Về quân sự.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 29 - 30)

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lợc Việt Nam nhng phải 26 năm sau với điều ớc Pa - tơ - nốt (6 - 6 - 1884) chúng mới hoàn toàn thôn tính đợc n- ớc ta. Tuy vậy, cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn còn âm ỉ và tiếp tục đấu tranh trong hoàn cảnh mới. Mặt khác thực dân Pháp mới chỉ xác lập đợc quyền lực ở Trung ơng còn ở các địa phơng xứ Bắc và Trung Kì chúng cha nắm đợc. Vì thế, chúng phải trải qua 10 mà chúng gọi là giai đoạn bình định để đàn áp phong trào vũ trang của nhân dân ta.

Để thực hiện quá trình “bình định” thực dân Pháp tiến hành tăng cờng lực lợng vũ trang, tăng ngân sách xâm lợc, Đồng thời chúng thấy cần phải loại bỏ phái chủ chiến trong triều, phái này một mặt cản trở chúng biến triều đình thành một công cụ đắc lực để sử dụng vào việc bình định và tổ chức cai trị theo ý muốn. Mặt khác sự tồn tại của phe chủ chiến trong triều thúc đẩy phong trào kháng chiến các tỉnh hoạt động sôi nổi. Vì thế, chúng tăng cờng truy sát những ngời có thái độ kiên quyết chống Pháp trong triều mà đi đầu là Tôn Thất Thuyết.

Sau khi chiếm xong kinh thành Huế, thực dân Pháp đem quân đổ bộ chiếm đánh thành Quảng Trị và đa tàu chiến từ Huế ra đánh chiếm Nghệ An: “Ngày 20 - 7 - 1885, tớng Sơ- mong đem hai đại đội lính Pháp gồm 188 tên đổ bộ lên Cửa Hội tiến vào đánh thành Nghệ An” [65, 25].

Ngay khi Nghệ An bị đánh chiếm cũng là lúc chiếu Cần Vơng lần thứ nhất đợc ban bố. Tại Nghệ An, nhà nho yêu nớc Nguyễn Xuân Ôn hiệu là Ngọc Đờng, sinh ngày 10 - 5 - 1825 tại làng Quần Phơng, xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu “không thể ngồi yên trớc cảnh giang sơn bị chìm đắm... đã liên hệ với các bạn bè trong vùng chuẩn bị nghĩa dũng và lơng thực để khởi nghĩa”[9, 246]. Ông đã cùng Lê Doãn Nhã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh tiến hành khởi nghĩa (1885 - 1889) lập nên nhiều chiến thắng ở các huyện phía Bắc của Nghệ An (Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lu, Yên Thành...). Cùng với những hoạt

động ở phía bắc của Nguyễn Xuân Ôn, Đề Niên, Lê Trọng Vinh cũng phối hợp với nghĩa quân vùng Nghi Lộc đánh địch rất kịch liệt ở phía Nam. Tuy nhiên, trong trận Cồn Voi ở Minh Thành - Yên Thành, không may Nguyễn Xuân Ôn đã bị trọng thơng, bị quân Pháp vây bắt ngày 25 - 7 - 1887 và qua đời ngày 1 - 10 - 1889. Nhng cuộc khởi nghĩa do ông khởi xớng vẫn đợc duy trì. Những thủ lĩnh kiên cờng của cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục lãnh đạo nhân dân cùng phối hợp với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng và Cao Thắng phát triển từ Hà Tĩnh trở ra, đánh Pháp. Trong hơn 10 năm (1885 - 1896) phong trào Cần Vơng ở Nghệ An của các văn thân, sĩ phu và nhân dân đã nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cờng trong cuộc chống xâm lăng. Tuy nhiên, với u thế về vũ khí quân sự, cho đến cuối thế kỷ XIX, ngời Pháp tuyên bố đã hoàn thành sự nghiệp an ninh, song song với việc từng bớc thiết lập và củng cố bộ máy thống trị ở Nghệ An.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 29 - 30)