Nội dung đổi mới PPDHVL ở trờng THPT và vận dụng nó vào dạy học vật lí lớp

Một phần của tài liệu Thu hoạch BDTX môn Vật lý (Trang 113 - 118)

II. Hớng dẫn việc bồi dỡng các nội dung cụ thể

b. Nội dung đổi mới PPDHVL ở trờng THPT và vận dụng nó vào dạy học vật lí lớp

vật lí lớp 10

- Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập mang tính tìm tòi nghiên cứu của HS

• Để kích thích hứng thú học tập của HS, GV cần tạo các tình huống để tập cho HS biết phát hiện ra vấn đề, chú trọng vốn kinh nghiệm hiểu biết của HS. Vốn kinh nghiệm hiểu biết của HS có thể đợc sử dụng không những để làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu, tạo nhu cầu nhận thức, mà còn nh là những ứng dụng của các kiến thức đã học trong cuộc sống mà HS cần giải thích.

• GV cần tạo điều kiện và hớng dẫn HS tự mình nêu ra và thực hiện các giải pháp để giải quyết vấn đề đã phát hiện, đề xuất các giả thuyết, thiết kế và tiến hành các ph- ơng án thí nghiệm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết.

HS cũng cần đợc giao những nhiệm vụ học tập đòi hỏi phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã thu đợc không những vào các tình huống quen thuộc, mà còn vào những tình huống mới.

Với mỗi chủ đề học tập, GV có thể giao cho các nhóm HS những đề tài nghiên cứu nhỏ, đòi hỏi HS phải su tầm, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (sách báo, các phơng tiện nghe nhìn, trên mạng internet, quan sát tự nhiên, thí nghiệm với các dụng cụ đơn giản tự làm ), xử lí thông tin theo nhiều cách…

(lập bảng các giá trị đo, biểu đồ, xử lí kết quả thí nghiệm bằng số, bằng đồ thị, so sánh phân tích các dữ liệu để rút ra kết luận) và truyền đạt thông tin thông qua…

thảo luận, báo cáo viết …

Thông qua các hoạt động học tập tự lực, tích cực, HS không những chiếm lĩnh đợc kiến thức, rèn luyện đợc kĩ năng, mà còn có niềm vui của sự thành công trong học tập và phát triển đợc năng lực sáng tạo của mình.

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và kết hợp học tập cá nhân với học tập hợp tác.

Cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học (học trong các giờ nội khóa và trong các giờ tự chọn, học trong lớp, ngoài lớp, ngoài trờng, học ở nhà), kết hợp học tập cá nhân và học tập hợp tác với các hình thức khác nhau (cặp, nhóm, lớp). Các hình thức học tập này không những tạo điều kiện để thực hiện dạy học phân hóa nội tại, mà còn rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc tập thể trong việc thực hiện nhiệm vụ đợc giao (phân công công việc trong nhóm, trao đổi tranh luận bảo vệ ý kiến của mình, tham khảo thảo luận ý kiến của ngời khác để chỉnh sửa, đào sâu và hoàn thiện suy nghĩ của mình). HS đã đợc làm quen với hình thức học tập theo nhóm ngay từ lớp 6 trong các giờ học vật lí. GV cần tiếp tục rèn luyện các kĩ năng làm việc tập thể mà HS đã có trong các giờ học trên lớp và cả trong tự học ở nhà.

Quá trình tổ chức cho HS làm việc theo nhóm thờng gồm các giai đoạn sau:

• Làm việc chung toàn lớp: chia nhóm, xác định và giao nhiệm vụ cho các nhóm, hớng dẫn cách làm việc theo nhóm.

• Làm việc theo nhóm: thảo luận nhiệm vụ đợc giao, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập, rồi toàn nhóm trao đổi, cử đại diện trình bày kết quả hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm. Trong giai đoạn này, GV theo dõi, giúp đỡ HS khi có khó khăn và có thể sử dụng phiếu học tập phát cho mỗi nhóm HS.

• Thảo luận, tổng kết trớc toàn lớp: các nhóm báo cáo kết quả, GV chỉ đạo việc thảo luận chung ở toàn lớp và tổng kết, khái quát hóa các kết quả để đi tới kết luận chung.

Trong dạy học Vật lí lớp 10, GV có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm khi nghiên cứu nhiều nội dung kiến thức. Với các thiết bị thí nghiệm đợc cung cấp đủ cho trờng phổ thông hoặc với các dụng cụ thí nghiệm mà GV hớng dẫn HS tự làm, GV có thể tổ chức cho các nhóm HS tiến hành những thí nghiệm sau dới hình thức thí nghiệm đồng loạt hoặc hình thức thí nghiệm cá thể: thí nghiệm minh họa chuyển động thẳng đều của bọt không khí trong ống, thí nghiệm khảo sát chuyển động thẳng của xe lăn trên máng nghiêng với thiết bị thí nghiệm cần rung điện, thí nghiệm kiểm chứng định luật 2 Niutơn với thiết bị thí nghiệm cần rung điện, thí nghiệm khảo sát tổng hợp hai lực đồng qui, thí nghiệm khảo sát tổng hợp hai lực song song cùng chiều, thí nghiệm khảo sát lực căng mặt ngoài Việc các nhóm…

HS tiến hành những thí nghiệm trên dới hình thức thí nghiệm cá thể không những không làm kéo dài thời gian tiết học, mà còn làm phong phú các cứ liệu thực nghiệm để đi tới khái quát hóa, rút ra kết luận.

- Dạy HS phơng pháp tự học thông qua toàn bộ quá trình dạy học

• Mục tiêu dạy học không phải chỉ ở những kết quả học tập cụ thể, ở những kiến thức, kĩ năng cần hình thành, mà điều quan trọng hơn là ở bản thân việc học, ở khả năng tự tổ chức và thực hiện quá trình học tập một cách có hiệu quả của HS. Mục tiêu dạy HS phơng pháp tự học chỉ có thể đạt đợc khi bản thân HS chủ động, tích cực và tự lực hoạt động và chỉ đạt đợc sau một quá trình rèn luyện của HS.

Trong quá trình học tập, có rất nhiều việc phải làm: phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề đã phát hiện, thực hiện giải pháp đã đề xuất, xử lí kết quả thực hiện giải pháp, khái quát hóa rút ra kết luận mới và vận dụng kiến thức. Trong một loạt công việc đó, GV cần tính toán xem với thời gian cho phép trên lớp, trình độ HS trong lớp thì việc gì đợc giao cho HS tự làm (tự làm ngay trên lớp hay ở nhà), việc gì cần có sự trợ giúp của GV, còn việc gì GV phải cung cấp thêm thông tin để HS có thể hoàn thành. Trong mọi bài học, GV đều có thể tìm ra một vài công việc để HS tự lực hoạt động.

• Tự học không có nghĩa là không cần sự trợ giúp của GV khi HS gặp khó khăn, không có sự trao đổi tranh luận của HS với nhau. Sự giúp đỡ của GV có thể là chia nhiệm vụ nhận thức thành những nhiệm vụ bộ phận vừa sức HS, đa ra những nhận xét theo kiểu phản biện, nêu những câu hỏi định hớng quá trình làm việc của HS hoặc h- ớng dẫn HS xây dựng cơ sở định hớng khái quát các hoạt động khi làm việc với nguồn

thông tin cụ thể (làm việc với văn bản, đồ thị, thí nghiệm vật lí ), cơ sở định h… ớng khái quát của quá trình xây dựng các loại kiến thức vật lí khác nhau (khái niệm về các sự vật, hiện tợng và quá trình vật lí; khái niệm về đại lợng vật lí; định luật, qui tắc và nguyên lí cơ bản; thuyết; ứng dụng kĩ thuật của vật lí), cơ sở định hớng của việc giải một loại bài tập nào đó …

• Trong dạy học Vật lí lớp 10, ngoài việc tổ chức cho HS tự lực làm việc với các thí nghiệm vật lí, GV có thể cho HS tự nghiên cứu nhiều nội dung kiến thức ngay trên lớp nh thiết lập phơng trình chuyển động thẳng đều của vật, phơng trình biểu diễn sự biến đổi của vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều, phơng trình chuyển động thẳng biến đổi đều, thiết lập phơng trình trạng thái của khí lí tởng GV cũng cần lựa chọn một số nội dung kiến thức mới trong các…

bài học để giao cho HS tự học ở nhà.

- áp dụng rộng rãi kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

• Có thể hiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề dới dạng chung nhất là toàn bộ các hành động nh tổ chức các tình huống có vấn đề, biểu đạt vấn đề, giúp đỡ những điều cần thiết để HS giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết đó và cuối cùng chỉ đạo quá trình hệ thống hóa, củng cố kiến thức thu nhận đợc (V. Ôkôn).

• Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là kiểu dạy học dạy HS thói quen tìm tòi giải quyết vấn đề theo cách của các nhà khoa học, không những tạo nhu cầu hứng thú học tập, mà còn phát triển đợc năng lực sáng tạo của HS.

• Kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề gồm các giai đoạn sau:

* Làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu: GV giao cho HS một nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, HS gặp khó khăn, nảy sinh nhu cầu về một cái còn cha biết, về một cách giải quyết không có sẵn nhng hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng đợc. Nhu cầu đó đợc diễn đạt thành một vấn đề - bài toán cần giải quyết.

* Giải quyết vấn đề (đề xuất giải pháp và thực hiện giải pháp): HS đề xuất giải pháp (khảo sát) lí thuyết hoặc giải pháp (khảo sát) thực nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra, rồi thực hiện giải pháp đã đề xuất để rút ra kết luận về cái cần tìm.

* Kiểm tra, vận dụng kết quả: xem xét khả năng chấp nhận đợc của các kết quả tìm đợc trên cơ sở vận dụng chúng để giải thích, tiên đoán các sự kiện và xem xét sự phù hợp của lí thuyết và thực nghiệm. Trong quá trình vận dụng, nhiều khi

đi tới phạm vi áp dụng của các kiến thức đã thu đợc và lại làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu tiếp.

• Ví dụ: thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức "Định luật bảo toàn động lợng" theo kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Sử dụng phần mềm phân tích phim video để kiểm nghiệm tính đúng đắn của kết luận trên cho trờng hợp va chạm của 2 vật trên một mặt phẳng nằm ngang. 2 2 1 1 2 2 1 1v m v m v' m v' m + = +

Một phần của tài liệu Thu hoạch BDTX môn Vật lý (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w