Đất trồng cà phê.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 83 - 87)

Cà phê là một trong những cây trồng mới do ngời Pháp du nhập vào. Nó đem theo một số yếu tố mới về kĩ thuật trồng trọt và chế biến sản phẩm. Đồng thời, nó cũng đem lại hiệu quả kinh doanh cao trong sản xuất nông nghiệp, đem lại lợi nhuận lớn cho các điền chủ. Vì thế. từ rất sớm ở Nghệ An đã có những đồn điền chuyên canh cây cà phê lớn, tập trung về phía Tây của tỉnh nhà - đó là vùng Phủ Quỳ. “Những đồn điền cà phê trồng trong vùng Phủ Quỳ, huyện

Nghĩa Hng, dọc con đờng từ Vinh đi Phủ Quỳ, ở dọc bờ sông hữu ngạn của sông Hiếu và trên hai bên đờng đi từ Phủ Quỳ đến Đô Lơng ” [21, 9]. Nơi

đây có những đồn điền lớn, vì là nơi đá ba gian huyền vũ nham tan rã thành“ ”

một thứ đất rất phù hợp với cây con nhiệt đới... Là loại đất tốt nhất ở Đông D- ơng” [51, 10]. Chỉ có việc trồng cà phê là đợc tổ chức vì độ cao của đất đỏ ít (độ 100 thớc) không làm cho ngời ta trồng đợc loại chè hảo hạng nh ở những nơi khác. Tuy nhiên, để có thể trồng cà phê, công việc ban đầu quan trọng nhất mà các điền chủ tiến hành là khai hoang. Theo các kĩ s canh nông ngời Pháp việc khai hoang đợc tiến hành theo các bớc nh sau:

1. Phát bụi rậm 2. Chặt cây

3. Xẻ thân cây, chặt cành, xếp gỗ thành đống và đốt 4. Xới đất lên

6. Dùng cày bừa chéo hai lần

7. Làm hai đờng chéo nhau giữa đồn điền để điền chủ tiện đi thăm cơ sở đồn điền bằng ô tô và việc chuyên chở phân bón cũng nh cà phê sau khi thu hoạch xong đợc dễ dàng. Ngoài ra, trong khu vực đồn điền ngời ta còn chia đồn điền thành những khu đất nhỏ, mỗi khu đất có diện tích chừng 2 héc ta trồng cà phê. Việc làm ấy nhằm vào việc tổ chức lao động đợc dễ dàng và giúp cho các nữ nhân công không bao giờ phải đi quá 50 mét để đến trút sọt cà phê lên ô tô chở hàng hay xe bò [21,18].

Để việc khai hoang đạt kết quả tốt, các điền chủ phải thuê nhân công lao động để thực hiện các bớc trên. Bởi vì, những phơng pháp khai hoang khác nh sử dụng chất hoá học nh clorat de potasse, sun phát đồng hoặc muối đôi khi không làm cho cây dại chết hẳn, còn máy móc để đào gốc loại có cần kiểu Mon key thì muốn sử dụng nó phải cần đến 4 ngời, trong khi đó để đào một gốc cây chỉ cần sử dụng 2 nhân công lao động là đủ [16, 10]. Mặt khác, chi phí của loại này khá đắt đỏ, riêng việc mua một chiếc máy đã mất 500 đồng, tiền đào

10 gốc cây là 2,55 đồng, tức là một gốc 0,25 đồng trong khi đó lao động bằng chân tay, sử dụng cuốc búa chi phí cho 1362 gốc là 330 đồng, tức mỗi gốc hết 0,24 đồng. Vì thế, việc sử dụng nhân công lao động trong việc khai hoang là việc mà các điền chủ quan tâm hơn cả. Thấy đợc việc thuê nhân công lao động là cần thiết nên các điền chủ cũng tính xem nên thuê ngời Việt hay ngời Mờng để giảm bớt chi phí không đáng có. Đối với việc thuê ngời Mờng, khai phá mỗi héc ta đất chỉ mất 15 đồng còn ngời Việt làm phải mất từ 20 - 25 đồng [33, 15]. Riêng việc xới đất, ngời ta còn phải sử dụng thêm sức kéo của trâu bò cùng với những công cụ cày bừa cải tiến để san bằng đất, đào xới kĩ càng. Công việc khai hoang đợc tiến hành trong một thời gian nhất định, bắt đầu từ tháng 11 và hoàn thành vào tháng 7 năm sau, nghĩa là phải làm xong đất trớc khi mùa ma tới. Tính toàn bộ chi phí cho công việc khai hoang, từ công việc phát bụi rậm cho đến công việc cuối cùng là xới đất phải mất hết 300 đồng. Đó là một giá khá cao trong thời điểm đó nhng so với năng suất và giá trị của cây cà phê đem lại thì không đáng kể.

Đất sau khi đợc khai hoang nhng cha kinh doanh cây trồng ngay, ngời ta thờng bảo vệ đất bằng cách: sau mỗi héc ta đất đợc khai hoang thì trồng lên đó các loại cây họ đậu, đặc biệt là cây xấu hổ (mimosa) để bảo vệ đất. Bởi vì, loại cây này thờng mọc nhanh, phủ kín hoàn toàn mặt đất ngăn cản các loại cỏ hoang các chồi rễ của cây cũ không thể mọc lên đồng thời tránh việc đất đai bị xói mòn bởi ma lớn.

Ban đầu ngời ta trồng loại cà phê arabica nhng trớc nạn sâu nấm hồng tàn phá (một loại sâu gặm nhấm thân cây cà phê làm cho cây yếu và dễ gãy trớc những cơn gió mạnh thờng xảy ra ở Bắc Trung Kì) các nhà làm đồn điền lo sợ trớc sự độc canh đã trồng thêm loại cà phê exensa, loại này cũng thích hợp với đất đỏ ba gian. Tuy vậy, cà phê arabica trồng trên đất đỏ ba gian vẫn chiếm một địa vị u thế. Để thu hoạch cà phê arabica có hiệu quả cao hơn, ngời ta bón thêm phân có nhiều chất bổ, bón phân khoáng vật hay phân xanh, dùng cây bóng mát

để che cây. Trong số diện tích 13.000 ha đất đỏ của Phủ Quỳ thì ngời ta mới chỉ trồng đợc 3200 ha va diện tích trồng cà phê là 750 ha” [35, 15].

Bảng 3: Danh mục diện tích trồng cà phê ở các tỉnh Trung Kì

STT Tên tỉnh Diện tích trồng (ha)

1 Thanh hoá 1200 2 Nghệ An 750 3 Hà Tĩnh 400 4 Quảng Trị 310 5 Kon Tum 600 6 Đắc Lắc 110 7 Đồng Nai Thợng 1520 Tổng 5900 [57, 70].

Theo những bản ghi chép lấy ở các đồn điền lâu đời khác nhau thì trên đất ba gian năng suất trung bình của các vụ trồng trên đất vùng phá hoang còn dính cỏ dại và bón phân theo những điều kiện chỉ dẫn, mỗi héc ta của một đồn điền trởng thành (từ 9 đến 10 năm) khoảng 600 đến 700 kilô” [51, 14]. Nh vậy, so với năng suất trung bình của cà phê arabica trồng trên đất phù sa chỉ đạt 400kg/ha thì cà phê trồng trên đất đỏ ba gian có năng suất lớn hơn nhiều. Cũng trên đất đỏ ba gian, năng suất trung bình của cà phê exensa mỗi ha thu đ- ợc từ 400 đến 450 kg/ha vào năm thứ 11, 12. So với cà phê arabica thì nó không đem lại nhiều lợi nhuận cho các nhà làm kinh tế đồn điền. Song việc kết hợp trồng các loại cây này với nhau để tránh sự may rủi của một nền độc canh là việc mà các nhà làm kinh tế đồn điền quan tâm hơn cả. Riêng loại cà phê robusta thì chỉ thích hợp với loại đất ở vùng trũng, đất ven biển mà thôi, năng suất của loại cà phê này rất thấp, chất lợng hạt kém nên ở Phủ Quỳ ngời ta không trồng loại cây này.

Cà phê sau khi thu hoạch xong đợc chế biến qua tại cơ sở chế biến của ông Walther - trong khu vực đồn điền Trạm Lụi - rồi chở về cảng Bến Thuỷ. Từ cảng Bến Thuỷ cà phê đợc đa ra cảng Hải Phòng và đến thành phố Havơrơ (nớc Pháp), trong đó kể cả chi phí đài tải, bảo hiểm và chi phí việc bán, tính theo đồng bạc Đông Dơng bấy giờ, mỗi ki lô cà phê đợc theo bảng sau:

Bảng 4: Giá cà phê sau khi đợc chở ra tận các bến cảng (tính theo đồng tiền Đông Dơng).

Số vốn Ra tận

b ế n

Tuổi của đồn điền: năm thứ

4e 5e 6e 7e 8e 9-10e Số vốn có lãi 8% Hải Phòng Lơ-ha-vrơ 1đ,31 1,46 1,04 1,19 0,90 1,05 0,80 0,95 0,74 0,89 0,72 0,85 số vốn không có lãi Hải Phòng Lơ-ha-vrơ 0,85 1,00 0,68 0,83 0,59 0,74 0,53 0,68 0,50 0,65 0,48 0,63 [51, 33].

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 83 - 87)