Phơng thức kinh doanh 1 Cây công nghiệp.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 73 - 79)

2.3.1.1. Cây công nghiệp.

Cây cà phê: không phải là loại cây bản địa mà đợc mang từ bên ngoài vào. Đầu tiên cà phê đợc đem vào Bắc Kì, theo chân bọn thực dân đánh chiếm Bắc Kì, các cố đạo truyền giáo đã mang vào đây một số cây cà phê nhng cho tới năm 1888... việc trồng cà phê mới thực sự bắt đầu [51, 1]. Từ miền Bắc diện tích trồng cà phê ngày càng đợc mở rộng, dần dần lan tới miền Trung Kì. Những tỉnh ở Trung Kì có diện tích trồng cà phê rộng lớn nh tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và các cao nguyên ở Kon Tum, Đắc Lắc, đồng Nai Thợng.

Trong ba loại cà phê đợc trồng nhiều ở Trung Kì thì ở Nghệ An, nhất là trong vùng Phủ Quỳ có hai loại cà phê đợc trồng nhiều hơn cả. Đó là cà phê arabica và cà phê exensa, còn loại cà phê robusta thì chỉ thích hợp với loại đất ven biển và đất nơi thấp, mặt khác chất lợng hạt của loại cà phê này không bằng hai loại trên.

Cà phê arabica: là loại cây đợc trồng phổ biến nhất ở Phủ Quỳ, song năng suất thu hoạch phụ thuộc nhiều vào khí hậu. Loại này thờng bị sâu nấm hồng đục thân, đục cành tàn phá. Nhng nhờ đất đai ở Phủ Quỳ tốt nên cà phê arabica có thể tránh đợc nạn sâu nấm hồng và phát triển khoẻ khoắn. Cà phê arabica th- ờng ra hoa vào các tháng 2, 3, 4 và có thể thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 3

năm sau. Trong thời gian đầu mới trồng, việc chăm sóc và bón phân cho cây phải thực sự kĩ lỡng, thờng xuyên, bởi nó là loại cây “kén chọn đất đai và khó tính”, hơn nữa ánh nắng gay gắt của mặt trời cũng dễ làm cho cây con bị chết. Năng suất trung bình của các vụ thu hoạch ở những đồn điền trởng thành (từ 9 đến 10 năm) khoảng 600 đến 700kg/ha.

Cà phê exensa là loại cà phê có rễ khoẻ, thân cây chắc, không kén chọn đất đai nh cà phê arabica, thậm chí có thể trồng trên loại đất không tốt mấy và ít bị sâu nấm hồng phá hoại. Chính vì thế, cũng trên vùng Phủ Quỳ, bên cạnh cây cà phê arabica ngời ta thờng để một khoảnh nhỏ trồng cà phê exensa phòng tránh những may rủi của một nền độc canh. ở mỗi đồn điền mật độ trồng cà phê exensa là 400 gốc/ha, trong khi đó cà phê arabica có mật độ từ 1100 đến 1300 gốc/ha. Năng suất thực tế cà phê thu hoạch đợc trên một héc ta từ 320 đến 400 kg. Chất lợng quả cà phê loại này kém arabica 20%.

Mỗi đồn điền trồng cà phê đến tuổi sản xuất 3 năm tròn đối với cà phê arabica và 5 năm đối với cà phê exensa. Riêng đồn điền của Walther đã có 280 ha trồng các loại cà phê trên [9, 331]. Nhng theo tài liệu “Trong những vùng đất đỏ Phủ Quỳ”, trong tổng số diện tích đồn điền của ông Walther là 6300 hécta, có hơn 400 héc ta đợc sử dụng trồng cà phê.

Đối với việc trồng cà phê nói chung, trớc khi tiến hành trồng, ngời ta tiến hành gieo hạt ở một khoảng đất riêng có đủ độ ẩm, ánh sáng và không khí tốt cho hạt nảy mầm. Hạt sau khi đợc gieo xuống đất, đợc phủ một lớp rơm rạ khô, cho đến khi hạt nảy mầm, cây con đợc hai lá, ngời ta bứng nó vào vờn ơm (bấy giờ là những căn nhà lá) trồng cách nhau 15 cm cho cây tiếp tục phát triển. Cùng lúc đó, ở khu đất của đồn điền, cây xấu hổ đã đợc trồng để bảo vệ đất phải đợc loại bỏ và đốt ngay tại chỗ. Chỉ đến khi cây cà phê đợc đem ra trồng chính thức trong khu đồn điền thì các loại cây xấu hổ, và các loại cỏ hoang khác mới đợc trồng lại xung quanh gốc cà phê con để che chở cho rễ cây. Cà phê đợc trồng cách đều nhau 3m, hàng cây cách nhau 2m. Trong những quãng đờng

cách nhau nh thế, ngời ta trồng những giống cây họ đậu, cây trẩu, cây tử định h- ơng, cây catxia để giữ đạm của khí trời và làm đất thêm màu mỡ. Bên cạnh đó, công việc bón phân cho cây là một trong những công việc quan trọng nhất để đem lại hiệu quả cao. Trong các đồn điền, ngời ta ít sử dụng loại phân hoá học để bón cho cây mà chủ yếu là phân chuồng kết hợp với phân xanh. Có thể thấy rõ điều đó qua việc mô tả của các nhà canh nông: “cứ hai năm một lần, mỗi hécta bón từ 13 đến 16 tấn phân chuồng hoà với phân xanh, tổng cộng mỗi cây cà phê bón từ 20 đến 25 kg. Hàng năm, mỗi gốc cây cà phê bón 100 gram phân hoá học gồm có 7% adốt cộng với 7% pôtát ” [51, 25].

Cùng với cà phê, một số cây công nghiệp khác cũng đợc các điền chủ chú ý nhân giống và kinh doanh:

Trớc hết, cần kể đến là cây trẩu: tên khoa học của nó là Alenrites Cordata. Trẩu thờng mọc tự nhiên trên các mỏm đất ở thung lũng các sông, những gò đất có diệp thạch tại một số vùng trong tỉnh, chủ yếu là ở Gay thuộc huyện Anh Sơn, Đức Mậu thuộc huyện Yên Thành và Hoàng Mai thuộc huyện Quỳnh Lu. Tuy nhiên việc trồng trẩu đợc ngời bản xứ rất a thích vì hạt trẩu th- ờng đợc ngời ta sử dụng để chế biến dầu, thân cây để phục vụ cho các nhà máy diêm. Trẩu đợc trồng một mình hoặc trồng xen với các loại cây khác, chủ yếu là chè, làm cây bóng mát che cho chè. Cũng nhằm mục đích đó, trẩu đợc trồng nhiều trong các đồn điền ở Nghệ An, nhất là trong các đồn điền cà phê thuộc miền đất đỏ Nghĩa Đàn. Trong các đồn điền Tiên Sinh, Nai Sinh, Trạm Lụi, Cao Trai, Quán Mít, Rạch, Xếp Chúc..., việc thu hoạch trẩu đợc coi nh một sản vật thứ yếu. Tuy vậy, không có nơi nào trong tỉnh Nghệ An lại trồng nhiều trẩu bằng vùng Con Cuông “có những đồn điền hàng trăm pi - ê (một pi ê là 0,3048 mét) trồng loại culiê (một loại trẩu) [15, 42]. Hạt trẩu ở vùng Con Cuông cũng đợc đem xuống vùng đồng bằng để tiếp tế cho các nhà máy dầu. Việc trồng gai đợc hạn chế trong khoảng 500 héc ta ở vùng Nghĩa Đàn và một ít trong khu vực phía đông của huyện Quỳ Châu. Cây gai phù hợp với

những loại đất phì nhiêu nh đất đỏ ba gian và đất màu nâu ở chân núi đá vôi. Loại gai trắng cuống lá và gân lá đỏ đợc ngời ta thích trồng nhất. Tuỳ theo tính chất phì nhiêu của đất mà mỗi đồn điền trồng gai có thể sử dụng đợc từ 3 đến 4 năm. Việc trồng gai chủ yếu do ngời bản xứ nhng do thấy đợc lợi nhuận từ cây gai đem lại nên từ năm 1929 tại trạm thí nghiệm Cao Trai đã có những đợt trồng thí nghiệm và dành ra 5 héc ta về việc đó. Ngời ta tính rằng, mỗi héc ta gai thu hoạch mỗi đợt cắt khoảng chừng 200 ki lô sợi, nếu đem ra bán tại chợ Nghĩa H- ng (Nghĩa đàn) có thể thu đợc 55đ cho 100 kilô.

Mía cũng đợc trồng với qui mô lớn, sau khi thu hoạch, không chỉ dành để bán mía cây thông thờng mà còn đợc sử dụng làm nguyên liệu cho các lò ép mía sản xuất ra mật và đờng cát. Vùng Diễn Châu, Nghi Lộc là những nơi mà các điền chủ ngời Việt sản xuất ra nhiều lúa gạo và hoa màu, nhng bên cạnh đó cần phải kể đến một diện tích trồng cây phi lao rất lớn của ngời Pháp. Với diện tích trên 20.000km2, phi lao đợc trồng để phục vụ cho việc sản xuất diêm ở nhà máy Diêm Bến Thuỷ. Diễn Châu cũng là huyện có diện tích trồng dâu rất lớn nhng không dệt đợc lụa tốt, mà phải kể đến là Quỳnh Lu [40,33].

Bên cạnh đó, việc kinh doanh các loại cây công nghiệp nhằm sản xuất ra cánh kiến cũng đợc các điền chủ ngời Pháp hết sức quan tâm. Trong khi đó các điền chủ ngời Việt lại không có ai tham gia vào lĩnh vực này. Những loại cây thờng hay có sâu cánh kiến bám và là cây giêng giêng, cây cam thâu, cây bồ đề, cây sanh, cây sơn. ở Nghệ An, cây sơn có ở vùng Tơng Dơng rất nhiều, sản xuất ra nhiều cánh kiến. Cánh kiến do một thứ sâu sinh ra. Loại sâu này hút hết nhựa cây và tiết chất ra làm tổ. Tổ ấy tức là cánh kiến. Trong cánh kiến có một chất đỏ gọi là Su - mác, dùng để làm thuốc nhuộm bán rất đắt tiền ở thị trờng Pháp [40, 35].

Trong các đồn điền ở Nghệ An việc trồng các loại cây ăn quả đợc các điền chủ hết sức chú ý. Những đặc sản nổi tiếng nh cam Xã Đoài, hồng Nam

Đàn, Nghi Lộc, mía ở Thanh Chơng, Yên Thành, Đô Lơng...đợc ngời Việt Nam cũng nh ngời nớc ngoài a chuộng đã thu hút không ít các điền chủ ở vùng Phủ Quỳ kinh doanh các loại cây này. Trong đồn điền của ông Walther - một chủ đồn điền lớn ngời Pháp ở vùng Phủ Quỳ - có một vờn ơm cây ăn quả, có nhiều nhất là cây cam mà ông Walther dự định thành lập một đồn điền vĩ đại. ít ai ngờ rằng ở đó, nơi cam khó trồng lại có đất hợp với cây cam, đợc tới bón dễ dàng đem lại năng suất rất cao. Một cây cam có 800 quả, thu hoạch từ 5 đến 6 đồng. Vả lại cam Phủ Quỳ là một loại cam đặc biệt ngon và nhiều trái [21, 8]. Sản lợng trồng cam sẽ đợc bán trên các thị trờng, các thành phố lớn chừng vài chục tấn. Ngoài cam ra trong đồn điền của ông còn trồng dứa. Dứa sẽ đợc dùng trong nớc [21, 26]. Ông Walther còn dự định trong các vờn trồng hoa quả sẽ đợc trồng nhiều loại cây có quả vừa của Đông Dơng vừa của nớc ngoài nh cây canh - ki - na, cây vú sữa...

Trong vờn thí nghiệm Cao Trai - cơ quan nghiên cứu các loại cây trồng vật nuôi phục vụ cho các đồn điền của tỉnh Nghệ An - ngời ta cũng thí nghiệm về cách trồng và gây các giống vải lấy ở Thanh Hoá và ở đô Lơng, giống hồng lấy ở Nam đàn, giống cam ở Xã Đoài, giống bởi lấy ở Linh Cảm...

2.3.1.2. Cây lơng thực.

Ngoài những cây trồng công nghiệp ở vùng trung du miền núi thì ở đồng bằng, lúa là loại cây lơng thực đợc các điền chủ rất chú ý. vì đây là hình thức kinh doanh hết sức đơn giản, nhàn hạ cho chủ điền, nhất là đối với những chủ điền là ngời Việt. Họ am hiểu nông nghiệp, tính chất đặc điểm của cây lúa cũng nh điều kiện đất đai thổ nhỡng ở đây. Chủ điền không cần đến một khoản vốn lớn và ít phải bận tâm nghiên cứu đến cây trồng. Họ chỉ cần cho tá điền vay vốn lấy lãi, chia ruộng ra từng khoảnh nhỏ cho tá điền làm rồi thu tô. Công việc quản lí đồng áng thờng đợc các điền chủ thuê ngời quản lí, trông nom, gọi là ngời canh đồng.

ở Nghệ An, mặc dù đất đai bị cắt xẻ ngày càng nhiều, vẫn còn một tỉ lệ khá lớn đất đai của các đại điền chủ, nhng trại, ấp chỉ là những khoảnh đất nằm rải rác. Việc đồng áng do tá điền đảm nhiệm theo chế độ tá canh hoặc lĩnh canh. Kĩ thuật canh tác không có gì cải tiến hơn so với thời kì trớc: cấy lúa theo thói quen, sự hiểu biết có tính chất kinh nghiệm, công cụ sản xuất hết sức thô sơ, con trâu là đầu cơ nghiệp. Trâu vừa là gia súc cung cấp sức kéo, vừa là nguồn cung cấp phân bón chủ yếu cho đồng ruộng. Việc chăn nuôi trâu bò để phục vụ nông nghiệp trong các đồn điền của ngời Việt cũng theo thói quen hủ lậu và dựa theo kinh nghiệm. Trâu bò đợc thả rông, ăn cỏ ngoài bờ đê, bờ vùng, bờ thửa, không có đồng cỏ dành riêng cho chúng, thờng xuyên phải uống nớc ở vũng lầy, ao hồ bẩn thỉu. Chuồng nuôi trâu bò cũng hết sức đơn giản, tuềnh toàng. Thời điểm cần vỗ béo cho chúng thì ngời ta cũng chỉ cho chúng ăn thêm rơm rạ khô, khoai lang hoặc ngô héo mà thôi. Việc chăm sóc nh thế này khác hẳn với cách chăm sóc súc vật ở các đồn điền của ngời Âu.

Vì không có những bãi cỏ tự nhiên rộng lớn để nuôi gia súc nên các điền chủ thờng giao gia súc cho các gia đình tá điền chăn dắt, trông coi theo hình thức nuôi rẽ. Cũng vì thế mà trong việc canh tác, làm đồng áng, ngời nông dân ngoài việc phải chịu nông cụ, còn phải chịu trâu bò, phân bón. Còn ngời chủ điền cấp vốn điền thổ và nộp thuế. Sau khi tính tiền giống riêng ra, thu hoạch đ- ợc chia đôi. Việc trồng lúa trớc những năm 1930 năng suất thu hoạch rất thấp vì vấp phải một khó khăn là thiếu phân hữu cơ, chỉ có phân của súc vật dùng vào việc cày cấy, trong khi đó gia súc lại không đủ cỏ để ăn. Phân khoáng có đạm thì quá đắt, không phải là đâu cũng dùng đợc. Vả lại đất đai đồng ruộng không hầu nh không có mầu, thỉnh thoảng chỉ có thành phần đất sét không đáng kể, nên khả năng hấp thu yếu. Vì vậy ngay cả việc bón phân đạm a - mô - ni - ắc cũng không tránh khỏi hao phí lớn, bởi đây là loại phân đắt tiền.

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, lúa sản xuất đợc ở trong tỉnh từ năm 1930 trở về trớc chỉ vừa đủ cho nhân dân ăn. Bình thờng hàng năm, vào tháng

tám và tháng chín, có ít gạo của Thanh Hoá đa vào và ngợc lại sau tháng 10 có sản xuất ra một số nhỏ. Năm 1927 bị mất mùa thì việc nhập gạo tăng lên rõ rệt. Nhng từ năm 1931 trở đi, tình hình sản xuất lúa gạo có tiến triển hơn nhờ có hệ thống nông giang đợc thiết lập, tạo điều kiện để nhân dân tiến hành hai vụ trên những khu đất tốt. Từ đó, nhân dân tránh đợc nạn đói kém thờng xuyên xảy ra và có thể xuất khẩu ra nơi khác một khối lợng gạo đáng kể.

Lúa đợc trồng nhiều ở các huyện Hng Nguyên, Nam đàn, Yên Thành, Nghi Lộc, Quỳnh Lu... Song năng suất lúa thu hoạch đợc ở mỗi nơi không giống nhau. Tại Hng Nguyên và Nam Đàn, năng suất trung bình lên xuống giữa 1000 và 1200 kilô; tại Nghi Lộc, ngời ta có thể công nhận một năng suất trung bình là 1000 kilô/hécta. Năng suất của ruộng ở Phủ Diễn lên xuống thông thờng giữa 1200 và 1400 kilô, về phía Bắc của Phủ Diễn, vùng chợ Si năng suất là 1800 kilô. Đối với Yên Thành, năng suất gần giống ở Diễn Châu. ở Quỳnh Lu, năng suất trung bình lên xuống giữa 1400 đến 1500 ki lô. ở Thanh Chơng và Anh Sơn, năng suất cao hơn ở Nam đàn rõ rệt.

Việc trồng lúa do ngời Việt đảm nhiệm, có rất ít đồn điền của ngời Pháp trồng chuyên canh cây lúa, hoặc có thì chỉ là sự kết hợp với những loại cây khác mà thôi.

Sau lúa cần phải kể đến là ngô. Ngời ta ớc lợng ở Trung Kì diện tích trồng ngô là 46.000 ha và sản lợng là 52.000 tấn tức năng suất 1100 ki - lô/ha. Thanh Hoá và Nghệ An là hai tỉnh trồng ngô nhiều nhất ở khu vực Trung Kì . Loại ngô đợc trồng phổ biến nhất là ngô hạt vàng, giá thị trờng của ngô thờng hay lên xuống và xấp xỉ giữa 4 và 9 đồng/ki - lô. "Riêng ở Nghệ An, để ngô chiếm đợc một vị trí trên thị trờng, sở canh nông đã chọn đợc 47 thứ ngô tốt đem về trồng thử ở Kim Nhân (Nam Đàn) để lấy giống" [40, 34].

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 73 - 79)