Tiền lơng của nhân công đồn điền.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 70 - 73)

Tiền công biến động tuỳ theo quy luật cung và cầu, tuỳ theo mức độ cần thiết cấp bách của công việc làm, tuỳ theo tình hình trong nớc, giá cả thóc gạo, tuỳ theo độ tuổi và giới tính nam nữ. Công nhân đợc trả công bằng hiện vật hoặc trả tiền, hoặc đợc trả cả hai thứ” [33, 30].

ở Nghệ An, trong các trại ấp của ngời Việt, nếu “nhân công làm việc theo năm cho chủ (trở thành đầy tớ cho chủ) tiền công xê dịch từ 7 đồng đến

50 đồng có nuôi cơm ăn, có khi đợc trả bằng hiện vật” [33, 30]. Đối với những nhân công làm công nhật, ngời ta thờng mớn ngời làm không nuôi cơm, nên tiền công nhật trung bình trả cho đàn ông là 0,20 đồng cho đàn ông và đàn bà là 0,13 đồng. Nếu một ngời culi đợc nuôi cơm ngày ba bữa thì tiền công đợc trả là 0,06 đồng đến 0,08 đồng cho đàn bà và 0,10 đến 0,12 đồng cho đàn ông. Trong thời gian có công việc lớn, tiền công tăng lên ít nhiều trung bình là 0,20 đối với đàn bà và 0,30 đồng đối với đàn ông không nuôi cơm. Trong những năm hoặc những trờng hợp bất bình thờng thù lao có thể chỉ là cho ăn cơm, giao kèo với nhau bằng miệng, khi có xích mích xảy ra giữa chủ và ngời làm thuê thì quan chức địa phơng đến khám xét và xử lí theo tập quán của địa phơng đó. Cũng có trờng hợp trả tiền công theo chế độ làm khoán ở các trại ấp của ngời Việt: “hai lần cày ruộng và hai lần bừa ruộng thì trả 3,50 đến 4 đồng một mẫu nếu nh ngời làm công tự túc trâu bò, nông cụ, nếu không thì chỉ là 1,75 đồng đến 2 đồng. Đối với đất khó làm thì tiền công có cao hơn đôi chút. Công việc san đất đợc trả 0,50 đồng một mẫu, cấy lúa là 2,50 đồng...; gặt lúa là 1/10 đến 1/16 của lúa thu hoạch tuỳ theo trờng hợp ở Nghệ An ” [33, 31].

Trong các đồn điền của ngời Pháp, culi Mọi lĩnh tiền công giống ngời An nam, mặc dầu giữa hai loại ngời này làm những công việc khác nhau trong các đồn điền. ở Nghệ An, ngời ta trả từ 0,20 đồng đến 0,25 đồng đối với đàn bà và 0,35 đến 0,40 đồng đối với đàn ông không nuôi cơm/ ngày. Trong khi đó ở Thanh Hoá tiền công là 0,19 đồng đến 0,23 đồng đối với đàn bà và 0,26 đồng đến 0,31 đồng đối với đàn ông không nuôi cơm/ngày. Nhân công lao động trong các đồn điền của ngời Pháp phải làm việc từ 8 tiếng rỡi đến 10 tiếng trong một ngày nhng họ lĩnh tiền công cao hơn so với tiền công các khu đồn điền của ngời bản xứ. Cũng trong các đồn điền của ngời Pháp, ngời làm thuê có khi làm theo chế độ khoán. Vì thế họ có thể thu hoạch đợc tiền công cao gấp đôi so với tiền công thông thờng nếu nh họ đến làm việc thật sớm. Họ thờng là ngời địa phơng, ở ngay sát đồn điền mới có thể làm tốt những công việc mà chủ đồn điền

yêu cầu. Công việc làm theo chế độ khoán là tu bổ đờng sá hoặc đào hố trồng cây (0m50). ở các đồn điền Phủ Quỳ thuộc tỉnh Nghệ An những công việc trên đợc trả trung bình là 0,02 đồng mỗi ngày cho mỗi ngời. Đối với công việc hái quả cà phê đợc trả tuỳ theo mức độ khó khăn, từ 0,015 đến 0,02 đồng 1 kg, 0,03 đồng/ hai kg vào lúc đầu đợt hái, 0,01 đồng vào cuối đợt hái (mỗi ngày một ng- ời đàn bà có thể hái đợc từ 20 đến 30 kg quả cà phê, từ đó có thể làm phép tính tiền công hái quả trong một ngày là bao nhiêu).

Tiền lơng có khi đợc trả hàng ngày, nhng làm nh vậy thì buộc điền chủ phải luôn có sẵn nhiều tiền trong tay và việc trả tiền cũng mất một thời gian không nhỏ. Vì thế, các chủ đồn điền thờng trả cho ngời làm thuê vào hôm trớc của ngày có phiên chợ. đối với các đồn điền ở khu vực Phủ Quỳ thì thờng khoảng 10 ngày ngời công nhân đợc lĩnh lơng một lần. Qua từng năm tiền lơng của công nhân có sự thay đổi, tăng hơn năm trớc một chút ít. Ví dụ, ở các đồn điền ở khu vực Phủ Quỳ, cùng một ngời culi vào năm 1927 đợc trả công 0,27 đồng đến năm 1930 là 0,30 đồng.

Những ngời thợ: nh thợ mộc, thợ nề, thợ máy, thờng thờng là những ngời nhân công ổn định, vì họ là bộ phận u tú trong những ngời lao động và tiền lơng của họ cao hơn nhiều so với ngời cu li (từ 0,70 đồng đến 0,80 đồng)” [33, 28].

Đối với những ngời cai, kí chịu trách nhiệm canh chừng culi là những ng- ời thờng đợc cấp nhà ở, đợc nuôi cơm, đợc phát quần áo và mỗi tháng đợc lĩnh từ 9 đến 10 đồng hoặc từ 20 đến 30 đồng nếu nh không hởng một hiện vật nào khác. Trong khi đó, mỗi tháng một chủ đồn điền có thể nhận đợc một khoản tiền lơng rất lớn là từ 300 đến 400 đồng.

Nh vậy, với những công việc nặng nề mà công nhân phải làm, cùng với thời gian làm việc căng thẳng nhng tiền lơng của nhân công trực tiếp sản xuất trên các đồn điền đợc nhận so với chủ đồn điền, cai, kí đốc rất thấp. Song, so với tiền lơng của các tỉnh khác nh Thanh Hoá hoặc các tỉnh khác ở miền Bắc

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w