Xây dựng hệ thống thuỷ nông.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 55 - 57)

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt và khai thác nông nghiệp thuận lợi, giảm đợc hoạ mất mùa do thiếu nớc ở các đồng ruộng nên chính quyền Pháp ở Trung Kì đã cho xây dựng công cuộc dẫn thuỷ nhập điền ở Nghệ An và chia làm hai khu biệt lập.

Khu Bắc ở Đô Lơng thuộc Phủ Anh Sơn là đập nớc Đô Lơng. Đây là công trình vĩ đại trong công cuộc dẫn thuỷ nhập điền ở Nghệ An dùng đa vào các nơi trong tỉnh nh các vùng Anh Sơn, Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lu. Công trình này đợc khởi công từ năm 1933 hạn đến tháng 9 năm 1937 thì xong, nhng nhờ các nhà đơng sự hết sức quan tâm, thúc đẩy tiến độ làm việc nhanh nên cái đập này đã làm xong và đã mở nớc đi các nơi trớc thời hạn 6 tháng. Chính trong buổi khánh thành đập nớc, để cho mọi ngời dân thấy đợc công trình vĩ đại của họ, Toàn quyền Đông Dơng Brévíe đã đa ra một số con số về đập nớc Đô Lơng trong bài phát biểu của mình: “ở trớc mắt chúng ta trông thấy một mớ sông và ngòi lạch mới đào kể tất cả dài 228 cây số lại còn 380 cây số ngòi lạch phụ tòng để dẫn nớc; đã phải xẻ một cái đờng hầm thông qua núi ngót 500 thớc; cái cầu nhỏ bắc trên sông và ngòi lạch đã đào, cọng tính ra có đến 1200 thớc. Những cái ống nớc để lấy nớc và tháo nớc dài tới 3600 thớc tây. Cái dung tích đất phải đào lên để làm sông ngòi tính ra tất cả 8 triệu rỡi thớc khối và lại phải thêm vào số đó 38 vạn thớc khối đất để đào cái kênh nhỏ, đã phải dùng 6 vạn 4 nghìn thớc khối bê tông và 2 vạn 8 nghìn thớc đá khô và đá

cục đẻ dùng về sự cộng tác ấy. Lại phải dùng 2.272 tấn thép, gỗ đóng xuống lòng sông dài tới 18.740 thớc. đến khi làm xong công cuộc này hết 9.700.000 ngày công thợ, món tiền tiêu dùng vào công cuộc này hết 4 triệu rỡi bạc tức là 45 triệu phật lăng mà món tiền đó thì dân sự tỉnh này đã lĩnh đợc 2 triệu 15 vạn lạng bạc mặt, tức là 48% cái món tiền đã tiêu dùng.

Mỗi một giây đồng hồ thì nớc sông Cái chảy vào ống nớc hút đợc 37.000 lít. Cái hệ số dẫn thuỷ nhập điền chảy vào trong 35.660 mẫu tây là độ một lít nớc chảy vào một mẫu tây trong một giây đồng hồ. Rồi một mẫu tây sẽ sinh sản trung bình từ 900 kg cho tới 1600 kg thóc. Số thóc sinh sản trong vùng đã dẫn thuỷ nhập điền sẽ tăng từ 39.000 tấn đến 42.000 tấn/năm” [13, 10].

Công trình đập nớc Đô Lơng thực sự có ý nghĩa đối với các nhà thực dân trong việc đầu t vào nông nghiệp. Nó đã cải tạo và tới tiêu của một số vùng đồng bằng chuyên trồng lúa và hoa màu trong tỉnh, tháo nớc và làm khô những vùng ngập úng, đa nớc đến những vùng cao hơn và khô. Nhờ có đập nớc này mà công việc trồng trọt một năm hai vụ của nhân dân đợc thờng xuyên hơn, hạn chế đợc tình trạng mất mùa do hạn hán.

Khu Nam khởi đầu từ Nam Đàn, sẽ tới nớc cho một vạn rỡi mẫu tây (một mẫu tây tơng đơng 1 héc ta) ở các đồng ruộng ở các đồng Hng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, ra Vinh - Bến Thuỷ. Chiều dài các nông giang lớn nhỏ tất cả là 518 km. Nớc ở các nông giang lấy tại Sa Nam (Nam Đàn). Nhng vì ở Sa Nam các đồng ruộng gần cửa sông quá cho nên ngời ta không thể đắp đập nh ở Đô Lơng, nên chỉ xây có một cái cống và dùng máy thụt để lấy nớc. Công cuộc dẫn thuỷ nhập điền ở khu Nam này hoàn thành muộn hơn khu Bắc, kinh phí hết 3 triệu đồng.

Ngoài ra, chính quyền đã tổ chức lao động để đắp đê ở một số huyện trong tỉnh để ngăn lũ tránh đợc nạn úng lụt mất mùa trong mùa ma bão. Xã Thanh Thuỷ huyện Nam Đàn đã làm xong hai cái đê dài 118 và 135 thớc và một cái hồ chứa nớc rất lớn để lấy nớc trên núi về tới cho ruộng ở ba làng Thanh

Thuỷ, Vận Sơn và Qui Chính. Ngoài ra còn đào thêm 5 tiểu câu dài tất cả 6.506 thớc để dẫn nớc vào ruộng. Đập Phú Thọ huyện Yên Thành đợc xây dựng để giữ nớc cho 620 mẫu ruộng. ở Trờng Khê, Trung Hậu và Vĩnh Nghĩa (Phủ Diễn) cũng hoàn thành việc xây xong hai cái cống nớc dài 120 thớc, có bng để tháo nớc cho ruộng ở vùng này khỏi bị ngập lụt trong mùa ma.

Bên cạnh việc phục vụ chức năng nông nghiệp, hệ thống kênh đào của Nghệ An còn có ý nghĩa hết sức to lớn trong giao thông vận tải vào thời kì này.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 55 - 57)