Khái quát quá trình thực dân Pháp xâm lợc nớc ta.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 26 - 28)

Không phải đến năm 1858 thực dân Pháp mới biết đến Việt Nam mà phải kể từ những năm cuối thế kỷ XVII: “Từ năm 1680 đến năm 1686, t bản Pháp từ ấn độ đã dòm ngó đến Việt Nam. Năm 1686, t bản Pháp đã có ý định ngăm nghe chiếm lấy đảo Côn Lôn là nơi then chốt giao thông từ Châu Âu sang bể Trung Quốc” [69,; 12]. sang thế kỷ XVIII, thông qua các giáo sĩ nhà buôn, thực dân Pháp đã từng bớc tìm hiểu nớc ta: “Năm 1749, tàu buôn Pháp vào

Hội An xin thông thơng, đồng thời một tên t bản là Pierre Poivre yết kiến chúa Nguyễn Võ Vơng đề nghị giao hảo và thông thơng; khi về Pháp hắn tâu với vua Louis 15 nên mau chiếm lấy Việt Nam kẻo rồi vào tay t bản Anh” [69, 13]. Đặc biệt từ nửa cuối thế kỷ XIX âm mu xâm lợc Việt Nam càng lớn hơn. Xâm lợc Việt Nam vừa phục vụ đợc lợi ích cho nền đại công nghiệp của chúng vừa trở thành bàn đạp chắc chắn để xâm chiếm các nớc Đông Dơng và một số nớc Châu á khác.

Vốn có âm mu xâm lợc nớc ta từ sớm, nên liên tục trong các năm 1856 - 1857, tàu chiến Pháp nhiều lần cập bến ở cảng Đà Nẵng, có phái viên cầm quốc th sang Việt Nam nhng bị triều đình Huế cự tuyệt không chịu tiếp, chúng đã nổ súng bắn phá các đồn luỹ, đe doạ, thị uy.

Tháng 2 - 1857, giáo sĩ Húc (ngời Pháp) gửi th lên hoàng đế Napôlêông III về vấn đề Nam Kì, trong th có đoạn viết rằng “những ngời Anh đang dòm ngó Đà Nẵng, họ sẽ đi trớc nếu họ biết đề án đánh chiếm của ta” [36, 18]. Rõ ràng, xâm lợc thuộc địa không chỉ có Pháp mà trong giới t bản đang ra sức cạnh tranh nhau tìm kiếm thị trờng. Bên cạnh Pháp, một đối thủ cổ truyền đang tăng cờng xâm chiếm Viễn Đông là t bản Anh.

Tháng 7 - 1857, Napôlêông III quyết định vũ trang can thiệp vào Việt Nam. T bản Pháp lấy cớ trả thù việc triều đình Huế không chịu nhận quốc th của Pháp đã “làm nhục quốc kì” Pháp. Mặt khác, chúng còn lấy cớ bênh vực đạo, truyền bá văn minh công giáo để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của d luận công giáo ở Pháp và Việt Nam. Song những điều đó đều có sẵn trong kịch bản xâm lợc Việt Nam mà thực dân Pháp vạch ra từ trớc.

Ngày 31 - 8 - 1858, quân Pháp dới sự chỉ huy của Giơmuy phối hợp với quân Tây Ban Nha do đại tá Palanca cầm đầu kéo tới cửa biển Đà Nẵng dàn trận. Ngày 1 - 9 - 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lợc Đà Nẵng mở màn cho chiến tranh xâm lợc Việt Nam. Đó là thời điểm mà v- ơng triều Nguyễn của Việt Nam đang trong thời kỳ khủng hoảng suy vong.

Trong bối cảnh ấy, để duy trì chế độ xã hội thối nát nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi, phong kiến nhà Nguyễn đã ra sức củng cố trật tự bằng mọi cách.

Vì thế, nhà Nguyễn đã bỏ qua những cơ hội có thể tiêu diệt đợc đối ph- ơng hoặc có thể đa đất nớc phát triển tránh đợc hoạ trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Điều đó thể hiện qua những hành động “kí hoà ớc” với Pháp trong khi vẫn có đủ điều kiện để đánh Pháp (khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất), hoặc trớc những đề nghị canh tân đất nớc của giới sĩ phu, tiêu biểu nh đề nghị canh tân của Nguyễn Trờng Tộ, đợc coi là biện pháp hữu hiệu thì triều đình Tự Đức lại lơi là. Thái độ đớn hèn cùng với quyết tâm không cao của triều Nguyễn đã làm cho nớc Đại Nam rơi vào tay thực dân Pháp.

Mục tiêu tấn công đầu tiên của thực dân Pháp là Đà Nẵng, sau đó là đánh vào Gia Định, chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, đánh ba tỉnh miền Tây, rồi đánh ra Bắc Kì lần thứ nhất, lần thứ 2, thực hiện chiến tranh xâm lợc trên phạm vi cả nớc. Trớc hành động xâm lợc của thực dân Pháp, nhân dân ta đã đứng lên đánh đuổi kẻ thù nhng lại vấp phải sự kháng cự quyết liệt của triều đình nên các phong trào nổ ra đều bị thất bại. Triều Nguyễn vì quyết tâm không cao nên không huy động đợc sức dân đánh Pháp, ngợc lại đã đi từ nhợng bộ này đến nh- ợng bộ khác đối với kẻ thù. Lần lợt các hiệp ớc đầu hàng quân giặc: đầu tiên là hiệp ớc Nhâm Tuất đợc kí kết vào tháng 5 - 1862, hiệp ớc Giáp Tuất kí kết ngày 15 - 3 - 1874, hiệp ớc Quý Mùi đợc kí ngày 25 - 8 - 1883 và cuối cùng là hiệp - ớc Giáp Thân đợc kí ngày 6 - 10 - 1884 nớc ta hoàn toàn rơi vào tay kẻ thù, khép lại thời kì độc lập tự chủ trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Đất nớc mất chủ quyền, vai trò của tập đoàn phong kiến Nguyễn không còn nữa nhng phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta vẫn diễn ra rất sôi nổi, đặc biệt là phong trào Cần Vơng. Vì thế, sau khi chiếm đợc nớc ta thực dân Pháp phải mất một thời gian khá dài cho kế hoạch “bình định”, và đến cuối thế kỷ XIX kế hoạch “bình định” mới xong.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 26 - 28)