Sử dụng nhân công trong các đồn điền.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 68 - 70)

Việc sử dụng nhân công tơng ứng với các phơng thức sử dụng đất mà điền chủ sử dụng.

Đầu tiên là việc sử dụng nhân công ăn lơng tơng ứng với hình thức khai thác trực tiếp đất đai của điền chủ. Việc sử dụng nhân công ăn lơng hầu hết diễn ra ở các đồn điền vùng trung du trồng cây công nghiệp.

Nhân công ăn lơng trong các đồn điền cà phê hoặc đồn điền trồng cây công nghiệp gồm có hai loại. Nhân công chuyên nghiệp và nhân công làm theo mùa vụ.

Nhân công chuyên nghiệp là những ngời giao kèo có thời hạn hoặc không có thời hạn với chủ. Họ chủ yếu là ngời ngoài Bắc. Họ làm những công việc mang tính chuyên nghiệp nh hái quả cà phê, đào hố trồng cây, bộ phận chuyên sơ chế cà phê, đóng bao, và vận chuyển sản phẩm xuống tận các bến cảng, tới nơi tiêu thụ.

Để trồng cà phê có qui mô và có hiệu quả phải có chăn nuôi lớn. Vì thế phải có một lợng lợng nhân công chuyên chăn nuôi bò, làm phân, bỏ phân cho cây là điều tất yếu.

Chiếm một phần quan trọng trong các đồn điền là những kĩ s nông nghiệp giúp các điền chủ nghiên cứu địa chất từ đó đề xuất việc kinh doanh cây trồng cho phù hợp với chất đất. Bên cạnh đó là hệ thống thợ chuyên môn: thợ kĩ thuật, thợ mộc, thợ máy... Riêng thợ kĩ thuật, chuyên phụ trách việc ơm cây, theo dõi sự phát triển của cây và kiểm tra bệnh lí và tìm cách giải quyết bệnh lí cho cả cây trồng và vật nuôi. Họ phải làm những công việc quan trọng trong khâu kinh doanh nên bao giờ họ cũng đợc hởng lơng cao hơn những ngời công nhân bình thờng.

Bên cạnh lực lợng nhân công chuyên nghiệp, hầu hết các đồn điền cà phê khi bắt đầu vỡ hoang, khi vào vụ làm cỏ, hay vào vụ thu hoạch cà phê cần một lợng lợng nhân công lớn. Vì thế các điền chủ thờng thuê các cai thầu tuyển mộ nhân công làm theo mùa vụ. Họ thờng là những nông dân ở các làng sát với khu đồn điền. Lực lợng này không có trong hợp đồng lao động, vì thế ngời già và trẻ em cũng có thể trở thành những nhân công làm theo mùa vụ và nhận lơng theo công việc. Nhân công làm theo mùa vụ là những ngời có đất đai, song việc kinh doanh của họ thấp kém, họ lại không có nghề phụ. Nên khi các đồn điền cần thì với những công việc nh làm cỏ, bón phân, hái quả là những công việc quá quen thuộc với họ. Họ chỉ cần tranh thủ lúc nông nhàn là đã có thêm một khoản tiền kha khá so với việc trồng lúa, để sinh sống.

Đối với các đồn điền, trại ấp trồng lúa và hoa màu ở vùng đồng bằng, vùng trũng, điền chủ cho thuê đất của mình với giá qui định trớc bằng tiền hay bằng hiện vật, trả trớc hoặc sau vụ gặt. Còn những ngời lĩnh canh phải trả tất cả mọi phí tổn cho việc khai thác và đóng thuế. Đây là hình thức sử dụng nông dân lĩnh canh. Hình thức này rất ít khi đợc sử dụng trong khu vực đồn điền vì có rất ít nông dân có thể thuê đợc đất để canh tác, không giống nh các điền chủ ngời

Pháp và những ngời Việt giàu có khác có thể dễ dàng xin đợc đất mà có khi không phải trả tiền. Trong khi đó hình thức tá canh lại tỏ ra phổ biến hơn tất cả. Tức là việc sử dụng tá điền trong các đồn điền, trại ấp trồng lúa rất phổ biến ở Nghệ An. Tá điền là những ngời bị mất hết đất đai do chiến tranh hoặc do nạn chiếm đoạt ruộng đất của chính quyền thực dân và phong kiến. Họ bắt buộc phải rời làng quê của mình và nhận ruộng cấy rẽ của điền chủ. Chế độ tá canh và việc trồng lúa là hình thức làm giàu nhanh nhất cho giới điền chủ vì số vốn bỏ ra để kinh doanh không nhiều, công việc kinh doanh lại hết sức đơn giản, đất đai để canh tác lại không phải khai hoang nên tiền công trả cho tá điền cũng rẻ hơn so với các đồn điền trồng cà phê. Mặt khác, trồng lúa thì chỉ cần một thời gian ngắn là có thể thu hoạch, trong khi đó cà phê phải đợi từ ba năm trở lên mới đợc thu hoạch...

Nh vậy, việc sử dụng nhân công trong các đồn điền, trại, ấp của ngời Pháp và ngời Việt ở Nghệ An thời thuộc Pháp cũng không có gì khác so với Bắc Kì và Bắc Trung Kì. Chủ yếu có hai bộ phận: thứ nhất là bộ phận nhân công ăn lơng gồm nhân công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trong các đồn điền trồng cây công nghiệp; thứ hai là bộ phận tá điền lĩnh canh hoặc nhận cấy rẽ tập trung ở các đồn điền, trại, ấp trồng lúa và hoa màu ở vùng đồng bằng. Hầu hết nhân công làm việc trong các đồn điền đều xuất phát từ nông dân ra đi từ các làng quê nên việc lao động của họ còn mang tính chất truyền thống, dựa theo kinh nghiệm...

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 68 - 70)