Chính sách trợ giúp các đồn điền.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 60 - 61)

Trớc hết, để khuyến khích các nhà làm đồn điền kinh doanh có hiệu quả, Toàn quyền Đông Dơng đã ra nghị định đặt giải thởng hàng năm vào ngày 20 - 7 - 1898 cho các đồn điền trồng các loại cây cà phê, chè, gai, đay, thuốc lá và các loại cây có sợi. Nhng để có đợc giải thởng đó, các nhà làm đồn điền phải qua những thủ tục hết sức quan trọng là nạp đơn xin xét giải thởng cho Công sứ chủ tỉnh nơi có đồn điền, đồng thời gửi kèm một bản báo cáo chi tiết về việc khai thác và kinh doanh trong đồn điền của mình. Tiền để chi trả cho giải thởng này đợc các nhà chức trách lấy trong mục “trợ cấp và khuyến nông” của ngân sách hàng xứ Trung Kì. Đây là việc làm thực sự có ý nghĩa đối với chính quyền thực dân trong công cuộc khai thác thuộc địa bớc đầu có hiệu quả. Tiếp đó, Toàn quyền Đông Dơng ra nghị định ngày 25 - 9 - 1898 về việc qui định thể lệ cho các điền chủ và nông dân của Bắc và Trung Kì vay tiền với lãi suất 8%. Riêng ở Nghệ An, nhằm khuếch trơng nghề canh nông chóng có kết quả và muốn giúp sức cho các tiểu điền chủ, Chính phủ lại còn đặt thêm ở Vinh một nông phố ngân hàng cho vay nhẹ lãi [40, 34]. Từ năm 1910, các điền chủ trồng các loại cây cao su, đay, cà phê đợc miễn thuế 6 năm. Trớc những biến động do khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho giá cả thị trờng cà phê giảm sút nghiêm trọng, điều đó có ảnh hởng rất lớn tới các nhà kinh doanh đồn điền cà phê, Toàn quyền Đông Dơng đã ra đạo luật ngày 31 - 3 - 1931, cho phép tạm ứng trớc 300.000 đồng tích trữ trong quỹ dự trữ của ngân sách chung, cho các điền chủ vay để duy trì các đồn điền cà phê. Các đồn điền cà phê cha thu hoạch đợc trợ cấp 75 đồng/ha với lãi suất 6% để sử dụng vào việc tu sửa và bảo quản đồn điền. Để vợt qua khó khăn do khủng hoảng kinh tế gây nên, các điền chủ thấy cần phải đoàn kết lại, vì vậy họ đã sáng lập ra tổ chức “Hiệp hội các nhà trồng cà phê, chè ở Bắc Trung Kì”.

Cùng với những chính sách trên nhằm trợ cấp cho các điền chủ, chính quyền Pháp còn chi phối cả những chính sách đối với công nhân. Nhng vì

những lí do khác nhau mà các điền chủ cha thực hiện nghiêm túc những chính sách đó.

Với những loại đất trong tỉnh có, chính phủ Pháp cũng khuyến cáo các nhà làm kinh tế đồn điền nên trồng loại cây gì cho phù hợp. Đồng thời với những sản phẩm làm ra các nhà chức trách luôn tìm kiếm thị trờng để tiêu thụ sản phẩm. Chính phủ Pháp sắp mở ra một túc mễ cục để chăm lo về việc lự chọn các giống thóc gạo tốt và xuất cảng các thứ ấy ra các thị trờng ngoại quốc và chăm tìm ra các phơng châm để làm tăng lực lợng sản xuất của các nông gia [40, 34].

Nhìn chung, với những chính sách trợ giúp các đồn điền một mặt nhằm phục vụ cho các điền chủ, phục vụ cho lợi ích của “chính quốc” nhng ít nhiều nó cũng có tác động đến nhiều ngành kinh tế khác và đời sống dân c của Nghệ An

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 60 - 61)