Quy chế mới về việc cấp nhợng đất đai của thực dân Pháp thi hàn hở Nghệ An.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 36 - 43)

Nghệ An.

Phơng thức sử dụng và chuyển nhợng ruộng đất cũng nh các điều kiện nhợng lại và khai thác đồn điền từ trớc cho đến năm 1913 đợc qui định bằng những văn bản địa phơng riêng cho mỗi xứ thuộc Đông Dơng. Để có sự thống nhất về di nhợng đất đai giữa các khu vực, nhằm đẩy nhanh tốc độ khai thác thuộc địa trên lĩnh vực nông nghiệp với quy mô lớn, từ năm 1913 trở đi thực dân Pháp đã loại bỏ những quy định cũ, ban hành văn bản mới áp dụng thống nhất trên toàn xứ Đông Dơng về việc di nhợng đất đai và khai thác đồn điền.

Nghệ An thuộc xứ Đông Dơng phải tuân theo những văn bản pháp lí mới đó của chính quyền thực dân.

Trớc hết là nghị định ngày 27 tháng 12 năm 1913. Nghị định này nêu lên nguyên tắc qui định chung đầu tiên cho toàn xứ Đông Dơng, qui định việc chuyển nhợng ruộng đất công. Quy định chính của văn bản nói trên đã phân biệt giữa hai loại đất:

Thứ nhất: đất thành phố, nằm trong phạm vi các trung tâm, chỉ chuyển bán với giá cao bằng con đờng đấu thầu.

Thứ hai: cấp phát đất nông thôn, theo đơn xin công khai, trả tiền hoặc không trả tiền, trên 1000 ha do ông Toàn quyền quyết định, dới con số đó thì do các ông thủ trởng chính quyền địa phơng quyết định.

Việc cấp phát đồn điền có trả tiền, bằng cách đấu thầu không có giới hạn, cùng một ngời có thể xin nhiều khu đất. Lúc đầu trả ngay một nửa, còn lại một nửa thì trả theo hai thời hạn dài bằng nhau, từ năm này sang năm sau.

Việc cấp phát đồn điền không phải trả tiền là trờng hợp đặc biệt, mức tối đa cấp phát là 300 ha. Lần cấp phát thứ hai chỉ có thể thực hiện nếu nh đã khai thác đợc 4/5 số đất đợc cấp lần đầu và chỉ cấp lần hai này mà thôi.

Ngời đợc cấp phát, không trả tiền hay trả tiền, lúc đầu chỉ đợc cấp tạm thời, chỉ sau khi đợc công nhận chính thức là đã thực tế khai thác thì mới đợc cấp chính thức, và lúc này trở đi thì mới chịu thuế.

Việc khai thác phải tiến hành theo thời hạn qui định trong điều lệ đấu thầu đối với trờng hợp cấp phát có trả tiền, và trong năm năm đối với trờng hợp cấp phát không trả tiền. Nếu không khai thác thì có thể bị xoá bỏ toàn bộ hay một phần cấp phát và hoàn trả lại tiền của số đất trả về chính phủ, có khấu trừ 1/10 để bồi thờng.

Nghị định này quy định về quyền hạn của Toàn quyền, thống đốc thống sứ, khâm sứ về cấp đất và nó đã đợc các nhà t bản thực dân lợi dụng triệt để chiếm đoạt ruộng đất của nông dân một cách tàn nhẫn.

Nhng do sự đấu tranh mạnh mẽ của nông dân và trớc tình hình có đơn xin cấp phát đồn điền năm 1925 lên tới 50.000 ha, nghị định năm 1913 đợc bổ sung để quy định thống nhất những thể lệ của địa phơng còn thiếu sót.

Có thể nói, nghị định năm 1913 là một văn bản nguyên tắc, đã thi hành trên một phạm vi rộng rãi, do đó thể lệ quy định của các địa phơng đã phát triển theo chiều hớng khác nhau, nảy sinh ra mâu thuẫn. Vì thế, một nghị định mới ra đời: nghị định ngày 19/9/1926 bổ sung cho nghị định năm 1913. T tởng chủ đạo của văn bản mới là nh sau:

Xứ thuộc địa, chủ nhân trên đất đai của mình, có nhiệm vụ chỉ cấp phát trong chừng mực và điều kiện thoả mãn tối đa lợi ích chung. Vì vậy chính quyền phải dành quyền cho ngời bản xứ đợc sử dụng đất đai cần thiết cho nhu cầu hiện tại và tơng lai của họ, bảo đảm duy trì các khu rừng núi cần thiết cho chế độ thuỷ văn bình thờng, bảo hộ cho bản thân các hãng kinh doanh bằng cách chỉ mở cho họ những vùng thuận lợi cho công cuộc khai thác thuộc địa. Nhằm mục đích đó, văn bản dự trù kế hoạch điều tra nghiên cứu đất đai trong xứ. Đây là kế hoạch đầu tiên để đi vào khai thác thuộc địa.

Xứ thuộc địa phải rút ra một khoản thu hoạch hợp lý từ những việc cấp phát này, vì vậy phải cấp phát theo trờng hợp có trả tiền. Ngời ta bỏ những hình thức thơng lợng hữu nghị, vì nó thờng gây trở ngại và làm cho chính quyền bị nghi ngờ, song là đối với các công việc kinh doanh đặc biệt, do tầm quan trọng hoặc do tính chất vì lợi ích công cộng của họ; hai là ngời yêu cầu đầu tiên thì có quyền u tiên tăng giá mua. Nh vậy là thừa nhận cho ngời đó hởng quyền lợi phát hiện đất.

Chính quyền có quyền bác bỏ những ngời yêu cầu mà không có sự đảm bảo cần thiết. Nh vậy, ngời làm đơn phải để chính quyền nghiên cứu đồng ý, và phải bỏ chứng minh là mình có vốn cần thiết để khai thác đất đợc cấp phát, định ngạch đợc quy định tuỳ theo các xứ và tuỳ theo tính chất của công việc kinh

doanh. Nh vậy là đã đặt ra nguyên tắc về khả năng tài chính để xác định cho các văn bản về sau này.

Xứ thuộc địa bao giờ cũng nhợng lại theo một giá phải chăng, giúp đỡ thật sự cho các hoạt động kinh doanh; chính quyền góp phần vào công cuộc khai thác bằng phơng tiện trang bị kinh tế cho xứ này. Vì vậy chính quyền phân chia lợi nhuận với các hãng kinh doanh là điều hợp lý. Văn bản năm 1926 có ý định bớc đầu thực hiện nguyên tắc đó bằng cách lập ra một thứ thuế đánh 2% vào giá trị của sản phẩm nguyên vẹn. Thật ra, các hoạt động khai thác nhỏ và trung bình đợc khuyến khích và đợc miễn không thi hành các biện pháp đó, và có quyền đợc cấp phát các đồn điền không phải trả tiền cho tới 300 héc ta.

Đặc biệt, về các hoạt động kinh doanh lớn, việc áp dụng các biện pháp nh vậy đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều vấn đề thuộc phạm vi kĩ thuật tài chính, chính trị, phải điều hoà quyền lợi giữa các địa phơng. Để giải quyết vấn đề này, ngời ta có lập ra một Tiểu ban trung ơng khai thác thuộc địa gồm có các thủ tr- ởng các cơ quan toàn Đông Dơng có liên quan và các đại biểu đợc bầu của giới nông nghiệp ngời bản xứ. Các xứ thuộc Đông Dơng cũng đợc yêu cầu thành lập các tiểu ban địa phơng dựa trên những cơ sở nh vậy.

Việc chiếm đoạt ruộng đất để kinh doanh đã đem lại những món lợi lớn, do vậy nhiều nhà t bản tranh chấp nhau. Điều đó đã dẫn tới sự can thiệp của Tổng thống Pháp bằng sắc luật ngày 14/11/1928 - một sắc luật mới về đi nh- ợng ruộng đất và khai thác đồn điền lại đợc ban hành.

Chủ trơng chung:

Sắc luật này duy trì sự phân biệt đợc xác định trong nghị định chung 27/12/1913 giữa loại đất thành phố và đất nông thôn phụ thuộc vào tài sản t nhân; chủ trơng này nhằm mục đích duy nhất là qui định việc cấp phát hoặc cho thuê đất nông thôn, còn việc cấp phát đất thành phố thì vẫn quy định bằng các nghị định chung và nghị định địa phơng và do Hội đồng chính phủ phê chuẩn.

Cấp phát có trả tiền là quy định đối với nông thôn, cấp phát không trả tiền chỉ là trờng hợp cá biệt, nhằm khuyến khích hoạt động khai thác thuộc địa nhỏ và của ngời Pháp hay ngời bản xứ và hạn chế ở mức tối đa là 300 hécta.

Đối với mỗi xứ thuộc Đông Dơng, sắc luật quy định thiết lập chơng trình khai thác thuộc địa cho từng tỉnh và từng vùng lớn. Những chơng trình kế hoạch này xác định lãnh thổ dành lại cho ngời bản xứ, các phạm vi mỏ cho hoạt động khai thác thuộc địa và những phạm vi khép đóng, những khu đất dành cho việc gây lại rừng. Chơng trình này cũng quy định phạm vi các khu đất, do giá trị đất đai, do vị trí địa hình hoặc do có công trình tu bổ kinh tế mang tính chất quan trọng thì sẽ cấp phát theo từng con đờng đấu thầu công khai sau khi ớc lợng giá trị qua cơ quan kĩ thuật.

Những chơng trình đó đợc xây dựng sau khi xin ý kiến của Tiểu ban khai thác thuộc địa thành lập bên cạnh ông Toàn quyền và các ông thủ trởng chính quyền địa phơng, thành phần 1/3 là các nhà thực dân Pháp và bản xứ, 2/3 là đại biểu của chính quyền Toàn quyền Đông Dơng và các cơ quan hữu quan, và bắt buộc phải xin ý kiến về tất cả mọi vấn đề quan hệ tới chế độ và việc cấp phát đồn điền.

Những điều kiện để cấp phát đồn điền:

Chỉ có những ngời công dân Pháp, có quốc tịch Pháp hay là ngời dân bảo hộ của Pháp thì mới đợc cấp phát đồn điền. Các công ty phải có trụ sở đặt trên lãnh thổ Pháp hoặc đất bảo hộ của Pháp, đa số hội viên cũng nh các quản trị viên và giám đốc, các thành viên của hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc, ngời hợp tác đều phải là công dân Pháp, ngời có quốc tịch Pháp hay là ngời dân bảo hộ của Pháp, nếu không thì không đợc.

đất cấp phát đồn điền, dù không phải trả tiền bao giờ cũng chỉ cấp phát tạm thời, nó chỉ trở thành chính thức khi nào việc khai thác theo thể lệ quy định trong văn bản điều lệ đã đợc chính thức công nhận.

Trong thời gian cấp tạm thời, ngời chủ đồn điền không có quyền chuyển nhợng cho ngời khác.

Đất đồn điền đợc cấp phát:

Bằng sắc luật, căn cứ vào báo cáo của ông bộ trởng Bộ thuộc địa và đề nghị của ông Toàn quyền tại hội đồng t vấn, sau khi có ý kiến của Tiểu ban cấp phát đồn điền thuộc địa và đất công quá 4.000 ha.

Bằng đề nghị của ông Toàn quyền tại Hội đồng t vấn đối với các trờng hợp cấp phát từ 1.000 đến 4.000 hécta.

Bằng nghị định của các ông thủ trởng chính quyền địa phơng tại hội đồng t vấn hoặc hội đồng bảo hộ đối với các trờng hợp cấp phát dới 1.000 hécta.

Diện tích trên đây là tính tổng số các khu đất yêu cầu và do cùng một ng- ời hay cùng một công ty sử dụng.

Những ngời làm đơn xin sau khi làm thủ tục lựa chọn trụ sở tại Đông D- ơng thì phải chứng minh rằng mình đã làm đủ các điều kiện về quốc tịch bắt buộc đối với các t nhân và các công ty.

Họ phải nói rõ mục đích chính xác của việc hoạt động kinh doanh, diện tích và giới hạn của khu đất yêu cầu, phải cung cấp một bản vẽ về khu đất, chứng minh khả năng tài chính của mình và số tiền bảo đảm nộp vào kho bạc theo quy định của các nghị định thi hành.

Những đơn nói trên đợc đăng trên công báo công bố ở các tỉnh đơng sự, một cuộc kiểm tra hành chính sẽ đợc tiến hành và việc cho đấu thầu sẽ tổ chức vào một thời hạn tối thiểu là hai tháng nếu nh không có ai khiếu nại.

Quyền lợi u tiên đặt giá đợc dành cho ngời làm đơn xin đầu tiên, nếu nh trong năm ngày tiếp theo buổi đấu thầu ngời đó cho một giá bằng 1/5 của giá cao nhất.

Những điều kiện của việc cấp phát đợc quy định trong một bản điều lệ đấu thầu, bản điều lệ này ngoài những điều khoản đặc biệt cho mọi trờng hợp riêng, còn phải bắt buộc dành quyền sử dụng cho ngời bản xứ, phải nêu ra biện pháp vệ sinh và

phòng bệnh cho ngời lao động, thời hạn quy định cho ngời chủ đồn điền phải thi hành những nghĩa vụ của mình nếu không sẽ bị xoá bỏ.

Sắc luật ngày 14/11/1928 đã duy trì nguyên tắc tham gia của xứ thuộc địa vào lợi nhuận của các hãng kinh doanh, dới hình thức cổ phần của ngời sáng lập hoặc cổ phần tự do, hoặc thu tô sản lợng. Những đất cấp phát không trả tiền thì đợc miễn những nhiệm vụ trên.

Khai thác và cấp phát chính thức:

Chỉ khi nào ngời chủ đồn điền làm đầy đủ các nghĩa vụ qui định trong bản điều lệ thì khi ấy chính quyền cấp phát mới công nhận chính thức. Trong tr- ờng hợp việc khai thác không tiến hành theo qui định thì chính phủ sẽ thu hồi lại phần đất bỏ hoang, với điều kiện trả lại tiền đã nộp, có khấu trừ một khoản bồi thờng từ 3/10 đến 5/10 của số tiền trên, coi nh nộp phạt. Tuy nhiên, tiểu ban kiểm tra cũng có thể đề nghị cho kéo dài một thời gian nữa, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể.

Chủ trơng đặc biệt:

Đối với các vùng có c dân là ngời Mờng, ngời Mọi, phơng thức canh tác là ruộng rẫy, dựa trên một phơng pháp hu canh lâu dài và đốt cháy cây cỏ trên diện tích trớc khi tiến hành canh tác thì sắc luật 14/11/1928 không chấp nhận việc cấp phát chính thức nhng đề ra hình thức cho thuê dựa trên cơ sở thoả thuận và nộp tiền cho nhà nớc; ngoài số tiền nộp đó, hàng năm còn phải nộp một khoản tô cho các thủ lĩnh và các gia đình có quyền lợi trên các khu đất cấp phát.

Trên cơ sở các văn bản, nghị định của chính quyền đã ban hành, căn cứ vào tình hình ruộng đất công nông nghiệp và các đơn xin cấp nhợng đất của các cá nhân ngời Âu, ngời Việt và các công ty vô danh ở Nghệ An, Toàn quyền Đông Dơng và Khâm sứ Trung Kì đã ra các nghị định về việc thu hồi chuyển nhợng, cấp đất đai thiết lập đồn điền. Trớc hết là những nghị định chung cho toàn xứ vào các năm 1929, 1930, 1931 và sau đó là hàng loạt nghị định cấp phát

đồn điền cho các t nhân ngời Âu cũng nh ngời Việt. Đồn điền đợc cấp phát và đi vào sử dụng, nhiều nhất là ở khoảng thời gian từ năm 1917 trở đi. ở Nghệ An, vào thời điểm đó cho đến năm 1928 đã có trên chục đồn điền lớn đợc đi vào sử dụng. Đó là những đồn điền cà phê rộng lớn tập trung chủ yếu ở vùng Phủ Quỳ thuộc phía Tây của tỉnh Nghệ An. Sau khi nghị định ngày 19/9/1926 đợc ban hành, hàng loạt đồn điền cũng đợc thiết lập trên diện rộng của tỉnh Nghệ An. Chúng tôi tìm thấy một số nghị định đợc ban hành nh sau:

Ngày 20/11/1926, Khâm sứ Trung Kì kí nghị định tạm cấp cho tên thực dân M.Thomas, kinh doanh ở Hải Phòng, một vùng đất rộng 100 héc ta tại thôn Đông, tổng Nghĩa Hng, huyện Nghĩa Đàn.

Ngày 29/4/1930, cũng trên vùng đất ấy, M.Thomas lại đợc Khâm sứ Trung Kì kí nghị định chính thức cấp thêm 35 héc ta.

Có thể nói rằng, trong cuộc chiến tranh xâm lợc của thực dân Pháp, theo sau đội quân viễn chinh là các nhà thực dân nông nghiệp khai thác đất đai. Thấy đợc lợi nhuận to lớn từ nông nghiệp nên chính phủ bảo hộ đã tạo điều kiện hết sức cho các điền chủ thiết lập đồn điền ở Việt Nam nói chung cũng nh ở Nghệ An nói riêng, theo định hớng chung đáp ứng nhu cầu của chính quốc.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 36 - 43)