Những cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền Nghệ An.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 116 - 131)

Trớc những đau khổ mà thực dân Pháp gây ra cho nhân dân và công nhân trong các đồn điền Nghệ An, ý thức đấu tranh để chống lại áp bức bóc lột, đòi quyền tự do, giải phóng thân phận của một bộ phận không nhỏ công nhân đồn điền ngày càng lớn mạnh, nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo.

Cùng với cuộc biểu tình điển hình vào ngày 1/5/1930 ở Vinh - Bến Thuỷ, tại Thanh Chơng, 3000 nông dân và công nhân Thanh Chơng tập trung tại đình Hạnh Lâm, tổng Cát Ngạn tổ chức mít tinh rồi tuần hành kéo đến đồn điền tên Ký Viện đòi phải trả hết ruộng đất và con đờng độc đạo đi vào rừng để làm ăn

mà thực dân Pháp đã chiếm của nhân dân trong vùng, tên Ký Viện bỏ trốn. Nh- ng đang lúc ngọn lửa căm hờn bốc cao, quần chúng đã tự động đốt cháy dinh cơ của Ký Viện, mở lại con đờng đi vào rừng để làm ăn, buộc Ký Viện phải thực hiện một số yêu sách. Sáng ngày 3/5/1930, giám binh Vinh, tên là Pơ - ti, thơng tá Nghệ An Hồng Quang Định và tri huyện Thanh Chơng Phan Thanh kỷ, mang 60 lính đến Hạnh Lâm. Chúng cho hào lí mang địa bạ ra, bắt dân chúng bồi th- ờng cho Ký Viện. Hào lí lo sợ trớc sức mạnh của quần chúng nên không dám thi hành lệnh của quan trên. Chúng bèn bắt giam hào lí. Công nhân và nông dân ở khu vực đồn điền Ký Viện, dới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phơng, liền tổ chức ngay một cuộc biểu tình đòi thả hào lí, đồng thời nêu khẩu hiệu đấu tranh: đòi miễn su, hoãn thuế, quân cấp công điền thổ. Bọn cầm quyền hèn nhát buộc phải thả hào lí, nhng lại trắng trợn bắt giam một số ngời mà chúng cho là cầm đầu một cuộc đấu tranh. Cuộc biểu tình lại tiếp tục. Quần chúng bao vây đình làng, giữ bọn Tây đồn lại, đòi thả những ngời bị bắt, đòi trục xuất ra khỏi địa hạt.

Cuộc đấu tranh ngày 1/5//1930 ở Vinh - Bến Thuỷ cũng nh ở Hạnh Lâm, đã có tiếng vang đến các đồn điền ở miền Tây tỉnh Nghệ An. Trong công nhân đồn điền đã có những ngấm ngầm chuẩn bị cho một thời kì đấu tranh lâu dài.

Đầu tháng 6 năm 1930, công nhân các đồn điền Tiên Sinh, Nai Sinh (Nghĩa Đàn), Đào Nguyên, Vực Rồng (Tân Kì) tổ chức phá hoại công cụ sản xuất, đổ các sản phẩm cà phê, chè xuống sông, phản đối bọn chủ đồn điền kịch liệt. Cũng trong thời điểm đó, nông dân các huyện Nghi Lộc, Thanh Chơng, Anh Sơn, liên tục đấu tranh chống lại su cao thuế nặng, chống bọn cờng hào địa chủ. Một trong những cuộc đấu tranh của nông dân tiêu biểu thời kì này là cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 của 5000 nông dân huyện Hng Nguyên và một số nông dân huyện Nam Đàn có công nhân tham gia. Các cuộc biểu tình ở các huyện ấy đã làm cho bọn tri phủ, tri huyện hoảng hốt bỏ trốn, tổng lí, lí trởng khiếp sợ, nhiều tên đã mang sổ sách triện bạ nộp cho chính quyền cách mạng:

ở các làng, lí tr

ởng và chánh tổng không còn chút quyền hành nào, không làm chủ đợc tính mạng và tài sản của chúng nữa” (Theo báo Công Luận số 20/9/1930).

Từ cuối năm 1931, ở Nghĩa Đàn, hãng Si Pha và hàng chục đồn điền khác lợi dụng phong trào cách mạng của ta đang trong lúc bị đẩy lùi, chính quyền thực dân phong kiến tiến hành ráo riết những biện pháp kinh tế, chính trị văn hoá để củng cố thế lực của chúng. Chúng ra sức câu kết với bọn quan lại, chức sắc, cớp đất của nhân dân nhằm mở rộng hơn nữa diện tích đồn điền và mở rộng phơng thức kinh doanh. Nơi thì chúng trồng cà phê, trẩu lúa hoặc cây ăn quả, nơi thì làm đồng cỏ chăn nuôi gia súc, chặt cây lấy gốc, làm chỗ săn bắn... Trớc hành động cớp đất, dồn dân, dồn dập của bọn t bản pháp, nhân dân ở các làng Tri Chỉ, Vĩnh Lại (Nghĩa Đàn) đã tụ tập phản kháng mạnh mẽ tên chủ đồn điền Sa - Tô khi hắn “ca dát” (đo đạc đất đai) của làng mình. Tại đồn điền Yên Tâm, nhân dân làng Yên Tâm đã mang gậy gộc, giáo mác đi đánh chủ đồn điền Mu - Tông và bọn tay chân của nó khi chúng đến làm nhà, trại trên những khu đất của làng đang bị chúng bao chiếm. Ban ngày bọn chủ, cai đồn điền cắm mốc trồng nêu, dựng trại thì đêm đến nhân dân lại tổ chức vứt bỏ tháo dỡ.

Các cuộc đấu tranh ở các đồn điền khác cũng diễn ra liên tục và gay gắt không kém. Đợc sự giác ngộ của chính quyền cách mạng và sự đấu tranh quyết liệt của nhân dân, nhiều hào lí thà bị bắt bớ, đánh đập nhng quyết không chịu khuất phục. Ông phó Trầm ở làng Nhiêu Hạp, xã Minh An (Nghĩa Đàn) vì tránh việc phải kí nhợng đất của làng cho bọn thực dân đã bỏ trốn vào khe núi rồi chết ngồi ở dới một gốc cây. Đại lí Phủ Quỳ và tri huyện Nghĩa Đàn xé bỏ thẻ bài của lí trởng và tát tai các hào cựu ở vùng đồn điền Xếp Chúc nhng họ thà chịu mất chức quyền chứ không chịu kí giấy nhợng đất cho bọn thực dân. Nhân dân làng Vĩnh Lại (Nghĩa Đàn) còn bán cả đình làng để lấy tiền kêu kiện lên Toà sứ Vinh đòi lại đất đai bị chiếm làm đồn điền. Nhân dân các xã Phác Lộ, Đồng Đãi cũng

đợc sự chỉ đạo đấu tranh theo cách tơng tự thậm chí còn dời cả nhà đến ở tại vùng mà bọn chủ đồn điền định bao chiếm.

Tháng 7/1932 trở đi, tại các đồn điền Tiên Sinh, Nai Sinh, Trạm Lụi, Cao Trai, Quán Mít... nhiều truyền đơn của Đảng cộng sản Đông Dơng đợc rải đòi bọn đế quốc phải giải quyết công ăn việc làm cho ngời thất nghiệp, thả hết chính trị phạm, tự do hội họp - lập hội bãi công, công nông liên hiệp lại, thợ thuyền đi đầu.

Từ đó, tại đồn điền nào, nếu công nhân bị chủ hà hiếp đều bị đấu tranh phản đối kịch liệt. Ngày 12/8/1932 chủ đồn điền Kẻ Chè (Nghĩa Đàn) đánh chết anh Nguyễn Văn Viên vì lí do không làm theo ý chủ. Toàn thể công nhân đã phản đối gay gắt, buộc tên chủ chôn cất anh và trợ cấp cho vợ con anh một khoản tiền.

Năm 1936, vào thời điểm này phong trào Đông Dơng Đại hội trong công nhân các đồn điền tuy không sôi nổi nh phong trào ở các làng xã, song cũng diễn ra liên tục. Tại đồn điền của hãng Si pha, công nhân đã có cuộc đấu tranh với số lợng hàng trăm ngời, nêu yêu sách, đòi tăng lơng, giảm giờ làm, phản đối hành động ngợc đãi của bọn cai chủ. Dọc tuyến đờng tỉnh lị số 6, hàng trăm phu lục lộ đã tập trung phản đối bọn cai xếp cúp tiền gạo của thợ và đấu tranh chống việc đánh đập xua đuổi công nhân.

Sang năm 1937, nhận thấy phong trào công nhân trong các đồn điền cha phát triển mạnh, cha phối hợp đợc với phong trào ở các làng xã. Tỉnh uỷ Nghệ An, cùng với huyện ủy của các huyện, nhất là huyện Nghĩa Đàn - nơi có nhiều đồn điền của thực dân Pháp đợc lập nên ở đây - chủ trơng đẩy mạnh công tác vận động phong trào phát triển. Nhân việc tên Car - rông, chủ đồn điền Tiên Sinh đánh anh Khoái công nhân chăn bò bị thơng, các cán bộ đảng viên đã vận động công nhân trong đồn điền và công nhân của các đồn điền lân cận nh Nai Sinh, Trạm Lụi đến hỗ trợ, bao vây nhà tên này đấu tranh phản đối. Hoảng sợ trớc sự

phản ứng của công nhân, tên Car - rông đã phải bồi thờng cho anh Khoái 100 đồng và hứa về sau không đánh đập công nhân nữa.

Tại huyện Quỳnh Lu, năm 1937, dới sự lãnh đạo của các tổ chức dảng, nhân dân các làng Quỳnh Tụ, Quỳnh Văn, Xuân Hoà (Quỳnh Xuân), Xuân úc (Quỳnh Liên), Thạch Động (Quỳnh Thạch) và công nhân đồn điền Trịnh Môn đã đấu tranh chống địa chủ Trần Thuý Roanh đòi lại đợc hàng trăm mẫu ruộng đất mà hắn đã chiếm để lập đồn điền.

Tháng 3/1941, công nhân đồn điền Tiên Sinh lại tổ chức bỏ việc để chống đối tên cai Ròng đã đối xử tàn nhẫn đối với công nhân bị đau ốm. Tiếp đó công nhân ở đồn điền Marottho chống lại việc chủ hạ tiền công khoán của công nhân.

Năm 1940, Nhật nhảy vào Đông Dơng câu kết với thực dân Pháp, bóc lột nhân dân ta đến tận xơng tuỷ, sau đó vì sự tham lam về quyền lợi mâu thuẫn giữa chúng ngày càng sâu sắc, cuối cùng quân Nhật hất cẳng Pháp, toàn quyền giành quyền thống trị về chính trị, kinh tế, văn hoá... ở Nghệ An, tại một số đồn điền, quân Nhật cho chuyển hớng kinh doanh, từ trồng ngô, trồng các loại cây l- ơng thực chuyển sang trồng đay, phục vụ cho nền công nghệ của chúng. Vì thế, tình cảnh khốn khổ của nhân dân ta ngày càng nghiệt ngã hơn. Chính sánh của chúng đã gây ra nạn đói khủng khiếp vào năm 1944 - 1945. Đã thế chúng còn trực tiếp quản lí một số đồn điền ở Tân Kì (đồn điền Đào Nguyên), ở Anh Sơn (đồn điền Lơ - giơn - nơ). Sự quản lí và đối đãi của chúng đối với nhân dân công nhân ta còn khắc nghiệt hơn quân Pháp. Điều đó càng làm cho ngọn lửa căm thù bọn phát xít, thực dân trong nhân dân Việt Nam nói chung cũng nh nhân dân Nghệ An nói riêng ngày càng sâu sắc hơn.

Ngày 22/8/1945, dới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn, anh chị em công nhân của toàn bộ các đồn điền vùng Phủ Quỳ kết hợp với nông dân các làng lân cận mang theo súng đạn, gậy gộc, giáo mác tập trung tại cây đa làng Vĩnh Lại kéo về huyện lị bắt giữ tri huyện, các đề lại, thu giữu các loại triện, ấn,

giấy tờ, sổ sách, ngân quỹ, giải phóng tù nhân mà chúng đã bắt giữ. Trớc hàng ngàn quần chúng tham gia khởi nghĩa, Uỷ ban nhân dân lâm thời và Uỷ ban Mặt trận Việt Minh huyện đã ra mắt công chúng. Tại vùng Nám, chợ Lụi công nhân kết hợp với nhân dân địa phơng tập trung tế cờ tại làng đình Trung rồi cùng đội tự vệ đi bao vây nhà tên Ca - xe, tịch thu máy chế biến cà phê và đồn điền Tiên Sinh, Nai Sinh của thực dân Pháp giao cho Uỷ ban nhân dân lâm thời huyện quản lí...

Phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ An thời thuộc Pháp nhìn chung cha thực sự mạnh mẽ. Nguyên do lực lợng công nhân nông nghiệp ít ỏi so với lực lợng công nhân công nghiệp ở Nghệ An thời đó. Đa số công nhân làm theo thời vụ, làm công ăn khoán, sống không tập trung và còn mang nặng t tởng tiểu nông nên sự giác ngộ giai cấp của đại bộ phận công nhân không cao. Lực lợng công nhân chuyên nghiệp thì không nhiều, đa số họ đều là dân các tỉnh khác đến, họ lại đợc hởng lơng cao hơn ngời khác nên mức độ trung thành với chủ vẫn cao. Hơn nữa việc di c của họ đến nơi khác là để làm ăn sinh sống nên tinh thần đấu tranh của họ thấp.

Hầu hết các cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền Nghệ An thời thuộc Pháp đều có sự ủng hộ của đông đảo nông dân, cũng vì đa số công nhân trong đồn điền là công nhân làm theo thời vụ. Chính bộ phận này đã kích thích phong trào đấu tranh của nông dân, mặt khác khi cuộc đấu tranh nổ ra, họ đợc nông dân giúp đỡ rất nhiều về ngời và của.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chế độ đồn điền của t bản Pháp đợc thay thế bằng chế độ quản lí của chính quyền cách mạng Nhà nớc dân chủ nhân dân, đồn điền đợc các ban tổng quản địa phơng quản lí. Nhng dới chính quyền cách mạng, các đồn điền cha hoạt động bình thờng, buổi đầu công nhân cha có việc làm. Năm 1947, đồn điền ở Nghệ An đợc Hạt khẩn hoang di dân quản lí. Sang năm 1949 theo chủ trơng chuyển hớng của Bộ nông lâm, Hạt khẩn hoang di dân Nghệ An chuyển thành Trại doanh điền quốc gia quản lí. Thời kì Trại doanh điền quản lí với yêu cầu bảo vệ cơ sở đồn điền do t bản Pháp để lại

và duy trì công ăn việc làm cho công nhân nên hầu hết các cơ sở đồn điền cũ đều không có sự phát triển trong sản xuất cũng nh kinh doanh. Tuy nhiên sau khi miền Bắc đợc hoàn toàn giải phóng (1954) công cuộc khôi phục kinh tế bắt đầu thì các Trại doanh điền đợc đổi thành các nông trờng Quốc gia. Lúc này việc kinh doanh trong các nông trờng có bớc nhảy vọt. Nhờ đợc sự viễn trợ máy móc công nghiệp, chuyên gia của các nớc xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô, cùng với việc tuyển chọn công nhân vào làm việc kĩ càng, ổn định, mặt khác đây là thời kì mà công việc sản xuất nhằm vào một mục đích cao cả “phục vụ kháng chiến”, “thi đua yêu nớc”, nên công nhân rất hởng ứng, tích cực lao động và xản xuất.

Hiện nay, trên khu vực các đồn điền cũ của t bản Pháp, các xóm làng mọc lên, kinh tế của các địa phơng, sản xuất theo hớng hàng hoá trong việc chăn nuôi bò sữa, cây công nghiệp, cây ăn quả... làm cho các dịa phơng ấy phát triển và trở thành những thị trấn công nghiệp. Tuy nhiên, mặt hàng nông sản cà phê không còn đợc thị trờng trong nớc và quốc tế a chuộng nh thời thuộc Pháp nữa, không còn giá trị là cà phê ngon nhất của xứ Đông Dơng.

Nghiên cứu đề tài “Kinh tế đồn điền ở Nghệ An thời thuộc Pháp”, bên cạnh những mặt trái còn rất nhiều điều để chúng ta lu tâm, tham khảo trong việc tổ chức quản lí, phơng thức kinh doanh và sử dụng đất. Qua đó chúng ta thấy đợc vấn đề: cần chú trọng phát triển cây có giá trị xuất khẩu, đẩy mạnh chăn nuôi, song song với việc phân bố lại dân c nhằm đa miền núi tiến kịp miền xuôi. Quan trọng nhất là hiệu quả của kinh tế phải đi liền với lợi ích của ngời lao động.

Kết luận

1. Nghệ An là tỉnh có tiềm năng về lao động, đất đai, lại là nơi giao thông thuận lợi, rất có điều kiện để thành lập ở đây những trung tâm thơng mại, những thơng cảng lớn phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Vì thế, ngay sau khi hoàn thành “sự nghiệp an ninh” t bản Pháp đã không ngừng đầu t nhằm khai thác Nghệ An. Cùng với việc thành lập những trung tâm thơng mại, thành phố công nghiệp lớn, bến cảng sầm uất: Vinh – Bến Thuỷ – Trờng Thi, chính quyền t bản thực dân cũng tích cực khai thác tài nguyên khoáng sản

ở đây. Trong quá trình đó, họ đã phát hiện ra tiềm năng đất đỏ rất dồi dào vốn có sẵn ở miền Tây Nghệ An – tập trung nhiều nhất ở Phủ Quỳ. Tiềm năng ấy là thế mạnh để có thể phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Vì thế, ngay khi quy chế ruộng đất ở Trung Kì đợc ban hành, nhiều ngời Pháp đầu tiên đã xin khai khẩn đất đai lập đồn điền. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 1897 cho đến năm 1910 đồn điền của ngời Pháp vẫn cha có kết quả gì. Nguyên do chủ yếu là vùng đất đỏ ấy vốn còn rất hoang dã, còn rừng rậm bao phủ, đờng đi lại khó khăn, dân c sinh sống ở vùng đất này rất ít và tha thớt, hoàn toàn cha có hệ thống thông tin liên lạc. Để thiết lập và khai thác đồn điền, chính quyền Pháp phải dành một thời gian nhất định thực thi những công việc, thực hiện những biện pháp khác nhau nhằm giúp đỡ các nhà làm kinh tế đồn điền nh: thành lập các cơ quan nông chính, công chính nhằm sửa sang, xây dựng hệ thống đờng giao thông, thiết lập hệ thống thông tin liên lạc, lập trại thí nghiệm

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 116 - 131)