Những quy định về nhân công.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 61 - 64)

Việc lập và khai thác đồn điền gắn liền với việc tuyển mộ nhân công. Vì thế, trong quá trình tiến hành khai thác, chính quyền thực dân đã ban hành những nghị định khác nhau tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể cùng với nhu cầu lao động trong từng giai đoạn.

Trớc khi phong trào Cần Vơng kết thúc đã có rất nhiều nghị định quy định về vấn đề nhân công ở Việt Nam thời thuộc Pháp do chính quyền thực dân ban hành nh: nghị định ngày 5/10/1871; nghị định ngày 8/11/1880; tiếp đó là hai nghị định đợc ban hành vào năm 1896.

Nhng sau khi đàn áp đợc phong trào đấu tranh vũ trang cuối cùng của nhân dân ta, để bắt tay vào khai thác có qui mô hơn, chính quyền thực dân ban hành những nghị định mới mang tính chặt chẽ hơn trong vấn đề nhân công. đầu tiên phải kể đến nghị định ngày 26/8/1899 do Toàn quyền Paul Doumer ban hành. Nghị định gồm 15 điều khoản nhằm quy định những điều kiện hợp đồng

và quy định mối quan hệ giữa các điền chủ ngời Âu với những công nhân bản xứ đợc dùng trên các đồn điền, các công trình công cộng hay trong gia đình và quy định về việc lập sổ công nhân ở Bắc Kì.

Sau đó, ngày 5/2/1902, Toàn quyền Đông Dơng ra nghị định ban bố thi hành nghị định ngày 26/8/1899 cho cả khu vực Trung Kì và Cao Miên.

Tinh thần của nghị định này ghi rõ: tất cả mọi ngời bản xứ ở Bắc Kì hay á kiều không phải là công dân Pháp đã trởng thành, là nữ hay nam, làm việc nh tôi tớ trong gia đình hay ngời Âu hoá phải theo một hợp đồng đợc cam kết bằng lời hay bằng văn bản đều bắt buộc phải có một cuốn sổ. Cuốn sổ này có giá trị nh một giấy phép lu trú, trong đó ghi rõ nhân dạng, quê quán và chỗ ở cuối cùng của ngời có sổ cũng nh tính chất và thời hạn hợp đồng, lơng đợc hởng và cách thức trả lơng. Những cuốn sổ này sẽ do sở cảnh sát Hà Nội, Hải Phòng, chủ tỉnh hay ngời đợc uỷ quyền của chủ tỉnh cấp và xác nhận.

Các gia nhân hay công nhân chỉ có thể hợp đồng lao động trong thời hạn tối đa là một năm, trừ khi tái hợp đồng hay làm việc trong những xí nghiệp đặc biệt đã xác định. Những ngời bản xứ dới tuổi 18 chỉ có thể kí hợp đồng hay huỷ hợp đồng với sự đồng ý của cha mẹ hay những ngời đợc phép đại diện. Tất cả các cá nhân phải có sổ, phải trình sổ khi đợc yêu cầu. Nếu huỷ hợp đồng không lí do chính đáng, ngừng công việc không báo trớc 15 ngày, hay khi hết hạn hợp đồng hoặc muốn huỷ hợp đồng không báo trớc với chính quyền ngời đó sẽ bị phạt từ 1 đến 5 ngày và phạt tiền từ 1 đến 15 frans hay một trong hai hình phạt đó. Không chịu phục tùng hoặc từ chối làm việc hay không muốn việc sẽ phải chịu những hình phạt trên. Cũng nh vậy, đối với việc xúi dục những phu mộ khác dùng bạo lực đình công hay tất cả những phơng tiện khác. Tất cả những ngời mộ phu muốn kiện phu mộ của mình đều có thể cho dẫn đến trạm kiểm soát gần nhất. Nhng nếu ngời phu mộ muốn kiện ngời mộ phu của mình thì phải chạy tới công sứ chủ tỉnh sở tại. Tuỳ theo phạm vi quyền hạn của mình các cơ quan có thể tự giải quyết hay chuyển đơn kiện lên những toà án thẩm quyền.

Tóm lại, nội dung của nghị định ngày 26/8/1889 là giúp các điền chủ và kĩ nghệ gia trong việc tuyển mộ và quản lí nhân công. Văn bản này trên thực tế thừa nhận sự áp bức của ông chủ đối với ngời lao động là ngời bản xứ hay á kiều khác.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất trở đi, có 60 bản thể lệ lao động trong số 74 bản về vấn đề nhân công và lao động ở Đông Dơng nói chung đặc biệt là ở Việt Nam. Quan trọng nhất và có hệ thống nhất là bản nghị định đợc ban hành ngày 25/10/1927.

Nghị định nói đến những vấn đề quan trọng nh vấn đề giao kèo; vấn đề điều kiện làm việc của công nhân.

Giao kèo là một đặc điểm của chế độ thuộc địa lúc ấy nhng trong bản nghị định này, giao kèo không phải là giao kèo tập thể giữa đoàn thể công nhân với chủ; giao kèo ở đây là một khế ớc bán mình cho chủ trong thời hạn mấy năm. Nghị định này cho phép ngời con trai từ 18 tuổi trở lên, ngời con gái từ 21 tuổi trở lên có quyền tự do kí giao kèo với chính quyền pháp mà không cần sự đồng ý của cha mẹ. Đối với những trẻ em dới 18 tuổi cũng cho phép đi cùng cha mẹ vào các đồn điền hoặc hầm mỏ làm thuê. Bản nghị định cũng đề cập đấn những vấn đề thời hạn tạm thời, giờ làm, ngày nghỉ, thuốc men, cơm gạo đối với công nhân. Quy định việc trừng phạt công nhân nặng hơn nghị định 1899, cũng nặng hơn nghị định 1918: công nhân nào, một mình hay tập thể bỏ việc trên hai ngày thì bị đem ra toà và bị phạt 5 năm tù.

Nhìn chung, về vấn đề giao kèo của nghị định này chẳng qua là để lôi kéo lực l- ợng lao động nghèo khổ đông đảo vào làm việc cho chính quyền thực dân mà thôi.

Về vấn đề điều kiện sinh hoạt, làm việc của nhân công: nghị định năm 1927 nói rằng nhân công phải đợc đảm bảo vấn đề vệ sinh, y tế, có nhà ở, đảm bảo quyền lợi phụ nữ nh có nhà trông trẻ cho nữ nhân công... “Chủ phải phát gạo, thịt, rau tơi sao cho đủ 3.200 ca - lo mỗi ngày , phải tổ chức phát thuốc và y tế cho nhân công” “

trên 1000 thì mỗi tuần y sĩ đến 1 lần, trên 300 thì có một y tá , hễ thợ bị th” “ ơng tích trong khi làm việc thì chủ phải tiếp tục trả lơng; ngời nào bị tàn phế thì chủ phải chở lại quê quán của họ; các ông chủ phải chịu tiền thang thuốc, chịu tiền chôn cất và tiền tử tuất cho gia đình khi nào ngời ở, ngời làm của mình bị tai nạn thiệt mạng trong khi làm việc” [30, 151]. Đồng thời, nghị định quy định 10 giờ làm việc cho công nhân giao kèo kể cả đi về, quy định chủ nhật, cho phép sản phụ nghỉ hai tháng trớc và sau khi đẻ, nhng nghỉ thì không lơng.

Tóm lại, với việc thực thi nghị định năm 1927, là hình thức để đảm bảo nguồn nhân công làm việc với giá rẻ nhất có lợi cho chính quyền thực dân. Trong thực tế quyền lợi của những ngời nhân công làm trong các đồn điền cha bao giờ đợc đáp ứng, thực hiện một cách nghiêm túc nh trong các văn bản nghị định qui định.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 61 - 64)