Vấn đề xác định tính pháp lí của việc nhợng đất lập đồn điền qua các thời kì lịch sử.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 34 - 36)

thời kì lịch sử.

Đồn điền là một quy chế có từ rất xa ở Trung Hoa thời Hán, từ thế kỷ II sau công nguyên. Đó là một tổ chức khai hoang làm ruộng của Nhà nớc điều hành thông qua các chức văn võ chỉ huy lực lợng binh lính hoặc tù phạm hay mộ dân tập hợp thành các đội để tiến hành canh tác. Tổ chức này có thể đợc thực hiện ở nớc ta từ thời Bắc Thuộc nhng theo sử sách đồn điền đợc thi hành ở nớc ta nhiều và đều khắp từ thời Trần. Trong các cuốn sách Đại Việt sử kí đều có nói: năm 1344, nhà Trần quyết định đặt ra các chức đồn điền sứ và phó sứ ở ty khuyến nông. Công việc của đồn điền do nhà nớc điều hành sản xuất và phân phối sản phẩm, lực lợng đồn binh là binh lính, tù phạm hoặc dân mộ đợc tổ chức thành các đội. ở Nghệ An, thời kì này, Trấn Thủ Nguyễn Tôn Mật đã cùng với nông dân miền Tây - Nghệ An khai phá nên 70 động, sách ở miền núi. ở Quỳnh Lu, ông Nghè Hồ Sĩ Dơng đã cùng nhân dân trong vùng lập nên các làng Nh Bá, Thọ Vực, Mỹ Hoà, Nhân Huống.

Dới thời Minh đô hộ, đồn điền cũng đợc thiết lập nhiều ở Nghệ An và đều là các đồn điền do binh lính canh tác, các lính đồn điền phải nạp tô rất nặng. Sang thời Lê, vấn đề đồn điền cũng đợc Vơng triều hết sức quan tâm. Nhờ đó các làng, các điền trang đợc lập nên khá nhiều ở vùng đất Nghệ An. Nguyễn Hội là ngời có công khai phá vùng cửa xá lập nên làng Hải Xá, nay là Thợng Xá (huyện Nghi Lộc). Nguyễn Xí - con của Nguyễn Hội, là một anh hùng có công trong cuộc kháng chiến chống Minh, đợc nhà Lê cấp đất dọc bờ biển Cửa Lò ngày nay. Nguyễn Xí lập nên rất nhiều làng nhờ kết quả lao động của một số tù binh ngời Chăm. Con trai của Nguyễn Xí là Nguyễn S Hồi đợc ban cấp các

vùng biển Cây Bàng lập nên các làng Vạn Lộc, Tân Lộc (nay là xã Nghi Tân huyện Nghi Lộc). ở phía Nam huyện Nghi Lộc có bà Vơng Mẫu Phạm Thị Dung (mẹ vú của vua Trần Nhân Tông) khi trở về địa phơng đã khai khẩn điền trang ở vùng Nghi Thái, Đức Thịnh. Bên cạnh các làng xã do nông dân khai hoang lập nên hoặc do kết quả chiêu dân lập ấp của các dòng họ, quan lại, quý tộc, đại địa chủ lớn ở địa phơng những nhà giàu ở các tỉnh khác di c vào khai khẩn rồi chiếm làm của t. Vùng Chín Nam huyện Nam Đàn trớc đây do Lí Nhật Quang - con trai thứ 8 của vua Lí Thái Tổ khai phá lập thành trang trại… Đến đầu thời nhà Lê, Nguyễn Nhâm Mỗ - quê ở Thanh Hoá đợc phong tớc quận công và đợc phép khai khẩn đất hoang. Nguyễn Nhâm Mỗ đã đa họ hàng, gia nhân vào Nghệ An cùng nhân dân địa phơng khai khẩn độc đất Kim Đôi, Kim Sa... Làng Trung Cần do đó đợc mở rộng thêm.

Năm 1481, Lê Thánh Tông chủ trơng lập đồn điền nhằm mục đích: cốt đổ hết sức vào việc làm ruộng rộng nguồn tích trữ cho Nhà nớc. Nhờ đó 43 sở đồn điền đợc thành lập phần lớn tập trung ở phía Nam. Nghệ An có 2 sở:

Đồn điền Anh Sơn vùng Tây Nam Anh Sơn giáp Con Cuông ngày nay. Đồn điền Diễn Châu nằm ở trung tâm huyện.

ở các sở đồn điền, nhà nớc cử quan lại về phụ trách. Tình hình nông nghiệp đến thế kỷ XV đang trên đà phát triển nhờ những chính sách của Nhà n- ớc trong đó có chính sách đồn điền thì những biến đổi về chính trị lớn diễn ra trực tiếp trên địa bàn Nghệ An kéo dài suốt 3 thế kỷ 16, 17, 18 đã phá hoại khả năng vơn lên của địa phơng. Trong chiến tranh Trịnh - Nguyễn, chiến tranh phong kiến Đàng Trong - Đàng Ngoài, Nghệ An là chiến trờng chính của 2 thế lực phong kiến đối địch, do đó ruộng đất bị bỏ hoang nhiều, nhân dân phiêu tán khắp nơi, làng xóm bị tàn phá. Đến thời Nguyễn, ở Nghệ An chính quyền đã thực hiện bằng nhiều hình thức để duy trì và tiếp tục phát triển các đồn điền cũ. Nhà Nguyễn có đề ra các chính sách khai hoang và kêu gọi nhân dân về với ruộng đồng, nhng trong thực tế ý đồ đó cha thực hiện đợc nh ý vì ruộng đất của

dân xiêu tán ở các trấn vẫn bị địa chủ chiếm canh, che dấu lẫn nhau khiến dân xiêu tán sinh lòng ngờ vực nhiều ngời cha dám về.

Nhìn chung, trong suốt thời kì quân chủ, trong các đồn điền, nhà nớc phong kiến Việt Nam đã sử dụng phơng thức sản xuất cổ truyền “con trâu là đầu cơ nghiệp”, lực lợng sản xuất trong đồn điền là những binh lính hoặc tù phạm của triều đình, cây trồng chủ yếu trong các đồn điền vẫn là cây lúa và các loại cây hoa màu. Những yếu tố: thuỷ lợi, phân, giống, sức kéo của trâu bò là những yếu tố hết sức quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp, ngoài ra còn phải kể đến những nông cụ thô sơ cổ truyền nh cuốc, liềm, cày, bừa...

Nhng khi thực dân Pháp xâm lợc nớc ta, mục tiêu căn bản là biến Việt Nam thành thuộc địa phụ thuộc hoàn toàn vào chính quốc: “Khai thác những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta chiếm đợc thiết lập ở đó những đồn điền phát triển sức sản xuất của thuộc địa và bằng chính con đờng phát triển thơng mại với chính quốc” [30, 77]. Thực dân Pháp đã tiến hành khai thác đồn điền bằng phơng pháp lao động cổ truyền của ngời bản xứ kết hợp với yếu tố t bản làm cho diện mạo kinh tế đồn điền cũng nh mọi cơ chế khác trong đồn điền khác xa rất nhiều.

Trớc khi tiến hành làm kinh tế đồn điền, ngời Pháp đã ban hành nhiều văn bản pháp lí mới để hợp pháp hoá quá trình chuyển nhợng đất lập đồn điền.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w