Việc lập đồn điền.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 43 - 45)

1.3.3.1. Thời gian.

So với Nam kì và Bắc Kì, đồn điền ở khu vực Trung kì đợc thiết lập muộn hơn. “Theo thống kê của thực dân Pháp, tính đến năm 1890 đã có 116 đồn điền của ngời Âu. Tuy nhiên diện tích đồn điền chủ yếu tập trung ở các tỉnh Nam Kì và bắc Kì. Cho đến năm 1900 tổng diện tích đồn điền của ngời Pháp đã lên tới 322.00 ha, trong đó ở Nam Kì có 78.000 ha” [42, 29]. “Bắc Kì trong giai đoạn 1884 - 1896 có khoảng 106 đồn điền” [66, 87]. Trong các đồn điền của ngời Pháp lúa là cây trồng chính. “Nhng từ năm 1888 trở đi, ngời Pháp bắt đầu cho trồng cà phê, rồi cao su. Riêng cà phê, từ năm 1888 đã có những đồn điền trồng thí nghiệm ở cả 3 kì Bắc, Trung, Nam ” [45, 122].

Sau khi cơ bình định xong đất nớc ta, thực dân Pháp đã xác định một ph- ơng châm khai thác quan trọng là chiếm đoạt ruộng đất xây dựng những đồn điền trồng cây công nghiệp để phục vụ cho chính quốc. Vì vậy, với những điều ớc năm 1897, 1898 của triều đình với thục dân Pháp và quy chế về đất đai ở Trung Kì đã tạo điều kiện pháp lí cho các điền chủ thiết lập đồn điền. ở Nghệ An từ năm 1897 trở đi một số ngời Pháp đã làm đơn xin đợc cấp không vùng trung du, bởi nơi đây còn hoang dã, đất đai lại rất tốt.

Nhìn chung, giai đoạn 1897 - 1910 ở Nghệ An đồn điền cha để lại dấu vết gì nhiều. Do các điền chủ không phải là những nhà canh nông phần lớn họ là những ngời khai mỏ hoặc cố đạo vì thế mục đích lớn nhất vẫn là tìm tài nguyên khoáng sản và những nguồn lợi lớn.

Năm 1910, Ba - canh, một chủ kho bạc ngời Pháp đã mở đồn điền đâu tiên trồng cây công nghiệp ở Nghệ An. Tuy nhiên, khai thác có quy mô hơn cả vẫn phải kể đến điền chủ Walther. Năm 1913, Walther bắt đầu khai phá đồn điền Tiên Sinh và Nai Sinh (nay thuộc nông trờng Đông Hiếu - Nghĩa Đàn). Đồn điền của ông đã đạt đợc những kết quả ban đầu hết sức ý nghĩa. Điều đó đã khích lệ các điền chủ đến vùng đất đỏ Phủ Quỳ xin nhợng đất đầu t kinh doanh cây công nghiệp. Cùng thời điểm với Walther, ông Collet đã thiết lập đồn điền Trạm Lụi chỉ cách đồn điền của Walther vài km. Nhng chỉ đợc một năm đồn điền này đã đợc nhợng lại cho Hội La Pic - cơ và công ty (P.A.Lapicque et cie) với diện tích 350 hécta. Khi Hội này tan rã, công ty lâm nghiệp mua lại đồn điền ấy và giao cho ông Walther tiếp tục công việc vào tháng 5/1926.

Cũng trong khoảng thời gian 1910 - 1930, ông Walther tiếp tục khai thác vùng đất Cao Trai, Tây Hiếu lập nên các đồn điền Phủ Quỳ và Cao Trai. Tổng diện tích các đồn điền mà ông Walther có, tính đến năm 1930 là 6300 ha - một con số lớn, việc kinh doanh trong đồn điền rất hiệu quả, đợc đầu t kĩ lỡng.

Cùng với điền chủ Walther, hàng loạt các đồn điền của các điền chủ ngời Pháp đợc thiết lập lên ở vùng đất đỏ Phủ Quỳ và vùng đất đỏ ở các huyện miền

xuôi nhằm vào công việc chính là trồng cây công nghiệp, nhiều nhất và có hiệu quả nhất là cà phê.

Theo sau những t bản Pháp và đợc sự trợ giúp chính quyền thực dân những ngời Việt có thế lực, địa chủ lớn, t sản, quan lại Nam triều vận động chính quyền cấp tỉnh cho phép rồi liên kết với tri huyện lập trại, ấp, đồn điền.

ở vùng đất đỏ trong tỉnh, các đồn điền của ngời Việt chủ yếu vẫn kinh doanh cây công nghiệp giống nh những nhà thực dân, nh trờng hợp Lê Bôn Đào, Lê Văn Quý, Xếp Chúc, Ký Viện, Trần Thuý Roanh...

ở miền đồng bằng, miền xuôi đa số các trại ấp của ngời Việt có quy mô nhỏ, trồng lúa là chủ yếu và nhận tá điền lĩnh canh.

Với mức độ chiếm đoạt ruộng đất mạnh mẽ của thực dân Pháp và điền chủ ngời Việt dẫn đến “năm 1924, đất trồng cà phê đã trở nên hiếm ở Phủ Quỳ” [1, 60]. “Đến năm 1930, sự chiếm đoạt ruộng đất có thể coi là dừng lại, do ảnh hởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, có nơi thực dân Pháp chiếm thêm một ít ruộng đất, có nơi lại bán lại cho địa chủ Việt Nam. Số diện tích lên xuống trong thời kì này không đáng là bao nhiêu. Vì thế có thể coi con số năm 1929, 1930 làm căn cứ” [33, 78].

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 43 - 45)