Về kinh tế.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 32 - 34)

Sau khi cơ bản bình định xong nớc ta, thực dân Pháp đã xác định rõ một phơng châm quan trọng trong khai thác thuộc địa là chiếm đoạt ruộng đất, xây dựng những đồn điền cây công nghiệp để phục vụ cho chính quốc. Đây vừa là thủ đoạn vừa là mục đích cuộc khai thác của thực dân Pháp trên một đất nớc thuộc địa mà nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

Nghệ An thuộc xứ Trung Kì, do vậy quy chế về việc nhợng đất đai đợc ban hành chậm hơn các khu vực khác. Cũng nh trong vấn đề chính trị, trong chính sách kinh tế ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng, chính quyền Nam Triều ngày càng thể hiện rõ sự lệ thuộc của mình vào thực dân Pháp.

Tháng 10 - 1888, vua Đồng Khánh ban hành một đạo dụ để thực thi điều 13 hiệp ớc Patơnot về quyền mua tậu đất đai của ngời Pháp. Điều 1 của đạo dụ này ghi: “Các công dân Pháp và những ngời đợc ngời Pháp bảo hộ mua tậu một cách hợp thức tài sản trên lãnh thổ Bắc Kì và ở các cảng của Trung Kì sẽ có toàn quyền sở hữu những tài sản đó theo luật pháp nớc Pháp. Ngoài ra, việc mua bán tuân theo quy định của đạo dụ này sẽ đợc đặt dới sự quản lý của những quy chế đặc biệt do Toàn quyền Đông Dơng, ngời đã đợc chúng tôi uỷ thác mọi quyền hành đặt ra” [66, 24].

Ngày 27 - 9 - 1897, vua Thành Thái hạ dụ chính thức thừa nhận quyền sở hữu cá nhân của thực dân Pháp đối với số tài sản mà chúng đã chiếm đợc dù dới hình thức nào ở Trung Kì. Một ngày sau đó, ngày 28 - 9 - 1897, Toàn quyền Đông Dơng ra nghị định chuẩn y đạo dụ này của triều Nguyễn, mở rộng diện áp

dụng quyền sở hữu cá nhân ruộng đất trên toàn lãnh thổ: “Những công dân Pháp và những ngời đợc Pháp bảo hộ, có đất do đợc ban tặng hoặc mua lại của những ngời có ruộng đất sẽ đợc hoàn toàn sở hữu cá nhân của họ, miễn là họ phải tuân thủ những quy định do toàn quyền ban hành” [45, 113].

Điều khoản pháp lý trên đã mở đờng cho thực dân Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân Việt Nam nói chung cũng nh Nghệ An nói riêng. Ngay sau đó, t bản thực dân Pháp và những đại địa chủ ngời Việt đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng đất hoang.

Đạo dụ ngày 14 – 8 - 1898 ở Trung Kì về vấn đề “thuế thân và thuế đinh đánh vào ngời dân từ 18 đến 60 tuổi” mà chính quyền Nam Triều đã giao cho chính quyền thực dân trực tiếp thu đã chứng tỏ sự nhợng bộ của triều đình ngày càng lớn: “... Việc chi trả phải bằng tiền chứ không phải bằng hiện vật. Lợi tức trực tiếp sẽ đợc đa vào các khoản chi tiêu cho việc cai trị của Pháp và Nam Triều, cho tuế phí triều đình” [32, 27].

Đến ngày 24 - 8 - 1898, trong một tờ thông tri, khâm sứ Trung Kì lại tuyên bố: “Từ nay trên vơng quốc An nam không còn tồn tại hai chính quyền nữa mà chỉ có một chính quyền duy nhất thôi” [34, 62].

Sau những đạo dụ và nghị định trên năm 1899, quy chế ruộng đất ở Trung Kì đợc ban hành, chính quyền thuộc địa toàn quyền quản lý, sử dụng đất thuộc quốc gia công điền công thổ, có quyền cấp nhợng cho các công dân Pháp và những ngời đợc ngời Pháp bảo hộ.

Ngày 1 - 5 - 1900, thực dân Pháp ra nghị định phủ nhận quyền sở hữu ruộng đất trong luật pháp phong kiến để dễ cớp đoạt ruộng đất của nông dân. “Đất hoang” “đất vô chủ” thực ra là đất màu mỡ của nông dân bị thực dân Pháp đuổi đi chiếm đoạt.

ở Trung Kì nói chung và Nghệ An nói riêng, ruộng đất của nghĩa quân thời Cần Vơng và văn thân, ruộng đất của nông dân đi sơ tán các nơi khác đều bị coi là đất vô chủ và bị chiếm làm đồn điền. Có thể nói, sau khi bình định

xong nớc ta thực dân Pháp đã tiến hành thiết lập những đồn điền thí nghiệm đầu tiên trên cả ba Kì.

1.3. Thực dân Pháp xây dựng cơ sở pháp lí mới cho công cuộc thiết lập và

khai thác đồn điền ở Nghệ An.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 32 - 34)