Giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 104 - 105)

Trớc hết, để phục vụ cho hoạt động khai thác và vận chuyển sản phẩm thu đợc, thực dân Pháp đã đầu t xây dựng những con đờng thuộc địa và đặt tên cho chúng. Nghệ An có con đờng thuộc địa số 1 chạy qua, là con đờng ô tô lớn nhất Việt Nam. Với con đờng này, chính quyền thực dân và các nhà làm kinh tế

đồn điền giữa các vùng, các tỉnh dễ dàng liên lạc với nhau và dễ dàng chuyên chở sản phẩm nông nghiệp khai thác đợc đi khắp mọi nơi. Quan trọng nhất là những con đờng thuộc địa nội tỉnh mà chúng tôi đã giới thiệu ở phần “chính sách khai thác đồn điền”. Đối với khu vực có nhiều đồn điền của ngời Âu nhất tỉnh là vùng trung du Phủ Quỳ, ngời Pháp đã cho làm con đờng ô tô từ Yên Lí qua Nghĩa Đàn lên Quế Phong dài gần 130 km. “Con đờng này lại là con đờng đông đúc nhất của Trung Kì. Từ Yên Lí đến Phủ Quỳ, trung bình có 800 xe lớn và xe chở hàng, không kể những loại xe thờng nh: xe chở đồ, xe bò do ngời kéo, do bò kéo và xe cút kít” [26, 1]. Ngoài ra những con đờng phụ từ Nghĩa Đàn đi Đô Lơng dài 60km, Nghĩa đàn đi Nh Xuân (Thanh Hoá) cũng là chủ ý của các nhà làm kinh tế đồn điền. Bởi dọc các con đờng này là những đồn điền cà phê rộng lớn hoặc có thể nhờ chúng mà các nhà làm kinh tế đồn điền trong những vùng đất đỏ ở Bắc Trung Kì có thể trao đổi, gặp gỡ nhau khi cần thiết.

Một trong những con đờng quan trọng nhất đợc ngời Pháp chú ý xây dựng và phát triển là đờng thuỷ ở Nghệ An, với cảng Bến Thuỷ rất sầm uất.

Để tiện lợi cho việc thông tin liên lạc, chính quyền Pháp cũng cho xây dựng ở Phủ Quỳ 1 đại lí bu điện để chuyển công văn, bu phẩm th từ điện tín. Hãng ô tô Phạm Văn Phi đợc trợ cấp để phụ trách việc giao thông bằng bu điện. Mỗi ngày có một chuyến đi và một chuyến về. Th từ gửi từ Phủ Quỳ hồi 9 giờ 30 để kịp với xe lửa ở Vinh và đến 11giờ 30 phút thì đến Yên Lí. Tuy rằng, th từ đợc gửi đi từ Phủ Quỳ đến nơi khác rất chậm chạp nhng là bớc tiến bộ hơn so với thời kì trớc.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 104 - 105)