So với SGK Vật lí 10 viết theo chơng trình chuẩn (gọi tắt là SGK cơ bản) thì SGK Vật lí 10 nâng cao có thêm một chơng “ Cơ học chất lỏng” và một bài thực hành “ Tổng hợp hai lực” đặt ở chơng III. Tĩnh học vật rắn.
Chơng I. Động học chất điểm của SGK Vật lí 10 nâng cao có đa thêm vào khái niệm độ dời và khảo sát chuyển động dựa trên độ dời. Dùng cách này thì làm nổi rõ tính chất vectơ của vận tốc và gia tốc, và có thể dùng đợc một trục toạ độ, một chơng trình chuyển động để mô tả chuyển động biến đổi đều trong cả hai giai đoạn chậm dần đều và nhanh dần đều. Khi dạy chơng này cần làm rõ sự khác nhau giữa độ dời và đờng đi của chất điểm.
Chơng II. Động lực học của SGK nâng cao có đề cập đến hệ quy chiếu phi
quán tính và lực quán tính và dùng nó để khảo sát hiện tợng tăng, giảm, mất trọng lợng. Trọng lực đợc định nghĩa đầy đủ hơn trong SGK cơ bản, có kể đến lực quán tính do sự quay của trái đất quanh trục của nó.
Chơng III. Tĩnh học vật rắn của SGK Vật lí 10 nâng cao đợc trình bày chặt
chẽ, có suy luận nhiều hơn so với chơng tơng ứng (chơng III. Cân bằng và chuyển động của vật rắn) của SGK cơ bản. SGK Vật lí 10 nâng cao không có bài về chuyển động của vật rắn, phần trình bày về các dạng cân bằng đợc tinh giảm hơn.
Chơng VI. Chất khí của SGK Vật lí 10 nâng cao có thêm phần chơng trình
Cla-pê-rôn _ Men-đê-lê-ep và một loạt bài tập vận dụng phơng trình này.
Chơng VII. Cơ sở của nhiệt động lực học có thêm phần máy lạnh đặt trong
bài về nguyên lí II.
Ngoài ra SGK Vật lí 10 nâng cao có nhiều phụ lục giúp cho học sinh tham khảo thêm một số kiến thức bổ trợ và một số t liệu thực nghiệm. Phụ lục 1 về “Vectơ trong vật lí học” trình bày một số kiến thức về vectơ hay dùng trong vật lí học, trong đó có khái niệm vectơ buộc, vectơ trợt, vectơ tự do mà SGK mới về hình học đã bỏ đi không đề cập đến nữa.
Hai quyển SGK Vật lí 10 nâng cao và chuẩn đợc viết lại từ hai bộ sách khác nhau (SGK thí điểm bộ 1 và 2). Hai nhóm tác giả đã cố gắng thống nhất danh từ, thống nhất việc dùng kí hiệu và những quy ớc lớn. Tuy vậy không bỏ đi sự đa dạng về cách trình bày, cách tiếp cận một số vấn đề. Có thể có một vài định luật (thí dụ định luật Bôi – lơ - Ma – Ri - ôt) đợc phát biểu khác nhau trong hai sách, nhng cả hai đều đúng và học sinh phát biểu theo bất kì cách nào đều phải đợc chấp nhận là đúng trong mọi kì kiểm tra và thi. Trong SGK Vật lí 10 nâng cao đã chú thích rõ về trờng hợp định luật Bôi – lơ - Ma – Ri - ôt.