Những cơ quan chuyên môn liên quan tới việc khai thác đồn điền.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 52 - 55)

Do sự phát triển đồn điền của ngời Âu và do cần có một đại diện chính thức cho quyền lợi của những nhà nông nghiệp Pháp đã dẫn đến việc thành lập phòng canh nông Bắc Kì và Bắc Trung Kì năm 1894, qua nghị định 10 - 2 của Toàn quyền Đông Dơng De Lanessan. Mục đích của việc thành lập Phòng canh nông này là : “... đem đến cho nông nghiệp của ngời Pháp cũng nh của ngời bản xứ những thuận lợi cho sự phát triển, những tiến bộ trong việc sử dụng sản phẩm” [66, 62]. Phòng canh nông Bắc Trung Kì có nhiệm vụ nghiên cứu tất cả những vẫn đề mà chính quyền phải thiết lập quy chế: về quy chế nhợng đất; quy chế sử dụng nhân công; những biện pháp bảo vệ an toàn cho các nhà thực dân, các điền chủ; thành lập hệ thống tín dụng nông nghiệp và xây dựng hệ thống thuỷ nông...

Tiếp đó, để thuận lợi cho việc chỉ đạo trong nông nghiệp, ngày 10/5/1898, Toàn quyền Đông dơng đã ra nghị định thành lập Ban chỉ đạo nông nghiệp ở Trung Kì. Ban này có nhiệm vụ khai thác mọi khả năng các vùng đất màu mỡ nhằm xây dựng đồn điền, chỉ đạo trồng các cây công nghiệp nhập giống từ nớc ngoài vào nh cà phê, chè, thuốc lá... Để tiện cho việc trông coi nông nghiệp, Toàn quyền Đông Dơng Paul Doumer đã thành lập ở Trung Kì những sở canh nông giúp các nhà thực dân và thử cải thiện các phơng pháp trồng trọt của ngời bản xứ. Sở canh nông Nghệ An, thuộc chi thứ nhất của sở canh nông xứ Trung Kì: “Chi này trông coi 3 tỉnh ở phía Bắc Trung Kì: Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh, và chuyên về việc canh nông trong tỉnh, coi các sở chăn tằm, phát trứng tằm cho nhân dân dùng, coi các sở dệt lụa, tổ chức các cách khuếch trơng và khuyến khích các nông gia” [40, 29]. Năm 1927, sở canh nông Nghệ An đã đặt ra một vờn thí nghiệm ở Phủ Quỳ (trạm Cao Trai). Mục đích của trạm này là mang giống cà phê mới, tìm những biện pháp thích hợp,

chọn giống, trồng thêm những cây có sợi nh đay, gai. Cho đến năm 1936, trạm Cao Trai còn thí nghiệm về cách trồng và gây các giống vải lấy ở Thanh Hoá, Đô Lơng (Nghệ An), giống Hồng lấy ở Nam Đàn, giống cam lấy ở Xã Đoài, giống bởi lấy ở Linh Cảm (Hà Tĩnh).

Để xác định một cách chặt chẽ hơn về quy chế tổ chức Phòng canh nông, toàn quyền Đông Dơng đã ra nghị định vào ngày 30 - 11 - 1909. Nghị định này nêu rõ Phòng canh nông nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và chăn nuôi và giúp chính quyền lập một quy chế cho các ngành đó, xung quanh các vấn đề sau: vấn đề mức thơng chính, thể lệ nhân công, thể thức hợp đồng của nhân công và ngời cấy rẽ; việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, đảm bảo an ninh cho các chủ đồn điền và tài sản của họ.

Xuất phát từ lợi ích cho các nhà thực dân cũng nh nhu cầu trong nông nghiệp, đảm bảo cho việc sản xuất, xuất khẩu nên chính quyền thực dân đã thiết lập ở Vinh một Sở công chánh riêng cho tỉnh Nghệ An và chuyên về việc kiều lộ, các việc trị thuỷ và kiến trúc hoặc sửa sang các công thự; một sở nông giang chuyên việc khảo cứu và thi hành các phơng sách dẫn thuỷ nhập điền chung cho cả 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh. Một sở hoả xa chuyên khảo cứu và thực hành các việc mở mang thiết lộ ở Trung Kì và Ai Lao.

Bên cạnh đó là việc thành lập Sở thú y. Sở này giữ vệ sinh các giống lục súc, ngăn ngừa các bệnh tật và nhất là các bệnh truyền nhiễm cho súc vật, điều trị cho súc vật khi bị bệnh chủng đậu, xét cho súc cật xuất cảng và nhập cảng; chọn các giống súc vật tốt ngoại quốc đem về gây giống cho dân dùng; xét cho các súc vật đem vào lò mổ; kiểm xét các thực phẩm của các nhà chăn nuôi sản xuất ra nh bơ, sữa; tổ chức các buổi đấu súc vật, khuyến khích giúp đỡ chỉ bảo cho dân trong việc chăn nuôi.

Cùng với những sở, trạm của Nghệ An nói riêng đợc thành lập là một số cơ quan chung của chính quyền thực dân Pháp để chỉ đạo việc khai thác nông nghiệp trên toàn Đông Dơng. Nghệ An thuộc xứ Đông Dơng, đơng nhiên thuộc

dới quyền chỉ đạo của các cơ quan đó. Ngày 4 tháng 3 năm 1898, Ban chỉ đạo canh nông và thơng mại toàn Đông Dơng ra đời, nhằm nghiên cứu tất cả các vấn đề có liên quan tới lĩnh vực kinh tế, đến công cuộc thực dân của Pháp ở Đông Dơng nh vấn đề nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, thú y. Ban canh nông đã cho xuất bản Tập san Kinh tế Đông Dơng 2 tháng 1 số. Cũng trong năm này, cơ quan Nghiên cứu địa chất Đông Dơng đợc thành lập nhằm nghiên cứu đất đai, giúp cho chính quyền cũng nh các nhà kinh doanh quyết định canh tác theo hớng nào cho có lợi. Năm 1901, Sở Thú y và chăn nuôi Đông Dơng đ- ợc thành lập, phụ trách chăm nom gia súc và lập trại nuôi giống gia súc. Tiếp đó, ngày 30 - 5 - 1930, Sở Mễ cốc Đông Dơng đợc thành lập nhằm tổ chức nghiên cứu sản xuất, chế biến, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu lúa gạo cũng nh hoạt động của cơ quan tín dụng nông nghiệp. Đồng thời tổ chức nghiên cứu khoa học tuyển chọn giống lúa, phòng trừ sâu bệnh, cải tạo đất, chế độ phân bón. Để chỉ đạo công việc khai thác đồn điền đợc tốt hơn, ngày 28 - 2 - 1929, Toàn quyền Đông Dơng ra Nghị định thành lập Uỷ Ban khai thác thuộc địa Trung ơng, nhằm tăng cờng việc quản lý và khuếch trơng trong việc khai thác thuộc địa, chủ yếu là giám sát thực hiện các chính sách, quy tắc và quyết định có liên quan đến việc khai thác đồn điền, trong đó có việc cấp phát đất đai lập đồn điền. Uỷ ban Khai thác thuộc địa gồm những ngời đứng đầu các cơ quan tài chính, y tế, công chính, thuế quan, nông nghiệp, đại diện Hội đồng kinh tế lí tài do viên Tổng th kí Phủ Toàn quyền làm Chủ tịch. Đến tháng 12 năm 1929, Toàn quyền Đông Dơng lại ra nghị định thành lập Uỷ ban khai thác thuộc địa ở Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì. Từ đây, tất cả mọi việc liên quan đến việc cấp phát đồn điền phải xin ý kiến của uỷ ban này.

Qua hệ thống cơ quan đợc thành lập ở Đông Dơng, ở mỗi Kì trên đất nớc Việt Nam, cũng nh ở tỉnh Nghệ An, chứng tỏ ngời Pháp cực kì quan tâm đến công việc khai thác và làm kinh tế đồn điền. Trong thực tế, các cơ quan này ra đời và hoạt động thực sự có hiệu quả, nhờ đó mà hệ thống đồn điền đợc thành

lập và việc kinh doanh trong đồn điền có khả quan đối với các nhà thực dân. ở Nghệ An, lúc đầu là những đồn điền cà phê rộng lớn ra đời ở vùng đất đỏ Phủ Qùy hoạt động mạnh sau đó diện tích ngày càng đợc mở rộng, đồn điền cũng dần đợc thiết lập ở các huyện miền xuôi.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w