Định hớng đổi mới kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Thu hoạch BDTX môn Vật lý (Trang 171 - 173)

Việc thay đổi nội dung và phơng pháp dạy học kéo theo việc thay đổi kiểm tra đánh giá. Các định hớng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập là:

Đổi mới về mục tiêu: việc kiểm tra vừa phải cung cấp thông tin phản hồi về

quá trình dạy học, vừa phải là cơ chế điều chỉnh hữu hiệu quá trình này.

Việc kiểm tra kết quả học tập phải góp phần thực hiện những yêu cầu sau: # Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục. Đây là yêu cầu quan trọng nhất. # Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện nhằm thu thập đợc thông tin đầy đủ cho việc điều khiển quá trình học.

# Đảm bảo công khai góp phần thực hiện công bằng, dân chủ trong giáo dục. # Đảm bảo tính khách quan, (bài kiểm tra phải đánh giá một cách chính xác, khách quan kết quả học tập đối với mục tiêu xác định trong chơng trình).

# Đảm bảo tính khả thi: các đề kiểm tra vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của giáo dục, vừa phải tính đến các điều kiện cụ thể về trình độ giáo viên, học sinh, về cơ sở vật chất của nhà trờng, của địa phơng.

Đổi mới về nội dung kiểm tra:

# Đánh giá đợc một cách toàn diện các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng.

# Nhấn mạnh đến những ứng dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tế, đánh giá cao khả năng sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức, kĩ năng vào đời sống.

# Cần tính đến đặc thù của khoa học vật lí là khoa học thực nghiệm, do đó coi trọng việc đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong thực nghiệm vật lí.

Đổi mới về hình thức kiểm tra:

# Đa dạng hoá các loại hình, các đề kiểm tra cần phối hợp hợp lí giữa trắc nghiệm khách quan với tự luận, kiểm tra lí thuyết với kiểm tra thực hành, kiểm tra viết với kiểm tra miệng, đánh giá của giáo viên với tự đánh giá …

# Hình thức kiểm tra phải tạo thuận lợi cho việc chấm bài, xử lí kết quả sao cho chính xác, đảm bảo tính khách quan, công bằng.

* Trong dạy học truyền thống, việc đánh giá là ghi nhận thành tích tơng đối, đặt mỗi HS vào kết quả của cả lớp. Điểm quy chiếu là kết quả bình quân ở toàn HS, mỗi HS đợc đánh giá tùy theo chênh lệch so với điểm chuẩn đã đợc xác định. Dạy học hiện đại nhằm tới ý tởng đánh giá cá thể để đảm bảo sao cho mọi HS đều có thể thành công. Có nghĩa, dạy học dựa trên kết quả học tập đầu ra lấy HS và

nhu cầu của HS là trung tâm trong quá trình thiết kế chơng trình, phơng pháp dạy - học cũng nh các tài liệu hớng dẫn hoạt động dạy học. Với cách dạy học này, nhấn mạnh đến cơ hội tự đánh giá của HS để họ có thể theo dõi đợc mức độ tiến bộ của bản thân.

Chúng ta có thể hình dung qua sơ đồ sau:

Điều này có nghĩa phải chuyển từ một nền dạy học tập trung vào mục tiêu nội dung sang việc nghiên cứu những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ng- ời học, những khả năng hỗ trợ cho cá nhân. Vì thế quan niệm về đánh giá cũng biến đổi. Kiểm tra đánh giá chú trọng đến chất lợng và hiệu quả công việc trong quá trình làm việc theo nhóm, qua trình bày viết và trình bày miệng để đánh giá quá trình phát triển của ngời học - đánh giá các mục tiêu nhân văn của chơng trình học – và chú trọng kết hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của HS.

Việc dạy học cần đợc tổ chức sao cho việc đánh giá cần nhằm tới kĩ năng t duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá). Những câu hỏi đã đợc đặt ra:

- Có phải cứ dạy kiến thức HS mới nắm và sử dụng đợc kiến thức?

- Làm thế nào để việc học tập trở thành việc rèn luyện các kĩ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề đa dạng của thực tiễn?

- Làm thế nào để kiến thức đợc học thực sự có ý nghĩa? - Làm thế nào để khuyến khích mọi phong cách học tập?

Một số mô hình dạy học nh: dạy học dự án, dạy học theo chủ đề đi theo…

hớng này và ngời ta nói đến giáo dục dựa trên kết quả đầu ra.

Một phần của tài liệu Thu hoạch BDTX môn Vật lý (Trang 171 - 173)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w