Chăn nuôi trên các đồn điền kết hợp với việc trồng trọt.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 79 - 81)

Với hai loại cây trồng chính đợc trồng trong các đồn điền là cà phê đợc trồng nhiều ở vùng bán sơn địa và lúa đợc trồng nhiều ở vùng đồng bằng và một số ít trên các ruộng cao. để thuận lợi cho việc trồng trọt, ngời ta nuôi gia súc ở hầu hết trong các đồn điền. Có những đồn điền nuôi cả gia cầm nhng số lợng hạn chế và sản phẩm chủ yếu không phải để bán ra mà để tiêu thụ ngay tại chỗ. Phân gia súc là nguồn phân bón chủ yếu nhất cho cây trồng của đồn điền. “Muốn cung cấp phân cho cây cà phê, cứ 100 gốc cây phải nuôi một gia súc. Trong một đồn điền có 1500 gốc cây cà phê/ ha thì tính ra mỗi héc ta cây phải có 15 con gia súc và mỗi gia súc phải có một héc ta đồng cỏ và đồng rừng” [21, 12]. Ngời ta cũng tính rằng mỗi gốc cà phê đòi hỏi trung bình 30 kg phân chuồng trong 2 năm, tức là 15 kg mỗi gốc cho mỗi năm và mỗi đầu vật nuôi có thể cung cấp số lợng phân hàng năm cho 100 gốc cà phê. Việc trồng cà phê đi đôi với việc chăn nuôi bò là một công thức trồng trọt và là một cơ cấu canh nông phổ biến thời thuộc Pháp. Nhất là ở các đồn điền của ngời Pháp, đồn điền càng mở rộng thì chăn nuôi càng phát triển. Theo cuốn Địa d Đông Dơng năm 1930: “Trung Kì có một đàn bò tới 430.000 con (riêng tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An có tới 183.000 con), hơu nai có 270.000 con (cũng trong hai tỉnh trên có tới 92.000 con)".

Việc chăn nuôi gia súc trong các đồn điền của ngời Việt, các trại ấp trồng lúa và hoa màu dựa theo thói hủ lậu và dựa theo kinh nghiệm. Trâu bò thờng đ- ợc thả rông, ăn cỏ dọc bờ vùng, bờ thửa, cha có những bãi cỏ xanh thực sự dành riêng cho chúng. Nớc uống là các cống rãnh, đầm lầy bẩn thỉu, mất vệ sinh. Chuồng trại luôn hôi hám, tuềnh toàng, đơn giản, ít đợc bàn tay chăm sóc của con ngời. Tất cả những điều đó ngợc lại với sinh hoạt của gia súc trong các đồn điền của ngời Âu. Việc chăn nuôi gia súc đã đợc tổ chức hợp lí, vì ở đó đã gây dựng đợc những bãi cỏ xanh thực sự và các loại cỏ đợc lựa chọn, có những cống nớc chảy dành riêng cho gia súc, chuồng trại đợc che chắn cẩn thận và đợc vệ sinh thờng xuyên.

ở các đồn điền trồng lúa, hay trồng các loại cây bản địa nh ngô, khoai, sắn... gia súc chủ yếu là trâu cung cấp cả phân bón và sức kéo. Theo tài liệu “Kinh tế nông nghiệp Đông Dơng” của Yvơ Henri, vào năm 1930 số lợng súc vật kéo ở Nghệ An là: trâu 22.834 con; bò 51.853 con.

Số lợng con vật nuôi trong các đồn điền ở Nghệ An không thể biết đợc chính xác là bao nhiêu vì nó phụ thuộc vào quy mô khai thác đồn điền thay đổi từng năm và phụ thuộc vào kĩ thuật, vào việc bảo dỡng gia súc. Có năm dịch bệnh xảy ra làm cho gia súc bị giết hại nhiều, làm cho số lợng trâu bò bị giảm đột ngột, nên số lợng trâu bò trong các đồn điền khó thống kê đợc đầy đủ và chính xác.

Tuy vậy, Nghệ An là một trong hai tỉnh ở Bắc Trung Kì, sau tỉnh Thanh Hoá, đóng vai trò là thị trờng chính về gia súc lớn nh trâu bò để tiếp tế cho Bắc Kì.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở nghệ an thời thuộc pháp 1897 1945 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w