- Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về những sự kiện tiêu biểu, trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS,
b. Việc lĩnh hội kiến thức của học sinh khi giáo viên tiến hành bài học lịch sử
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình lịch sử lớp
2.1.1. Vị trí
Đối với chườn trình lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) bao gồm hai phần lớn như sau:
- Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 - 2000 (bao gồm 6 chương). - Phần 2: Lịch sử Việt Vam từ 1919 - 2000 (bao gồm 5 chương).
Chương trình lịch sử lớp 12 được xây dựng trên nguyên tắc đồng tâm, kết hợp với đường thẳng với chương trình lớp 9 THCS. Những vấn đề lịch sử dân tộc và thế giới đã học ở lớp 9, học sinh sẽ đựơc học lại nhưng ở mức độ cao hơn, sâu hơn. Đặc biệt các em sẽ sử không chỉ biết mà đòi hỏi phải hiểu lịch sử. Lên lớp 12, học sinh phải tập học theo phương pháp mới.
Ở lớp 12, học sinh sẽ học một cách sâu sắc hơn phần lịch sử thế giới từ 1945 đến năm 2000. Hiểu về lịch sử thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, đó là sự phân chia thế giới thành hai cực Ianta, các quốc gia dân tộc trên thế giới, các mối quan hệ quốc tế đều bị chi phối bởi hai cực. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa là một trong nội dung quan trọng của chương trình lịch sử 12.
Phần lịch sử Việt Nam, chương trình lịch sử 12 sẽ cung cấp cho các em hệ thống kiến thức về lịch sử dân tộc từ 1919 đến năm 2000. Một lượng thời gian ngót một thế kỉ của lịch sử dân tộc, trải qua bao thăng trầm của lịch sử để nước Việt Nam độc lập tự do. Đó là quá trình lựa chọn con đường cứu nước của lịch sử dân tộc, với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm
1930, cách mạng nước ta đi theo con đường vô sản. Từ đó Đảng lãnh đạo cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Không những hiểu kiến thức, chương trình lịch sử lớp 12 còn giáo dục cho học sinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc, lòng kiên định đối với CNXH, giáo dục tinh thần quốc tế vô sản. Hình thành những ý thức trách nhiệm của chính bản thân học sinh đối với đất nước mà các thế hệ cha anh đã đổ bao xương máu để dành lại.
Một trong nhiệm vụ quan trọng của việc học tập lịch sử lớp 12 là chuẩn bị kiến thức, kĩ năng để học sinh bước vào thi cử hết cấp và thi đại học.
Chính vì như vậy, vấn đề hộc tập lịch sử lớp 12 có một vị trí rất quan trọng đối với các em học sinh.
2.1.2. Mục tiêu
Học xong chương trình lịch sử lớp 12 học sinh đạt được:
* Kiến thức:
- Phần lịch sử thế giới:
Học sinh biết và hiểu sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế gới thứ hai. Đó là trật tự hai cực Ianta, phân chia thế giới thành hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa trở thành nhân tố chủ yếu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế tông nưa sau thế kỉ X X.
Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, sự hình thành hệ thống XHCH trên thế giới. Cũng như sự suy yếu rồi sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đồng Âu. Từ khi Liên Xô sụp đổ (1991), Liên bang Nga đã phát triển theo con đường TBCN ngày càng khẳng định mình trên trường quốc tế.
Vấn đề các nước Á, Phi và Mỹ la tinh:
Học sinh hiểu và biết những biến đổi to lớn về chính trị và kinh tế của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sự ra đời của nước
Cộng hòa nhân dân trung hoa có ý nghĩa to lớn không chỉ với Trung Quốc mà cả thế giới trong đó có Việt Nam. Công cuộc đổi mới của TQ từ 1978 đến nay đạt nhiều thành tựu lớn, đã đưa TQ trở thành cường quốc trên thế giới.
Đối với khu vự Đông Nam Á: Khái quát quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước ở Đông Nam Á. Các giai đoạn cơ bản của lịch sử Lào (1945- 1975), Cămpuchia (1945- 1993); quá trình xây dựng đất nước ở Đông Nam Á. Sự thành lập và quá trình phát triển của ASEAN. Những nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước ở Ấn Độ. Các nước Châu phi và Mỹ la tinh: Những nét chung về cuộc đấu tranh giành độc lập và phát triển kinh tế - xã hội. Ý nghĩa của những thành tựu đó
Vấn đề Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản: Học sinh biết được những nét lớn về tình hình kinh tế, khoa học- kĩ thuật, văn hóa, chính trị, xã hội ở các nước Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản qua các giai đoạn. Sự liên kết của khu vực Châu Âu. Đồng thời trình bày được những hạn chế trong sự phát triển của các nước này.
Vấn đề quan hệ quốc tế: Học sinh biết và hiểu được:
Quan hệ quốc tế từ 1945- 1991 là thời kì đối đầu căng thẳng giữa hai phe mà đứng đầu là Mỹ và Liên Xô; Hiểu được mâu thuẫn Đông- Tây và sự khởi đầu chiến tranh lạnh đó là học thuyết Truman, sự hình thành hai khối quân sự NATO và Vacsava và hậu quả của nó đối với tình hình thế giới. Sự đối đầu Đông - Tây trong một số cuộc chiến tranh cục bộ; Điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế từ sau 1991 đến nay là hòa hoãn, đa cực, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm, xung đột khu vực. Nêu được xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh.
Vấn đề cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, học sinh biết được nguồn gốc và thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ. Hiểu được những tác động tích cực và những vấn đề nảy sinh do cách mạng khoa học công nghệ. Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả tất yếu của cách mạng khoa học- kĩ.
- Phần lịch sử Việt Nam:
Học sinh cần biết và hiểu được những vấn đề sau:
Giai đoạn 1919 đến 1930:
Trình bày được chính sách tăng cường khai thác bóc lột Việt Nam của thực dân pháp trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai về mọi mặt. Thấy được sự biến đổi về mặt kinh tế và tác động xã hội, từ đó rút ra mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là giữa nhân dân Việt Nam với Đế quốc Pháp xâm lược và bọn phản động tay sai.
Trình bày được các hoạt động tiêu biểu trong phong trào yêu nước thời kì này. Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919- 1925 và tác động đối với cách mạng Việt Nam.
Biết được hoạt động chính của các tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên; Tân Việt Cách mạng Đảng; Việt Nam Quốc dân Đảng, giải thích được nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái và Việt Nam Quốc dân Đảng. Trình bày được nguyên nhân phân liệt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên, sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản năm 1929. Từ đó thấy được xu thế lớn mạnh của khuynh hướng cứu nước theo con đường cách mạng vô sản.
Trình bày được hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thành lập Đảng, nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng.
Giai đoạn 1930 đến 1945: Học sinh biết và hiểu được:
Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của phong trào cách mạng 1930- 1931 và cuộc đấu tranh phục hồi lực lượng 1932- 1935; Nêu được bối cảnh Việt Nam trong những năm 1936- 1939 và diễn biến, kết quả của phong trào 1936- 1939; Trình bày được một số điểm nổi bật của Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) về kinh tế, chính trị- xã hội. Hiểu
được sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng trong hội nghị tháng 11- 1939 và hoàn chỉnh trong hội nghị tháng 5- 1941. Từ sau hội nghị trung ương tám (5- 1941), toàn đẩng toàn dân đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị cho cách mạng tháng tám; Biết được những sự kiện chủ yếu của công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền; Biết và hiểu về cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đi từ khởi nghĩa từng phần (tháng 3- 1945) đến tổng khởi nghĩa. Phân tích được sự sáng suốt của Đảng trong việc chớp thời cơ phát lệnh tổng khởi nghĩa, khái quát cuộc tổng khởi nghĩa trong cả nước. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa cũng như ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thành công của cách mạng tháng tám.
Giai đoạn 1945 đến 1954: Học sinh cần:
Hiểu được tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám như “ngàn cân reo sợi tóc” và những biện pháp giải quyết khó khăn của Đảng. Biết được sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng việc lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp và Trung hoa dân Quốc.
Phân tích được hoàn cảnh lịch sử dẫn đến Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, đường lối kháng chiến của Đảng. Trình bày được cuộc kháng chiến ở các đô thị từ vĩ tuyến 16.
Trình bày được diễn biến, kết quả của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông1947 và phân tích được ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch này.
Trình bày hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng khi chủ động mở chiến dịch Biên giới thu- đông 1950; diễn biến, kết quả và phân tích được ý nghĩa của chiến dịch này. Biết được công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt sau chiến dịch biên giới.
Hiểu được âm mưu của Pháp - Mỹ trong kế hoạch Nava, trình bày và phân tích được nét chính trong chiến cuộc Đông xuân 1953 - 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Giai đoạn 1954 - 1975: Học sinh cần:
Trình bày được tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc được giải phóng tiến lên XHCN làm hậu phương cho miền Nam. Miền Nam dưới chế độ Mỹ- Diệm.
Trình bày được cuộc đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm của nhân dân miền Nam, với phong trào “Đồng khởi” cách mạng miền nam chuyển từ thế giữ dìn lực lượng sang thế tiến công. Trình bày được thành tựu cũng như hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc.
Nêu được đặc điểm chính về chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam đã từng bước làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
Nêu được âm mưu của Mỹ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”, cuộc chiến đấu của quân dân miền nam, thắng lợi của cuộc tổng tiến công tết mậu thân 1968 làm phá sản chiến tranh cục bộ. Biết được âm mưu và hành động của Mỹ trong việc mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương lớn.
Trình bày được âm mưu của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969- 1973). Trình bày được những thắng lợi của nhân dân miền Nam làm thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Nội dung, ý nghĩa của hiệp định Pa ri về Việt Nam năm 1973.
Trình bày những thành tựu chính của nhân dân miền Bắc trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, chi viện cho miền Nam.
Nêu được bối cảnh, chủ trương, kế hoạch giải phong miền Nam. Trình bày diễn biến của những chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975: Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế- Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh. Phân tích ý nghĩa các chiến dịch. Miền Nam được giải phóng, phân tích ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ.
Giai đoạn từ 1975 - 2000: Học sinh cần:
Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của ta sau năm 1975. Nêu được những thành tựu trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế xã hội. Ý nghĩa của kì họp thứ nhất quốc hội khóa VI (tháng 6,7- 1976).
Trình bày được những thành tựu cũng như hạn chế trong công cuộc xây dựng đất nước từ 1976- 1985.
Nêu được những điểm chủ yếu trong đường lối đổi mới của Đảng về kinh tế, chính trị. Những thành tựu chủ yếu trong quá trình đổi mới. Phân tích được những tiến bộ và khó khăn.
* Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống đấu tranh của cha ông, lòng kính yêu đối những ngườiđã hi sinh vì độc lập tự do cho tổ quốc, lòng kính yêu đối với quần chúng nhân dân lao động chính họ là người làm nên lịch sử.
- Giáo dục lòng yêu lao động, yêu hòa bình, biết quý trọng và bảo vệ những di sản của đất nước và thế giới. Học sinh biết đoàn kết với các dân tộc trên thế giới để đấu tranh cho hòa bình độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
- Giáo dục lòng tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của ĐCSVN và con đường CNXH mà Bác Hồ và dân tộc đã lựa chọn từ đầu thế kỉ XX. Học sinh có niềm tin vào sự toàn thắng của CNXH mà đất nước ta đang xây dựng.
* Kỹ năng:
Rèn luyện và bồi dưỡng một số kĩ năng sau:
- Kỹ năng sử dụng SGK cho việc học tập, kĩ năng nghe, nhìn, ghi kết hợp hóa, kĩ năng so sánh, đánh giá...
- Rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn: Đọc, hiểu, vẽ bản đồ hay các đồ dùng trực quan nói chung.