèn dũa. Chính ngôn ngữ là vỏ của tư duy, ngôn ngữ phát triển kéo theo tư duy cũng phát triển.

Có thể nói dạy học nêu vấn đề có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tư duy học sinh. Theo N.G Đai ri giờ học nêu vấn đề “có ý nghĩa đặc biệt đốivới việc hình thành kiến thức trên cơ sở tư duy độc lập” và “Giờ học nêu vấn đề là giờ học có quá trình học tập nhận thức phù hợp nhất với các quy luật nhận thức” [15; 93]. Dạy học nêu vấn đề có các thành tố cơ bản sau: Trình bày nêu vấn đề, tình huống có vấn đề và bài tập nhận thức.

Trình bày nêu vấn đề: Đây là hình thức thấp nhất của dạy học nêu vấn đề, tuy nhiên nó vấn có tác dụng phát triển tư duy. Giáo viên nêu nhiệm vụ nhận thức thành một vấn đề, rồi tự mình giải quyết vấn đề, học sinh theo dõi cách giải quyết vấn đề của giáo viên và nắm nội dung bài học và phát triển tư duy. Khi trình bày nêu vấn đề, giáo viên phải đảm bảo tính khoa học, tính hình ảnh và ngôn ngữ trong sáng, chính xác, nó phải gợi và có tác dụng phát triển tư duy độc lập của học sinh. Việc trình bày nêu vấn đề của giáo viên

“Phải khêu khợi được hoạt động tư duy tự lập của học sinh, hướng nó vòa việc tìm ra bản chất của hiện tượng. Muốn thế phải làm sao cho bài trình bày chỉ thông báo tài liệu sự kiện, chỉ miêu tả hiện tượng, quá trình, đồng thời bằng chính nội dung và cách thức phát triển nội dung mà đặt ra một vấn đề nào đó nhưng không cung cấp cho học sinh câu trả lời mà chỉ khêu gợi cho học sinh tìm ra câu trả lời” [23; 96]. Trong việc trình bày nêu vấn đề thì có thể xuất hiện tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề, đó là những tình huống gặp phải khi học sinh có nhu cầu giải quyết, tìm kiếm cái mới, cái chưa biết và để tìm ra nó đòi hỏi các em phải suy nghĩ, tức là phải tư duy. Giáo viên có thể tạo tình huống trong toàn bài hoặc từng mục, tiể mục.

Có thể vận dụng hình thức câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi đó chứa đựng nội dung cơ bản của bài, trả lời được câu hỏi bản thân học sinh phải huy động khả năng tư duy rất cao, kết quả của câu trả lời là sản phảm của tư duy độc lập. Ví như dạy bài 16, mục 3: Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945. Giáo viên có thể đặt câu hỏi “Vì sao cách mạng tháng tám ở nước ta lại thành công chỉ trong vòng 15 ngày và ít đổ máu trong lịch sử”. Để trả lời câu hỏi này đòi hỏi các em phải huy động kiến thức cũng như khả năng lập luận của mình, tức phải tư duy độc lập.

Đối với học sinh các trường dân tộc nội trú miền núi, hầu hết là con em dân tộc, tư duy của các em có phần hạn chế hơn so với học sinh miền xuôi, nên trong việc vận dụng các hình thức của dạy học nêu vấn đề chủ yếu là hình thức trình bày nêu vấn đề là được vận dụng nhiều hơn. Còn hai hình thức đàm thoại phát kiến và bài tập nhận thức thì ít sử dụng hơn.

Vận dụng các thành tố của dạy học nêu vấn đề vào cấu trúc bài học lịch sử nhằm phát huy tính tính tích cực độc lập nhận thức của học sinh như sau:

Trước hết, giáo viên đặt nhiệm vụ nhận thức đầu giờ học chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới. Công việc này có tác dụng thu hút sự chú ý của học sinh ngay đầu giờ học, hay nói cách khác đặt nhiệm vụ

nhận thức cho các em định hướng trước, tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Qua đây, cũng có tác dụng kích thích được hoạt động trí tụê, tính tích cực, sự hứng thú của các em đối với vấn đề chuẩn bị nghiên cứu.

Thứ hai, tổ chức học sinh giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Thầy có thể đưa ra câu hỏi gợi mở mang nội dung tìm kiếm từng phần hoặc cả bài, hay câu hỏi so sánh để học sinh suy nghĩ, trao đổi rút ra kết luận. Sau khi học sinh trình bày, giáo viên nhận xét và chốt ý.

Thứ ba, tổ chức kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh. Kiểm tra xem xét mức độ hiểu biết kiến thức cũng như vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn. Kiểm tra kiến thức có thể tiến hành đầu giờ học, giữa giờ hoặc cuối giờ.

Thứ tư, hoàn thiện việc hình thành kiến thức của học học sinh qua bài tập về nhà. Khônh nhất thiết phải là bài tập SGK, hay câu hỏi thuộc lòng, mà bài tập về nhà phải giúp học sinh hoàn thiện kiến thức đã lĩnh hội được trên lớp. Như là nguồn tài liệu tham khảo để làm phong phú kiến thức của học sinh.

Ví như, Cấu trúc bài 13 (tiết 2), phần II - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Giáo viên đặt nhiệm vụ nhận thức đầu giờ học như sau: Tổ chức cho học sinh trao đổi về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam trong những năm 1929 đầu năm 1930: Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển như thế nào? Vì sao năm 1929 ở nước ta lại xuất hiện ba tổ chức cộng sản? Yêu cầu gì đặt ra cho cách mang nước ta lúc bấy giờ? Như vậy sẽ tạo ra xung đột, mâu thuẫn cho học sinh ngay từ đầu giờ học. Tiếp đó, yêu cầu học sinh theo dõi bài để giải quết tiếp về nội dung hội nghị thành lập Đảng và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổ chức cho học sinh giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Đối với học sinh các trường THPT - DTNT miền núi tư duy rất chậm, nên trong việc tổ chức

cho các em giải quyết đề (nhiệm vụ nhận thức) chủ yếu sử dụng câu hỏi gợi mở. Giáo viên lần lượt gợi các vấn đề như: Hội nghị thành lập Đảng được triệu tập trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nội dung cơ bản của hội nghi? Vì sao nó “Hội nghị thành lập Đảng có giá trị như một đại hội thành lập Đảng”. Vì sao nói “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam”. Với những câu hỏi như vậy, khi học sinh giải quyết được cũng đồng thời giải quyết được nhiệm vụ của bài học. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp trao đổi, thảo luận những vấn đề đặt ra, thông qua đó giúp các em phương pháp tự học, tự giải quyết vấn đề, kích thích hứng thú học tập của học sinh.

Kiểm tra nhận thức của học sinh có thể tiến hành cuối giờ, nhằm xem xét khả năng hiểu bài của các em. Giáo viên có thể lấy những câu hỏi đầu giờ học để kiểm tra lại.

Bài tập về nhà có thể trong sách giáo khoa hoặc tự ra, hay yêu cầu tìm hiểu về quá trình ra đời của Đảng bộ đia phương học sinh. Mục đích kết hợp giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, giúp học sinh hiểu kiến thức toàn diện hơn.

Như vậy, vận dụng cấu trúc giờ học nêu vấn đề không chỉ giúp hoc sinh nắm vững kiến thức cơ bản ngay tại lớp, mà còn có tác dụng phát triển tính tích cực độc lập nhận thức của học sinh, gây hứng thú học tập lịch sử cho các em.

Có thể khẳng định: phát triển tính tích cực độc lập nhận thức của học sinh, đặc biệt là tư duy sáng tạo là một biện pháp sư phạm để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Tùy vào đối tượng cụ thể học sinh mà người giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất, góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w